Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Hạt sẻn

Tên tiếng Việt: Xuyên tiêu, Sâng, Hạt sẻn, Mác khén (Thái), Hoàng lực, Sưng, Lưỡng diện châm, Chứ xá (Hmông), Sơn tiêu, Sẻng vàng, Chiêu khạt (Tày)

Tên khoa học: Zanthoxylum nitidum DC.

Họ: Rutaceae (Cam)

Công dụng: Giun, tả, đau bụng, hen, bổ, sốt (Rễ). Đau răng, phong thấp (Quả).

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng và liều dùng

Mô tả cây

  •  Cây bui, mọc thẳng hoặc leo giàn .Cây có nhiều cành dài 1-2m, có thể dài tới 15m, đường kính thân có thể tới 15cm, cành màu đỏ nhạt, trên cành và cuống lá có những gai ngắn, dẹt quay về phía dưới.
  • Lá kép lông chim lẻ, có hai đến ba đôi lá chét mọc đối. Mặt dưới và trên của gân chính đều có gai, do đó đã có tên lưỡng diện châm (hai mặt có gai).
  • Hoa mọc thành chùm hay chùm xim đơn (glomerule) riêng lẽ hay tập trung ở kẽ lá.
  • Quả có 1-5 mảnh vỏ, thường là 3 tụ họp ở quanh trục, mặt ngoài nhăn nheo, mặt trong nhẵn. Mỗi vỏ cứng có một hạt cứng, đen bong.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Mọc hoang khắp nơi ở nước ta, nhiều nhất tại các tỉnh miền núi như Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Hoà Bình, Hà Tây. Còn mọc ở Trung Quốc (Hải Nam, Đài Loan, Quảng Đông, Quảng Tây)
  • Đến mùa thu quả chín hái cả cành về, cắt lấy quả phơi khô. Khi nhấm quả thấy vị đắng, nóng và thơm. Bề ngoài vị thuốc trông rất đặc biệt: quả tách thành 3 mảnh cứng, trong mỗi mảnh có một hạt bóng đen, cứng. nhấm hạt có mùi thơm như chanh.

Thành phần hoá học

Trong hạt có 1% tinh dầu với thành phần chủ yếu là limonene 044%), geanial (12,14%), neral (10,95%), linalool (6,84%) (Theo Nguyễn Xuân Dũng, PA Leclerq, Th. Nga 1990)

Công dụng và liều dùng

  • Theo tài liệu cổ: vị cay, tính ôn, có độc vào 3 kinh phế, tỳ và thận. có tác dụng tán hàn, trục thấp, ôn trung, trợ hoả, sát hồi trùng. Chữa bụng lạnh đau, đau thổ tả, tẩy giun.
  • Chỉ mới dùng trong phạm vi nhân dân. Quả được dùng làm thuốc với tên Hoa tiêu hay thục tiêu làm thuốc giúp sự tiêu hoá, trị giun sán, chữa đau nhức răng có khi dùng pha nước cho thơm. Ngày dùng 3-5g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Chú thích:

Nhân dân ta còn dùng rễ cây này với tên hoàng lực hay rễ cây sưng huỳnh lực làm thuốc chữa sốt, thuốc ra mồ hôi, thuốc sốt rét kinh niên, thuốc tê thấp. ngày dùng 4-8g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Trong rễ một số cây sưng có becberin.

Ngoài việc nhập vị thuốc trên của ta, Trung Quốc còn dùng nhiều quả của các cây khác cùng chi khác loài làm thuốc như sau:

  • Thiên tiêu-hoa tiêu là quả phơi khô củ cây Zanthoxylum schinifolium Sieb et Zucc. Quả có 1-3 vỏ cứng. trong quả có tinh dầu, trong tinh dầu có 90% estragola C10H12O và becgaten
  • Cùng một công dụng như hoa tiêu, ngoài ra còn dùng chữa ho, làm gia vị thay hồ tiêu
  • Xuyên tiêu hay hoa tiêu là quả phơi khô củ cây Zanthoxylum simulans Hance (Zanrhoxylum bungei Planch) quả có một vỏ cứng cùng một công dụng.

Cập nhật: 21/09/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Sim rừng

Rau cần ta

Thôi chanh lá xôn

Bòi ngòi tai

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑