Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Hổ nhĩ thảo

Tên tiếng Việt: Hổ nhĩ thảo, Tai hùm, Sách trườn

Tên khoa học: Saxifraga sarmentosa L.f.

Họ: Saxifragaceae (Tai hùm)

Công dụng: Tác dụng thanh nhiệt giải độc, khu phong giảm đau.

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Thành phần hoá học
  • Tác dụng dược lý
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả cây

  • Cây thảo cao 20-30cm, có chồi dài. Lá màu đỏ, chụm ở đất, phiến tròn hình thận, to 5-7cm, có lông dày mặt trên, mép có răng đối; cuống dài, chùy hoa thưa, hoa đối xứng hai bên trên cuống 1cm, có lông dày; lá đài 5, không bằng nhau; cánh hoa 5 mà hai cái ở dưới to, màu trắng, nhị 10, lá noãn 2. Quả nang chứa nhiều hạt.
  • Hoa tháng 5-8, quả tháng 7-11.

Phân bố, sinh thái

  • Cây của Trung Quốc, Nhật Bản được gây trồng ở miền Bắc nước ta, chủ yếu làm cảnh và làm thuốc.
  • Hổ nhĩ thảo là cây ưa bóng và ưa ẩm, thường mọc bám vào các hốc đá, gần bờ suối, dưới tán rừng kín thường xanh ẩm trên núi đá vôi. Cây có khả năng sinh chồi gốc nên thường tạo thành khóm hoặc các đám nhỏ, khó phân biệt riêng từng cá thể. Chưa thấy cây con mọc từ hạt. Để trồng làm cảnh, người ta thường sử dụng các nhánh con.

Bộ phận dùng

Lá. Thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô trong râm.

Thành phần hoá học

Có quercetin-5-glucoside, saxifragin, quercitrin, arbutin.

Tác dụng dược lý

  1. Tác dụng chống ho: Hoạt chất arbutin chiết từ hổ nhĩ thảo, thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, cho uống với liều 100, 200mg/kg có tác dụng ức chế phản xạ ho do khí dung amoniac gây nên, vị trí tác dụng chống ho có thể ở trung khu thần kinh.
  2. Tác dụng khác: Dịch chiết cồn từ hổ nhĩ thảo (1:1) thí nghiệm trên chó gây mê với liều 1g/kg có tác dụng lợi tiểu; trên tiêu bản tim ếch cô lập, dịch chiết có tác dụng kích thích co bóp.

Tính vị, công năng

Vị cay đắng tính hàn, có ít độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khu phong giảm đau.

Công dụng

Thường dùng trị:

  1. Vết thương chảy máu;
  2. Viêm tai giữa cấp và mạn tính, viêm họng, viêm mũi;
  3. Cụm nhọt, apxe, ngứa lở ngoài da;
  4. Trĩ, tê cóng vì sương gió.
  5. Liều dùng 5-15g, dạng thuốc sắc. Dung dịch cây tươi chữa bệnh ngoài da và nhỏ chữa thối tai; giã đắp mụn sưng viêm, sưng đỏ.

Cập nhật: 11/05/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Gai chống

Đơn Châu Chấu

Qua lâu trắng

Hoàng đằng

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑