Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Muồng truổng

Tên tiếng Việt: Muồng truổng, Mạy khuống (Tày), Tần tiêu, Đơn gai, Muồng lá nhỏ, Cây sẻn, Sẻn đen, Truông lá nhỏ

Tên khoa học: Zanthoxylum avicennae (Lam.) DC

Tên đồng nghĩa: Fagara avicennae Lam.

Họ: Rutaceae (Cam)

Công dụng: Sát trùng, chữa mẩn ngứa, ghẻ lở, đau răng, viêm gan vàng da, viêm thận, phong thấp, đòn ngã tổn thương. Quả chữa đau dạ dày, đau bụng. Lá chữa đau thắt lưng, viêm tuyến vú, viêm mủ da

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng và liều dùng

Mô tả cây

  • Cây nhỏ nhưng cũng có những cây gỗ to có thân mang nhiều gai lởm chởm (do đó có tên vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, cành cũng mang nhiều gai thẳng đứng và ngắn.
  • Lá nhẵn, kép lông chim rìa lẻ từ 3 đến 13 đôi lá chét; cuống lá hình trụ có khi kèm theo đôi cánh nhỏ.
  • Hoa màu trắng nhạt, mọc thành tán kép, nhẵn, tận cùng, dài hơn lá. Quả dài 4mm, 1 đến 3 mảnh, lớp vỏ ngoài không tách khỏi lớp vỏ trong, mỗi ngăn chứa một hạt màu đen.

Phân bố, thu hái và chế biến

Muồng truởng mọc hoang ở khắp rung núi các tỉnh miền Bắc nước ta, có mọc cả ở miền Nam, Campuchia, Lào. Nhân dân thường lấy lá về nấu ăn, lấy rễ hoặc vỏ thân, vỏ rễ và sao vàng hoặc phơi khô làm thuốc. Không phải chế biến gì khác.

Thành phần hoá học

Trong rễ màu vàng, vị rất đắng có chứa ancaloit, chủ yếu là becberin. Hoạt chất khác chưa rõ. Trong quả có một ít tinh dầu mùi thơm xitronellal.

Công dụng và liều dùng

  • Muồng trưởng là một vị thuốc còn nằm trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân. Người ta thường lấy rễ về sao vàng sắc đặc mà uống để chữa mẩn ngứa, lở loét, chảy nước.
  • Mỗi ngày uống 6 đến 12g rễ khô. Dùng ngoài không kể liều lượng để nước tắm khi bị mẩn ngứa, lở loét, ghẻ. Một số nơi dùng lá nấu ăn.

Cập nhật: 11/06/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Cỏ bờm ngựa

Nọc sởi

Lá diễn tàu

Rau má mỡ

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑