Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Ong bò vẽ

Tên gọi khác: Ong vò vẽ, ông bầu vẽ, ong bắp cày, ong đất, ong vàng lớn

Tên khoa học: Vespa spp.

Họ: Ong vàng (Vespidae)

Công dụng: làm thuốc chữa động kinh, tê thấp, kiết lỵ, chân tay đau nhức, tắc tia sữa, chữa mụn nhọt, mần ngứa, vết thương lở loét.

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Thành phần hoá học
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả

  • Loài côn trùng cánh màng, ăn thịt, rất dữ. Thân dài 2,5 – 4 cm (tuỳ loài).
  • Đầu to, màu vàng, có mắt kép, miệng có hàm cứng sắc, đôi râu dài, hơi cong.
  • Ngực màu nâu nhạt, có 3 đốt, mỗi đốt có một đôi chân ngắn, màu đen; hai đôi cánh trong suốt, đôi cánh trong ngắn, đôi cánh ngoài dài.
  • Bụng màu vàng có vằn nâu đen, có 4 – 6 vòng và đốt cuối cùng có nọc độc, vòng và đốt cuối màu vàng nâu.

Có 4 loài:

  1. Vespa mandarina Smith
  2. Vespa velutina Smith
  3. Vespa cincta Fabricius
  4. Vespa ducalis Smith

Phân bố, sinh thái

Trên thế giới, ong bò vẽ phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, gần như đâu cũng có ong bò vẽ. Nó sống hoang thành đàn có tính xã hội, có thể đông đến hàng chục nghìn con hoặc đơn độc, nhưng không làm mật. Thường gặp ong bò vẽ vào tháng 7 – 11, làm tổ dưới mặt đất hoặc trên hố đất ở gò, đồi nơi yên tĩnh xa khu nhà ở (loài to) và trên lùm cây hoặc ở thân cây rỗng trong rừng, mái nhà (loài nhỏ). Tổ hình bầu dục, dài gồm nhiều tầng.

Ong bò vẽ ăn côn trùng và ấu trùng nhỏ như sâu bọ và ong mật, có một số ăn cả mật hoa, phấn hoa. Để mỗi lần hàng nghìn trứng, ấu trùng nở sau một tuần. Mùa đông, ông bà vẽ chết chỉ còn ong trong tổ. Đến tháng 2 – 3, ong chúa đẻ trứng, quá trình sinh sống và phát triển của ong lại tiếp tục.

Bộ phận dùng:

  • Tổ ong bò vẽ, tên thuốc trong y học cổ truyền là lộ phong phòng hoặc phong oa, được dùng vào mùa thu, loại bỏ tạp chất, cắt nhỏ. Dùng sống (rửa với rượu rồi phơi khô), hoặc sao vàng.
  • Ấu trùng và con non cũng được dùng.

Thành phần hoá học

  • Ấu trùng ong bỏ vẽ chứa nhiều acid amin, chất béo, vitamin, đường, muối khoáng.
  • Nọc ong bò vẽ có protein kèm theo các enzym với độc tính cao.

Tính vị, công năng

  • Ong bò vẽ có vị ngọt, hơi mặn, tính bình, có độc, có tác dụng trấn kinh, khu phong, sát trùng, giải độc.
  • Toàn con ong có vị ngọt, hơi chua, tính bình,
  • Ấu trùng ong có vị ngọt, mặn, tính mát, có độc, có tác dụng giảm đau, chống nôn, tăng lực.

Công dụng

Tổ ong bò vẽ được dùng làm thuốc chữa động kinh, tê thấp, kiết lỵ, chân tay đau nhức, tắc tia sữa. Ngày dùng 8-10g, tầng ong đất thành than, tán bột mịn, sắc với 200 ml nước còn 50ml, cạn lấy nước trong uống.

Dùng ngoài, tổ ong bò vẽ đốt cháy, tán bột hoặc rắc hòa với dầu vừng bôi chữa mụn nhọt, mần ngứa, vết thương lở loét.

Kiêng kỵ:

Người có khí huyết hư hoặc áp xe đã vỡ mủ không dùng được.

Cập nhật: 23/11/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Ráy

Huyết kiệt

Thài lài lông

Ké đầu ngựa

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑