Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Qua lâu trắng

Tên gọi khác: Vương qua, dưa núi, bát bát trân

Tên khoa học: Trichosanthes cucumerina L.

Họ: Bí (Cucurbitaceae)

Công dụng: chữa viêm họng, viêm amidan cấp; viêm gan vàng da, dạ dày, đau do chấn thương, đại tiện bỉ, tiểu tiện không lợi, làm dị khát, bế kinh, kinh nguyệt đinh nhọt, lở loét, rắn cắn.

1. Mô tả

  • Thân mảnh có rãnh, phân cảnh nhiều, nhẵn hoặc hơi có lông.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục rộng hoặc hình thận, dài 7 – 10 cm, rộng 8 – 12 cm, chia 5 thùy nhọn, mép khía răng, gốc hình tim, mặt trên có lông, nhiều hơn ở mặt dưới, gân lá mảnh; cuống lá có rãnh và ít lông, dài 2 -7 cm; tua cuốn chia 2-3 nhánh.
  • Cụm hoa ở kẽ lá, đơn tính khác gốc, cụm hoa đực dài 6-16 cm, có 8-15 hoa màu trắng, đài hình ống, loe ở đầu, tràng có cánh hình bầu dục – tam giác, nhị tụ họp thành đầu hình trụ; cụm hoa cái có hoa đơn độc, cuống dài 3 – 12 mm, đại và tràng giống hoa đực; bầu hình elip, có lông mềm.
  • Quả thuôn ở hai đầu, dài 5 – 6 cm, rộng 3,5 – 4 cm, lúc đầu màu lục, có những vạch dọc màu trắng, sau màu đỏ; hạt 8 – 10, thuôn có mép uốn lượn, đầu tù, gốc thắt lại.

2. Phân bố, sinh thái

Về phân bố của loài ở Việt Nam, hiện có hai tài liệu nêu ra hai quan điểm khác nhau. Trong “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, 1997 ghi qua lâu trắng phân bố từ Lào Cai, Hòa Bình vào đến Gia Lai và Lâm Đồng. Trong khi đó, Nguyễn Hữu Hiến (2003) trong “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” tập II chỉ ghi cây phân bố từ Đồng Nai (Biên Hòa) đến An Giang. Như vậy, về vấn đề này cần có kế hoạch điều tra nghiên cứu thêm.
Trên thế giới, loài này có phân bố ở các nước Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin và quần đảo Polynesie.

Qua lâu trắng là cây ưa ẩm, ưa sáng và khi còn nhỏ hơi chịu bóng. Cây thường mọc ở ven rừng, dọc theo các bờ khe suối ở cửa rừng, chân đồi cây bụi hoặc nương rẫy.

Bộ phận dùng:

Rễ, hạt

3. Thành phần hoá học

Hạt chứa 28% dầu béo. Dầu béo chứa acid béo, acid linoleic 19,8%, acid oleic 32,8%, acid béo no 11,9% trong đó có hàm lượng acid arachidic cao. [Sastri et al., The wealth of India, X, 291].

4. Tác dụng dược lý

Tác dụng dược lý của các protein trong rễ củ cây qua lâu trắng:  Đã chứng minh thực trên thực nghiệm, các protein này có tác dụng gây sảy thai, chống u, có hoạt tính làm bất hoạt ribosom và điều hòa miễn dịch.

Tác dụng ngang kết hồng cầu: Cao hạt của quả qua lâu trắng có tác dụng ngưng kết hồng cầu (heimagglutination) là do trong hạt có một hàm lượng lectin khá.

Tác dụng trên lipid ở gan và máu: Pectin được phân lập từ quả qua lâu trắng cho chuột cống trắng ăn với một chế độ ăn có 5% pectin. Sau 1 tháng, xét nghiệm thấy hàm lượng phospholipid trong gan, cholesterol huyết và acid béo trong máu giảm có ý nghĩa thống kê.

Tác dụng kháng khuẩn: Cao chiết bằng chloroform của rễ cây qua lâu trắng có tác dụng kháng khuẩn có ý nghĩa trênPseudomonas aeruginosa, tuy nhiên tác dụng trên Staphylococcus aureus lại không có ý nghĩa.

Tác dụng ức chế sự phát triển tế bào ung thư: Cao chiết từ rễ củ cây qua lâu trắng có tác dụng ức chế sự phát triển u báng gây ra do các dòng tế bào ung thư Sarcoma – 180 và JTC -26.

5. Tính vị, công năng

Rễ củ cây qua lâu trắng tính hàn, hơi độc, có công năng thanh nhiệt giải độc, lợi thủy, tiêu thũng, tiêu sưng, tán ứ.

6. Công dụng

Nhân dân dùng rễ củ và toàn cây để chữa viêm họng, viêm amidan cấp; viêm gan vàng da, thu dạ dày, đau do chấn thương, đại tiện bỉ, tiểu tiện không lợi, làm dị khát, bế kinh, kinh nguyệt đinh nhọt, lở loét, rắn cắn, bỏng nước sôi. Ngày dùng 6 – 10g sắc lấy nước uống.

Để chữa đau sau khi mổ, đau do vết thương, chấn thương, đau dạ dày, dùng rễ củ, mỗi lần 0,3 – 0,6g nhai và nuốt. Dùng nhiều lần trong ngày.

Để chữa mụn nhọt, lở loét ngoài da, dùng rễ củ tươi, giã nát, thêm rượu, lấy dịch bôi ngoài. Nếu là củ khô, nghiền thành bột, chiếu với rượu, lấy dịch bôi.

Để chữa rắn cắn, lấy rễ củ qua nhân trắng 18-30g, sắc lấy nước uống dần.

Dược liệu khác

Thảo đậu khấu

Nghệ vàng

Ngải đắng

Dạ cẩm

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Hình 1: Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) 1. Thông tin k...
Sâm cau

Sâm cau

Là cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30 cm, có khi hơn. Thân ...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...
Cò ke

Cò ke

Cò ke - có tác dụng chữa ho, sốt rét, trị rối loạn tiêu hóa...
Ô Đầu và Phụ Tử

Ô Đầu và Phụ Tử

Ô đầu và phụ tử đều do rễ củ của một cây cung cấp, do chế bi...

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat với chuyên gia

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu