Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Dong riềng (khoai riềng)

Tên gọi khác: Khoai riềng, khoai đạo, chuối củ.

Tên khoa học: Canna edulis Ker. - Gawl.

Họ: Dong riềng (Cannaceae)

Công dụng: luộc ăn, chữa viêm gan, hoàng đản cấp tính, chữa đòn ngã, chấn thương, viêm mủ da, xuất huyết ngoại thương.

Mục lục

  • Mô tả
  • Cây dễ nhầm lẫn
  • Phân bố, sinh thái
  • Cách trồng, thu hái
  • Bộ phận dùng
  • Thành phần hoá học
  • Tác dụng dược lý
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng
  • Bài thuốc dân gian từ dong riềng
  • Câu hỏi thường gặp về dong riềng
Dong riềng, hay còn được biết đến với tên gọi khoai riềng, khương vu, là một loại cây thân thảo quen thuộc ở Việt Nam và nhiều nước châu Á. Không chỉ là một nguồn lương thực cung cấp tinh bột, dong riềng còn được biết đến với nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Với vẻ ngoài đặc trưng, từ thân, lá đến hoa mang những màu sắc riêng biệt, dong riềng không chỉ hữu ích mà còn mang giá trị thẩm mỹ.

Mô tả

Mô tả 1

Đặc điểm chung:

  • Tên gọi: Dong riềng (còn gọi là khoai riềng, khương vu).
  • Loại cây: Cây thân thảo sống nhiều năm.
  • Chiều cao: Thường đạt 1 – 1.5 mét.

Thân và rễ:

Thân rễ: Đặc điểm nổi bật là thân rễ phình to thành củ, tương tự như củ riềng hoặc củ gừng, chứa nhiều tinh bột. Bên ngoài củ được bao bọc bởi nhiều lớp vảy mỏng. Đây chính là bộ phận được sử dụng chủ yếu để chế biến thực phẩm và các sản phẩm khác.

Lá:

  • Kiểu mọc: Mọc so le nhau trên thân.
  • Hình dạng: Lá có hình bầu dục hoặc hình trứng rộng, khá lớn.
  • Kích thước: Chiều dài lá từ 30 – 50 cm, chiều rộng từ 20 – 30 cm.
  • Đặc điểm khác: Gốc lá không có cuống, đầu lá tù hoặc hơi nhọn, mép lá lượn sóng. Hai mặt lá nhẵn, có màu lục tím. Gân giữa lá to, nổi rõ ở mặt dưới, các gân phụ song song và rất dễ nhận thấy. Bẹ lá to và dài, ôm lấy thân cây.

Hoa:

  • Vị trí: Hoa mọc thành cụm ở ngọn thân cây, tạo thành chùm hoặc bông hoa.
  • Màu sắc: Hoa có thể có màu trắng hoặc đỏ, tùy thuộc vào giống dong riềng (ví dụ, dong riềng đỏ sẽ có hoa màu đỏ).
  • Đặc tính: Hoa thuộc dạng lưỡng tính (có cả nhị và nhụy trên cùng một bông hoa), nhưng không đều (tức là các bộ phận của hoa không đối xứng nhau hoàn toàn).
  • Lá bắc: Các lá bắc (lá nhỏ bao quanh cụm hoa) có hình dạng thuôn hẹp.
  • Đài hoa: Đài hoa có cấu tạo gồm 3 răng bằng nhau.
  • Nhị hoa: Một điểm đặc biệt của hoa dong riềng là có từ 4 đến 5 nhị lép (nhị không có khả năng sinh sản) đã biến đổi thành những bản mỏng, có hình dạng và màu sắc giống như cánh hoa, làm cho hoa trông sặc sỡ hơn. Nhị thật (nhị có khả năng sinh sản) thường ít và khó nhận thấy hơn.

Quả và hạt:

  • Quả: Dạng quả nang, đôi khi có gai mềm.
  • Hạt: Hình cầu, rắn.

Mô tả 2

Cây dễ nhầm lẫn

Tên khoa học của cây dong riềng là Canna edulis (Indica), thuộc nhóm Agriculture. Hay bị nhầm lẫn với củ dong riềng màu trắng (tên họa học Arrow-root), thường có tên gọi là Hoàng Tinh hay Bình Tinh ở nước ta; chúng mọc nhiều nơi khác nhau trên thế giới như Ấn Độ, Thái Lan, Nam Mỹ, Úc…

Phân bố, sinh thái

Phân bố, sinh thái 1

Dong riềng có nguồn gốc xa xưa từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ, đồng thời cây cũng được trồng trọt lâu đời ở đây và về sau phát triển ra khắp các vùng nhiệt đới, trong đó bao gồm cả vùng Đông Nam Á, Nam Á và châu Đại Dương.

Dong riềng cũng là loài cây trồng quen thuộc ở Việt Nam, nhưng các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng ở phía Bắc trồng nhiều hơn ở các tỉnh phía Nam. Một số tỉnh trồng nhiều dong riềng nhất phải kể đến Hoà Bình, Hà Tây (cũ), Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái và Tuyên Quang.

Dong riềng là cây ưa sáng, ưa khí hậu ẩm mát, nhất là ở vùng trung du và miền núi phía bắc.

Phân bố, sinh thái 2

Cách trồng, thu hái

Dong riềng là cây trồng một năm rất phổ biến nước ta. Người nông dân khắp các miền, Trung – Nam – Bắc đâu đâu cũng trồng dong riềng để lấy củ ăn, nuôi lợn, làm bột để dùng chế biến các loại thực phẩm như làm miến, làm các loại bánh và nấu chè… Dong riềng sống khỏe, không kén đất, ít bị sâu bệnh, có khả năng chống chịu tốt, trồng không tốn nhiều công chăm sóc. Nơi trồng là trên nương rẫy, bãi sông hay vườn nhà.

Nhân giống: Dong riềng được nhân giống bằng các củ con. Khi thu hoạch người ta chọn các củ con có sẵn chồi mầm để làm giống cho năm sau.

Thời vụ: Trồng dong riềng vào cuối đông hay đầu mùa xuân. Người ta thường trồng ngay sau khi thu hoạch, trước tết âm lịch hoặc tháng giêng.

Cách trồng: Khi trồng có thể cày bừa, hoặc cuốc hốc, rồi trồng theo từng hàng cho tiện chăm sóc. Khoảng cách các hốc trồng từ 35 – 50 cm, các hốc được bón lót phân chuồng, tro bếp, hay mùn núi. Mỗi hốc trồng 1 – 2 củ mầm, xong vùi đất kín, giậm chặt.

Chăm sóc: Sau khi trồng 1 – 2 tháng khi mầm mới lên, cây con nhỏ cần xới vun gốc. Quá trình cây trưởng thành phát triển, cần làm cỏ, xới xáo cho tơi đất, tạo điều kiện cho nhiều củ to.

Thu hoạch: Vào cuối năm khi cây đã già. Dong riềng thu hoạch vào cuối năm, khi cây đã già. Đào lấy củ, giữ đất, rửa sạch củ rồi sát lấy bột, lọc thật kỹ, phơi khô, đóng gói hay cất trong chum, vại để bảo quản.

Bộ phận dùng

Thân rễ và hoa.

Thành phần hoá học

Thành phần hoá học 1

Cây có nguồn gốc từ châu Mỹ, củ luộc ăn, cho bột làm bún (Phạm Hoàng Hộ, 2006).

Thân rễ chứa 28% tinh bột, hạt tinh bột có kích thước trên 100 km, khi đun với nước đông lại như thạch. Ngoài ra còn chứa một ít tanin (Đỗ Tất Lợi, 2001 và Võ Văn Chi, 1997).

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại:

Những nghiên cứu khoa học hiện đại chỉ ra rằng các thành phần dược chất trong cây dong riềng mang tới những tác dụng gồm:

  • Giúp hạ huyết áp, giãn vi mạch, cải thiện tuần hoàn máu cơ tim.
  • Phòng chống các bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị suy tim.
  • Giúp làm sạch lòng mạch, giảm đau thắt ngực, cải thiện tình trạng khó thở, đánh trống ngực, hồi hộp.
  • Chống suy mạch vành, phòng ngừa các cơn nhồi máu tim ở người có nguy cơ cao.
  • Tác dụng an thần, chống rối loạn thần kinh.
  • Cải thiện một số bệnh lý đường ruột, bệnh gan, thận.

Theo y học cổ truyền:

Dong riềng có tác dụng an thần, thanh nhiệt, giáng áp, lợi thấp. Lá của dong riềng còn có khả năng làm dịu và giảm kích ứng da.

So sánh tính chất của tinh bột dong riềng và củ dong:

Tác dụng dược lý 1

Đã nghiên cứu so sánh một số tính chất của tinh bột dong riềng và tinh bột củ dong (Maranta spp.). Kết quả cho thấy tinh bột dong riềng có độ ẩm, độ tro và hàm lượng protein cao hơn tinh bột củ dong. Nhưng hàm lượng sợi, chất béo và amylose lại thấp hơn tinh bột củ dong.

  • Khả năng hấp thu nước, khả năng trương nở và độ tan của tinh bột dong riềng lớn hơn là do các lực liên kết trong hạt tinh bột yếu hơn.
  • Độ nhớt biểu kiến của tinh bột dong riềng cao hơn tinh bột củ dong; kích thước các hạt tinh bột dong riềng lớn hơn tinh bột củ dong (Pérez E. et al., 2005).

Tính vị, công năng

Dong riềng (thân rễ, nhân dân còn gọi là củ) có vị ngọt, nhạt, tính mát, có công năng thanh nhiệt, lợi thấp, an thần, giáng áp.

Công dụng

Thân rễ (củ) dong riềng luộc ăn ngon. Nhân dân thường chế bột dong riềng làm bánh, làm miến (bún tàu) hoặc làm tá dược trong công nghệ dược phẩm. Trong củ dong riềng có tanin, nên một số người nhạy cảm với tanin, dễ bị táo bón khi ăn dong riềng.

Rễ dong riềng được dùng chữa viêm gan, hoàng đản cấp tính. Dùng ngoài chữa đòn ngã, chấn thương, viêm mủ da. Hoa được dùng chữa xuất huyết ngoại thương. Liều dùng rễ 15 – 20g sắc uống, hoa 10 – 15g hãm trong nước sôi và dùng ngay.

Để chữa viêm gan cấp, lấy rễ dong riềng tươi 60 – 90g sắc lấy nước, uống hàng ngày, có hiệu quả sau 1 tuần điều trị.

Để chữa đòn ngã, chấn thương, lấy rễ tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, đắp tại chỗ.

  • Ở Campuchia, rễ được dùng trị ghẻ cóc [Kirtikar ct al., 1998, IV: 2450)
  • Ở Ấn Độ, rễ được dùng để lợi tiểu, làm ra mồ hội, làm dịu, để chữa phù và trị sốt [Chatterjee et al., 2001, VỊ: 172]. Hạt để chữa suy tim, chấn thương [Kirtikar et al., 1998, IV: 2450].
  • Ở Indonesia, bột thân rễ dong riềng để chữa bệnh đường ruột như tiêu chảy, viêm ruột, đau bụng [Med. herb index, 1995: 276]. Ở Guiana, nhân dân dùng rễ để lợi tiểu; thân rễ tươi giã nát.

Bài thuốc dân gian từ dong riềng

Bài thuốc dân gian từ dong riềng 1

Rễ dong riềng tươi

Chữa viêm gan cấp: Dùng rễ dong riềng tươi (60 – 90g) sắc uống thay nước hàng ngày.

Trị bệnh mạch vành: Chuẩn bị 60g củ dong riềng khô, rửa sạch và hầm với 1 quả tim lợn ăn cả nước lẫn cái. Ngày ăn 1 lần, ăn liên tục trong 10 ngày.

Trị bầm tím do ngã chấn thương: Rễ cây dong riềng tươi giã và đắp vào chỗ đau.

Chữa rong kinh: Hoa đỗ quyên, củ dong riềng đỏ và 1 con gà, rửa sạch tất cả rồi đem hầm. Nếu bị đau răng, có thể thêm chút gạo nếp rồi hầm nhừ.

Trị viêm tai giữa chảy mủ: Hạt dong riềng đỏ đem sấy khô, tán bột và rắc vào trong tai. Thực hiện đều đặn 3 – 4 ngày.

Chữa chướng bụng ở trẻ nhỏ: Dùng lá, hoa dong riềng và kim tiền thảo với lượng bằng nhau, giã nát, sau đó sao nóng rồi đắp lên bụng.

Cầm máu vết thương do kim khí: Hoa dong riềng 20g sắc uống.

Hỗ trợ điều trị các vấn đề về dạ dày

Công dụng: Giúp giảm các triệu chứng ợ chua, đầy hơi và khó tiêu do viêm dạ dày.

Cách 1: Dùng bột dong riềng khô:

  • Nguyên liệu: Bột củ dong riềng đỏ (đã được sấy khô và nghiền nhỏ).
  • Liều lượng: 20g bột dong riềng mỗi ngày.
  • Cách dùng: Pha 20g bột với nước ấm hoặc với 1 thìa mật ong, uống trước bữa ăn.

Cách 2: Dùng củ dong riềng đỏ tươi (hãm trà):

  • Nguyên liệu: 20 – 30g củ dong riềng đỏ tươi.
  • Cách chế biến: Rửa sạch củ, thái lát mỏng rồi đem phơi khô. Hãm với nước sôi như pha trà, uống thay nước hàng ngày.

Cách 3: Dùng nước ép củ dong riềng đỏ tươi:

  • Nguyên liệu: 1 củ dong riềng đỏ tươi.
  • Cách chế biến: Rửa sạch củ, giã nát hoặc ép lấy nước.
  • Cách dùng: Pha thêm một chút muối và uống từ từ.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp và tốt cho bệnh tim mạch

Cách 1:

  • Nguyên liệu: 20g củ dong riềng đỏ (tươi hoặc khô). 10g hoa hòe.
  • Cách chế biến: Rửa sạch các nguyên liệu, đun với 1 lít nước.
  • Cách dùng: Uống mỗi ngày, có thể chia làm 2 – 3 lần.

Cách 2:

  • Nguyên liệu: 20g củ dong riềng đỏ khô. 10g dây thìa canh khô.
  • Cách chế biến: Rửa sạch các nguyên liệu, đun với 1 lít nước.
  • Cách dùng: Chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.

Câu hỏi thường gặp về dong riềng

Có mấy loại dong riềng?

Câu hỏi thường gặp về dong riềng 1

Có 2 loại dong riềng là dong riềng trắng và dong riềng đỏ.

Loại dong riềng nào dùng làm thuốc?

Dong riềng đỏ là loại có nhiều tác dụng, được dùng trong cả y học và trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Những bộ phận nào của dong riềng đỏ được dùng làm thuốc?

Toàn bộ lá, thân, củ của cây dong riềng đỏ đều được dùng làm thuốc. Ngoài ra, củ của nó còn được dùng để làm miến.

Dùng dong riềng có tác dụng phụ không?

Dong riềng đỏ được sử dụng trong y học và thực phẩm, các chế phẩm từ dong riềng đỏ này có thể sử dụng liên tục và lâu dài không lo tác dụng phụ. Đây là thảo dược an toàn cho người dùng, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về xác định độ an toàn khi sử dụng cây thuốc này lâu dài.

Trên đây là một số thông tin về hình ảnh, liều lượng công dụng của cây dong riềng. Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về cây dong riềng và các loại cây dược liệu khác bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn: 1800.1190 ( miễn phí tư vấn ) hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

Cập nhật: 24/01/2025

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Hổ phách

Thiên trúc hoàng

Nho

Bình vôi

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑