Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Hồi đầu thảo

Tên tiếng Việt: Hồi đầu thảo, Cỏ vùi đầu, Củ điền thất, Vạn bốc, Vùi sầu, Bơ pỉa mển (Thái), Mằn tảo láy, Hổi thẩu (Tày), Thủy điền thất

Tên khoa học: Tacca plantaginea (Hance) Drenth

Họ: Taccaceae ( Họ râu hùm)

Công dụng: Thuốc bổ dạ dày, lỵ, lòi dom, tê thấp, cầm máu, giải độc, điều kinh, giảm đau (Rễ).

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng và liều dùng
    • 1. Đơn thuốc chữa huyết áp của phụ nữ
    • 2. Chữa bị thương sưng tấy va mụm nhọt
    • 3. Chữa đau dạ dày, viêm tá tràng, ăn kém tiêu, đại tiện phân cứng, đau tức vùng thượng vị, mỏ ác, viêm gan mạn tính

Mô tả cây

  • Cây thân thảo, sống hằng năm, cao 0,5-0,8m, mọc thành từng bụi.
  • Lá giống hệt lá nghệ. Thân rễ phình to, dẻo, thịt màu vàng nâu, mùi thơm hăng như nghệ.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Hồi đầu thảo mọc hoang ở rừng núi hoặc trồng trong vườn, thường ưa mọc ở những nơi ẩm thấp, ven bờ suối.
  • Các tỉnh Cao bằng, Lạng sơn, Hà giang, Tuyên quang, Bắc cạn, Thái nguyên, Lào cai đều có. Tuy nhiên việc khai thác còn ít.
  • Đào lấy củ (thân rễ) rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô. Khi dùng sao vàng mà tán bột sắc uống.

Thành phần hoá học

Trong Hồi đầu thảo có từ 1,12-1,14% diosgenin (Phạm Kim Mãn, 1976, Hà Nội)

Công dụng và liều dùng

  • Hồi đầu thảo hiện còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân để giúp sự tiêu hoá, đau bụng ỉa chảy, sốt vàng da, phụ nữ kinh nguyệt không đều, thần kinh suy nhược, đau các dây thần kinh, huyết áp cao. Mỗi ngày dùng 4-20g dưới dạng thuốc sắc
  • Có thể ngâm rượu uống
  • Đơn thuốc có vị hồi đầu thảo

1. Đơn thuốc chữa huyết áp của phụ nữ

Hồi đầu thảo 1,2g, hương phụ 18g, nước 300ml. sắc còn 200ml chia ba lần uống trong ngày.

2. Chữa bị thương sưng tấy va mụm nhọt

Dùng củ Hồi đầu và cả cây, giã tươi chế thêm nước hay giấm, vắt lấy nước cốt uống, lấy bã đắp vào chỗ đau (Lương y Lê Trần Đức)

3. Chữa đau dạ dày, viêm tá tràng, ăn kém tiêu, đại tiện phân cứng, đau tức vùng thượng vị, mỏ ác, viêm gan mạn tính

Bột Hồi đầu 6-10g mỗi ngày. Kiêng dùng giấm và rượu.

Cập nhật: 15/09/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Sung ngọt

Hoàng đằng chân vịt

Cây cóc

Vải

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑