Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Khoai riềng

Tên tiếng Việt: Dong riềng, Củ đao, Khoai riềng, Jrơ ngai (Kho), Mạy tao (Tày)

Tên khoa học: Canna edulis Ker- Gawl.

Họ: Cannaceae (Dong Riềng)

Công dụng: Thuốc bổ dạ dày (Rễ củ).

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng và liều dùng

Mô tả cây

  • Cây cao 1,2-1,5m. Thân rễ to thành củ, chứa nhiều tinh bột.
  • Lá thuôn dài 0,5m, rộng 20-25cm, màu lục tím, gân giữa to, gân phụ song song.
  • Hoa xếp thành cụm ở ngọn cây, lưỡng tính, không đều. Đài 3, tràng 3 dài. Nhị nhiều lép biến thành bản hình cánh, 1/1 nhị sinh sản, 1 cánh môi do nhị lép biến thành.
  • Quả nang mang nhiều gai mềm, chứa nhiều hạt hình cầu đen
  • Mùa ra hoa: Mùa thu.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây vốn có nguồn gốc ở Nam Mỹ và quần đảo miền tây Ấn Độ, mọc hoang và được trồng ở nhiều vùng nước ta để lấy củ cho người và cho gia súc. Điều thuận tiện là cây chịu bóng mát nên có thể trồng dưới bóng mà vẫn có tinh bột. Còn thấy mọc và trồng ở đảo Angti (có tên là Tôlôman), ở Pêru với tên là achira. ở châu Đại Dương (Châu Úc) làm nguồn chế tinh bột dùng ăn và chế thuốc.
  • Thường người ta thu hoạnh thân rễ củ sau khi trồng 10 đến 12 tháng. Cần chế biến sớm ngay sau khi đào về để lấy tinh bột hoặc luộc ăn như khoai.

Thành phần hoá học

  • Trong củ khoai riềng có tới 28% tinh bột. Hạt tinh bột khoai riềng có kích thước to, có khi lớn hơn 100cm hình trứng, với tể rõ nằm ở phần hạt tinh bột hẹp lại, trên mặt hạt tinh bột có những vân cũng khá rõ.
  • Đặc điểm của tinh bột khoai riềng khi nấu với nước có thể đông cứng lại như thạch. Ngoài ra trong khoai riềng còn có ít tanin.

Công dụng và liều dùng

  • Khoai riềng được khai thác ở nhiều nước làm nguồn chế biến tinh bột với tên arrow-root của Sierra Leone, của Port-Natal hay với tên fecule de basílier, fecule de Toìomane (tránh nhầm lẫn với arrow-root chế biến từ củ dong – Maranta arundimcea L.)
  • Ở nước ta gần đây phát triển trồng làm nguồn tinh bột dùng ăn chế biến miến hay dùng làm tá dược trong kỹ nghệ dược phẩm.
  • Vị trong củ khoai riềng có ít tanin cho nên một số người nhạy cảm dễ bị táo bón khi ăn khoai riềng.

Cập nhật: 13/10/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Xoay

Đinh nam

Sung ngọt

Sim

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑