Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Mã biên thảo

Tên gọi khác: Hồ chi, hồ chi sợi, biệt đà tơ, mã biên thảo

Tên khoa học: Lespedeza juncea (L.) Pers.

Tên đồng nghĩa: Hedysarum sericeum Thunb., Lespedeza sericea (Thunb.) Miq.

Họ: Đậu (Fabaceae)

Công dụng: dùng cho trẻ em suy dinh dưỡng, kém ăn, chữa viêm miệng, viêm dạ dày, ruột, lỵ trực khuẩn, viêm gan, hoàng đản; viêm thận, phù thũng, bạch đới.

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Thành phần hóa học
  • Tác dụng dược lý
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả

  • Cây bụi sum sê, mọc đứng, cao 0,5 – 1m, có khi hơn. Thân cành mảnh và dài, hơi có cạnh.
  • Lá kép 3 lá chét, hình mác dài 10 – 30 cm, rộng 2 – 5 cm, gốc thuôn hẹp, đầu từ và có mũi lồi ngắn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới có lông mềm màu xám, lá kèm hình giải.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm dài, không cuống, hoa màu hồng, đài hợp thành ống có lông áp sát màu xám; tràng có cánh cờ hình trái xoan – thuôn, cánh thìa có định công và gốc có tại, cánh bên hẹp; nhị một bó, bao phấn hình bầu dục; bầu ngắn, vòi hình sợi.
  • Quả hình thấu kính, mặt ngoài nhăn nheo, có vẫn khi còn non, sau nhẵn; hạt 1.
  • Mùa hoa quả: tháng 6 – 11.

Phân bố, sinh thái

Lespedeza Michx có 2 loài ở Việt Nam. Loài mã biên thảo phân bố tương đối rộng ở vùng núi thấp đến trung bình, từ tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình vào đến Ninh Bình, Nghệ An, Kon Tum. Cây còn có ở hầu hết các nước nhiệt đới tại châu Á và Australia.

Mã biên thảo là loại cây ưa sáng, thường mọc lẫn trong các tràng cỏ, đồi cây bụi, nương rẫy mới bỏ hoang… Cây sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, ra hoa quả hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Bên cạnh công dụng làm thuốc, mã biên thảo cũng có tác dụng phủ đất, cành lá dùng làm phân xanh và thức ăn cho trâu bò.

Bộ phận dùng:

Rễ và toàn cây.

Thành phần hóa học

Toàn cây chứa 5,1 – 8% tanin. Lá chứa 7,5 – 18% tanin và 23,18% protein (Thacker MS et al., (1962), The wealth of India, vol 6, p.76).

Lá còn chứa isovetexin (6 – C – β – D – glucosilapigenin), 6, 8 – D – C – pentosilapigenin, vinecin2, juglanin (kaempferol – 3 – arabinosid), pinitol và avicularin (quereetin – arabinosid). Hạt chứa stizolamin và một lượng nhỏ tinh dầu.

Tác dụng dược lý

Tác dụng lên hệ hô hấp:

Rễ cây mã biên thảo có tác dụng chống ho, lợi đờm, giãn phế quản chống hen. Ngoài ra còn có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn [Kee, 1999: 282)

Tác dụng chống giun:

Kết quả cho thấy ở cả 2 lô nhiễm giun tự nhiên và thực nghiệm được ăn cỏ mã biên thảo, số trứng giun giảm là 67% và 98%, còn số giun trưởng thành xác định được vào cuối thí nghiệm giảm 67,2% so với lô cừu ăn cỏ chỉ mà không ăn có mã biên thảo (Lange et al., 2006).

Độc tính cấp:

Đã xác định độc tính cấp của cao khô toàn cây mã biên thảo trên chuột nhắt trắng dùng đường tiêm phúc mạc. Kết quả thu được LD50 = 750 mg/kg. Cao khô mã biên thảo được chế tạo bằng cách dùng toàn cây, chặt nhỏ, rửa sạch, phơi khô, nghiền thành bột khô rồi chiết bằng ethanol 50%. Sau đó cô dưới áp suất giảm cho đến thể chất cao khô [Dhawan et al., 1980: 594].

Tính vị, công năng

Mã biên thảo vị cay, hơi đắng, tính bình, có công năng ích can (có ích cho gan), minh mục (làm sáng mắt), hoạt huyết thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, tiêu viêm, kích thích tiêu hóa, giảm ho và long đờm.

Sách “Điền nam bản thảo” ghi: mã biên thảo vị cay, hơi đắng, tính hơi ôn; sách “Phúc kiến dân gian thảo dược” ghi: vị đắng, cay, hơi hàn; sách “Tứ xuyên trung được chỉ ghi: vị nhạt, tính ôn; sách “Côn minh dân gian thường dùng thảo dược” ghi: vị cay, hơi đắng, tính bình, Hồ chi nhập vào các kinh phế, can và thận [TDTH, 1996, II: 1021].

Công dụng

Mã biên thảo được dùng cho trẻ em suy dinh dưỡng, kém ăn, chữa viêm miệng, viêm dạ dày, ruột, lỵ trực khuẩn, viêm gan, hoàng đản; viêm thận, phù thũng, bạch đới. Liều dùng hàng ngày 15 – 30g toàn cây, nếu cây tươi dùng 30 – 60g, sắc nước uống, ngày một thang.

Dùng ngoài, cây tươi (thường ngắt các ngọn) rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ mụn nhọt, đầu đinh, mày đay, mụn rộp, rắn cắn.

  • Ở Cao Bằng, nhân dân còn dùng cây mã biên thảo chữa quáng gà, mắt bị mờ, sốt rét, trẻ em cam tích;
  • Ở Lai Châu, nhân dân dùng chữa bướu cổ.

Cập nhật: 26/06/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Thạch hộc tuyết mai

Hoàng tinh

Rau mác

Dạ minh sa

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑