Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Hột mát

Tên tiếng Việt: Hột mát, Cây xa, thàn mát

Tên khoa học: Antheroporum pierrei Gagnep.

Họ: Fabaceae (Cánh bướm)

Công dụng: Nhân dân chỉ dùng hạt tán nhỏ, cho xuống nước để duốc cá. Có thể nghiên cứu để làm thuốc trừ sâu bọ hại hoa màu.

 

 

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố thu hái
  • Thành phần hoá học
  • Tác dụng dược lý
  • Công dụng và liều dùng

Mô tả cây

  • Cây hột mát là một cây to, cao từ 8-24m.
  • Lá kép lông chim, gồm 5,7 hoặc 9 lá chét, mọc đối, phiến lá chét dai, nhẵn, dài 7-11cm, rộng 3-4cm. cuống chung dài 9-12cm, cuống lá chét dài 6-7mm.
  • Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc ở đầu cành.
  • Hoa màu hồng hay tím nhạt. Quả giáp dài 6cm, rộng 3,5cm, không cuống, dày 1,5-12mm. Mỗi quả có một hạt. Hạt hình trứng dài 16mm, rộng 14mm, dày 8-10mm, màu đỏ nâu, bóng

Phân bố thu hái

  • Cây mọc hoang tại miền rừng núi Việt Nam, nhưng nhiều và hay được sử dụng tại miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Bố Trạch, Quảng Trạch (Quảng Bình) nhân dân thường trồng quanh vườn
  • Mùa thu hoạch vào tháng 5-6

Thành phần hoá học

Năm 1940, F.Guichard (Rev. Med. Chirurg Fr. Extr. Orient, 3) đã nghiên cứu sơ bộ hột mát và thấy trong hột mát có một số chất dầu, các chất gồm, một số chất nhựa có độc tính đối với cá, một ít rotenone một chất có tinh thể hình lăng trụ, chảy ở 2570, cho màu đỏ vàng với axit sunfuric, không tan trong nước, một chất có tinh thể hình kim màu vàng, độ chảy 1950, cho với axit sulfuric màu đỏ máu, không phải ancaloit, cũng không phải glucozit, không độc với cá, một saponin trung tính độc và một chất saponin axit.

Tác dụng dược lý

  • Năm 1940, F. Guichard tán bột hột mát cho vào nước có nuôi cá thì thấy những con cá này có một thời kỳ kích thích ngắn, sau đó đến thời kỳ sau dài hay ngắn tuỳ theo cá to nhỏ, cuối cùng là cá chết
  • Chất độc tập trung trong lá mầm, không có trong vỏ hạt

Công dụng và liều dùng

Hiện cây này không được dùng làm thuốc. Nhân dân chỉ dùng hạt tán nhỏ, cho xuống nước để duốc cá. Có thể nghiên cứu để làm thuốc trừ sâu bọ hại hoa màu.

Cập nhật: 08/10/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Cóc kèn leo

Rắn

Tỏi độc

Cho CURARƠ

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑