Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Rau câu

Tên tiếng Việt: Rau câu chỉ vàng

Tên khoa học: Gracilaria verrucosa (Huds.) Papenf.

Họ: Gracilariaceae

Công dụng: Được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y dược như chế thuốc nhuận tràng, chế thuốc viên, thuốc cao...

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Thành phần hoá học
  • Tác dụng dược lý
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả

Loài rong hình trụ tròn, mảnh, chia nhánh theo kiểu mọc chuyền, chạc đôi hoặc chùm cao 20 — 30cm, có khi hơn. Gốc tản có bàn bám dạng đĩa. Cấu tạo trong gồm lõi là trục chính được hình thành bởi những tế bào tương đối lớn, xung quanh có một hoặc vài hàng tế bào vây trụ. Phần biểu bì gồm 2-4 hàng tế bào liên kết chặt chẽ với nhau, nhỏ dần về phía ngoài. Bào tử quả màu đỏ tươi.

Phân bố, sinh thái

Rau câu phân bố chủ yếu ở vùng biển nhiệt đới. Ở Việt Nam, rau câu có rải rác từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Cây cũng gặp nhiều ở xung quanh các đảo lớn. Gần đây, ngành thủy sản đã nuôi trồng thành công loại hải sản này để xuất khẩu.

Rau câu thường mọc bám trên đá hoặc trên các thực vật biển khác ở vùng triều. Ở những nơi ít sóng to, rau câu mọc lên từ cát hay đất phù sa pha cát ở các cửa sông. Là một loại tảo có cấu tạo dạng sợi phân nhánh nhiều, rất khó phân biệt được thân với các thể nhánh. Rau câu có hệ thống rễ mút bám chặt vào giá thể, để hút các chất dinh duỡng nuôi cây. Các tế bào diệp lục sắp xếp đều xung quanh sợi tảo giúp cho rau câu thực hiện quá trình quang hợp phức tạp ngay trong lớp nước biển nông. Rau câu đẻ nhánh rất khoẻ, các nhánh con là nguồn giống để trồng.

Rau câu là một nguồn lợi của biển, có nhiều chấi dinh dưỡng nên thường được dùng để ăn. Ngoài ra, rau câu là nguồn nguyên liệu agar sử dụng nhiều trong y tế và công nghệ sinh học.

Bộ phận dùng

Toàn cây rau câu, thu hái từ tháng 3 đến tháno 10. Hái về, loại bỏ tạp chất (đất cát, vỏ sò, ốc), rửa bằng nước sạch, phơi nắng nhiều ngày cho trắng.

Rau câu là nguyên liệu chế thạch (agar). Cách chế biến như sau: nấu rau câu với nước sạch (cứ 1kg rau câu dùng 55 – 60kg nước) ở nhiệt độ 80 – 100°c thạch sẽ tan trong nước lọc, để nguội. Ở nhiệt độ 35 – 50°c, nước đông lại thành thạch, cắt thạch thành thỏi hoặc ép qua bàn ép có lỗ để được thạch hình sợi.

Có thể chế thạch theo phương pháp công nghiệp với quy trình sau: chiết xuất rau câu bằng nước nóng lọc tẩy trắng bằng than, lọc qua bàn ép, làm khô và thái nhỏ.

Thành phần hoá học

Thạch chứa khoảng 20% nước, 4 – 5% chất vô cơ, lipid (vết), 4 – 5% hợp chất có nitơ. Thạch cơ thể phân tách thành 2 phân đoạn: agarose và agaropectin. Agarose được cấu tạo bởi nhiều đơn vị agarobiose. Agarobiose là disaccharid của p – D — galactose và 3 – 6 — anhydro – a – L — galactose (cấu trúc hoá học được xác định sau khi thủy phân bằng acid. Nếu đem thuỷ phân bằng enzym, cấu trúc có khác).

Agaropectin có cấu trúc chưa được xác định rõ ràng. Agaropectin có galactose, anhydrogalactose, nhiều gốc của acid uronic và ester sulfuric.

Có tác giả cho biết thạch chứa 4 – o – methyl – a – L – galactose.

(Từ điển Bách khoa nông nghiệp, 1991; Từ điển Bách khoa dược học, 1999; Rau câu, 1969; Rau câu chỉ vàng, 1986; Matière méđicale, 1965; sổ tay cây thuốc Việt Nam, 1980).

Tác dụng dược lý

Trong thử nghiệm in vitro trên dòng tế bào ung thư người (KB), cao thô chiết với cloroform: methanol 1:2 của rau câu có hoạt tính độc hại tế bào. Nồng độ 1 fig cao/ml môi trường nuôi cấy có tác dụng ức chế 13% sự tăng trưởng của tế bào so với đối chứng.

Tính vị, công năng

Thạch chế từ rau câu có vị ngọt, mặn, tính lạnh, trơn nhầy, có tác dụng bổ mát, nhuận tràng.

Công dụng

Thạch được dùng làm thuốc chống bốc nóng lên trên đầu, thanh nhiệt ở thượng tiêu, khỏi uất nóng ở trong, và chữa bệnh viêm sưng tinh hoàn.

Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam.

Cập nhật: 11/06/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Tục tùy tử

Lu lu đực

Dưa bở

Đậu biếc

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑