Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Ngô đồng

Tên tiếng Việt: Vạn linh, sen núi

Tên khoa học: Jatropha podagrica Hook.

Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae)

Công dụng: vỏ thân được dùng làm thuốc tẩy gây nôn, chữa táo bón, lá chữa ghẻ lở, giã nát, đắp chữa sa tử cung

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, sinh thái
  • Thành phần hóa học
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả cây

  • Cây nhỏ, cao 30-60cm, có khi cao hơn. Thân có gốc phình to.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc hình trứng, gần tròn, mép khía nông thành 5 thùy; cuống lá dính vào trong phiến lá, gân tỏa hình chân vịt; lá kèm chia thành phiến hẹp.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành ngù, màu đỏ; hoa có 5 cánh đài.
  • Quả nang đường kính 1,5 cm.
  • Mùa hoa: tháng 5-7

Phân bố, sinh thái

Chi Jatropha L. trên thế giới có khoảng 175 loài, phân bố rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam có 5 loài, chủ yếu được trồng làm cảnh trong các vườn gia đình, các vườn thuốc.

Bộ phận sử dụng: Lá và vỏ thân

Thành phần hóa học

  • Nhựa mủ ngô đồng chứa 2 peptid cyclic là podacyclin A và podacylin B
  • Hạt chứa 46% dầu béo, trong đó có acid palmitric 9%, acid oleic 11%, acid linoleic 77%
  • Theo tài liệu khác , dầu béo chứa 15% acid béo no trong đó có 0,26% acid arachidonic và 14,6% acid oleic.

Tính vị, công năng

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, ngô đồng có vị ngọt đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chỉ thống.

Công dụng

  • Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ thân ngô đồng được dùng làm thuốc tẩy gây nôn, chữa táo bón.
  • Lá ngô đồng chữa ghẻ lở và cuống lá giã nát, đắp chữa sa tử cung.
  • Để chữa ho ra máu lấy lá và thân ngô đồng giã giập, chế nước sôi uống.

Cập nhật: 06/06/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Cao cẳng trung gian

Nhót

Quả mơ

Một lá

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑