Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Gà Rừng

Tên tiếng Việt: Gà rừng

Tên khoa học: Gallus gallus jabouillei Delacour et Kinnear

Họ: Phasianidae

Công dụng: Có tác dụng chữa bổ gan thận, tăng cường gân cốt, giải độc, cầm máu.

 

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Thành phần hóa học
  • Tính vị, công năng

Mô tả

Gà rừng có thân thon nhỏ. Con trống có bộ lông sặc sỡ nhiều màu, lông cổ, lưng và cánh màu vàng cam lẫn màu đỏ thẫm, có ánh xanh, lông ngực và bụng màu đen, mào và má màu đỏ tươi, mắt đỏ, mỏ nâu, Chân xám xanh.

Con mái có lông màu nâu lẫn vàng sẫm. Các bộ phận khác như con trống.

Phân bố, sinh thái

Gà rừng phân bố ở phía nam châu Á, Đông Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Indonesia, Lào, Campuchia, Việt Nam. Ở Việt Nam, gà rừng có ở khắp vùng rừng núi, thường sống ở rừng cây bụi gần nương rẫy, ăn hạt cây, các côn trùng nhỏ. Ở những vùng rừng xa, hẻo lánh, gà rừng thường đi kiếm ăn cùng gà nhà. Gà rừng là tổ tiên của gà nhà.

Bộ phận dùng

Gà rừng với tên thuốc trong y học cổ truyền là sơn kê gồm thịt và chân.

Thành phần hóa học

Thịt gà rừng chứa 24,4% protid, 4,8% lipid, 14mg% Ca, 263 mg%. P. 0,4 mg% Fe và một số vitamin. Chân gà rừng cũng chứa Ca, keratin và gelatin.

Tính vị, công năng

Thịt gà rừng có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ gan thận, tăng cường gân cốt.

Chân gà rừng có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng giải độc, cầm máu.

6. Công dụng

Theo tài liệu cổ , thịt gà rừng nấu chín với hành và muối,ăn cái, uống nước chữa đơn độc, trong ruột cồn cào , nóng như lửa đốt (Nam dược thần hiệu).

Theo kinh nghiệm dân gian, thịt gà rừng được dùng chữa chứng xích bạch đới, tả lỵ lâu ngày, suy yếu sinh dục dưới dạng nấu ăn, có thể thêm ít rượu. Đồng bào Mường ở miền núi tỉnh Hòa Bình đã chữa ngộ độc, nhất là ngộ độc hạt quả nhãn rừng bằng kinh nghiệm gia truyền sau: Chân gà rừng (1 cái) phết kín bằng một lớp mẻ rồi đốt thành than, tán bột. Lấy rễ cây phèn đen (20g)  và rễ mía dò (20g) rửa sạch,thái mỏng, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 10ml

Uống bột chân gà với nước sắc dược liệu làm hai lần trong ngày. Bài thuốc này đã chưa khỏi 183 trường hợp bị ngộ độc do ăn hạt quả nhãn rừng rang vàng.

*Nguồn:Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Cập nhật: 23/11/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Dền tía

Yến

Cá mè

Củ dó đất

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑