Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Rau má núi

Tên tiếng Việt: Rau má núi

Tên khoa học: Geophila repens (L.) Johnston

Tên đồng nghĩa: Geophila reniformis D. Don

Họ: Rubiaceae (Cà phê)

Công dụng: Ban sởi, cảm, đái vàng, đau dạ dày, viêm thận (cả cây sắc uống).

 

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả

  • Cây thảo, sống dai, mọc bò. Thân mảnh, màu xám, bén rễ ở các mấu. Lá mọc đối, có cuống dài, hình tim tròn, dài 1 – 3 cm, rộng 1 – 4 cm, đầu tù hơi nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục nâu sẫm, mặt dưới nhạt, gân lá hình chân vịt; lá kèm hình bán nguyệt; cuống lá mảnh, dài 0,8 – 5 cm.
  • Hoa mọc đơn độc hoặc tụ họp 2 – 3 cái trên cuống mảnh ở kẽ lá; lá bắc dạng lá; đài có 4 – 7 răng hình giáo nhọn tạo thành ống ngắn; tràng 4 – 7 cánh nhăn hoặc hơi có lông, có ống hẹp; nhị 4 – 7, đính ở họng ống tràng, chỉ nhị ngắn, mảnh; bầu 2 ô.
  • Quả hạch, hình cầu, đường kính 8 mm, có đài tồn tại ở đỉnh, khi chín màu đỏ, chứa một hạt. Mùa hoa, tháng 8 – 9 ; mùa quả : tháng 10 – 12.

Phân bố, sinh thái

Geophila D. Don là một chi nhỏ của vùng ôn đới ấm, cận nhiệt đới và nhiệt đới. Ở Việt Nam chỉ có một loài là rau má núi. Rau má núi phân bố từ vùng Đông Ấn Độ (giáp Trung Quốc), Tây Nam và Nam Trung Quốc đến Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây thường gặp ở các tỉnh phía Bắc, từ Quảng Bình trở ra. Cây ưa ẩm, hơi chịu bóng thường mọc ở chân đồi, ven rừng, bờ nương rẫy. Ở vùng đồng bằng như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây…, rau má núi đôi khi mọc ở cả vườn trồng cây ăn quả. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm; quả chín thường bị các loài gậm nhấm và chim ăn; phần thân bò có khả năng đẻ nhánh khỏe.

Bộ phận dùng

Toàn cây, thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Tính vị, công năng

Rau má núi có tác dụng thanh nhiệt giải độc tiêu thũng, hút mủ.

Công dụng

Lá rau má núi được dùng chữa ban, sởi, đái vàng. Ngày 10 – 20g sắc uống. Để chữa mụn nhọt, lở loét có mủ, toàn cây rau má (10 – 15g) sắc uống; kết hợp dùng tươi, giã nát, đắp tại chỗ.

Ở Ấn Độ, rau má núi được dùng tương tự như thuốc ipeca từ cây Cephaelis ipecacuanha (Brot) A. Rich với liều nhỏ thì long đờm, liều cao lại gây nôn, nhưng mức độ kém hơn.

Ở Quảng Đông – Trung Quốc, toàn cây rau má núi chữa đau dạ dày, viêm thận và rắn độc cắn.

Nguồn : Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam .

Cập nhật: 11/06/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Hồ điệp hoa

Lá giang

Gừa

Đậu đen

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Bình luận về bài viết

  1. BẾ THU THIÊN đã bình luận

    27/04/2019 at 1:35 chiều

    Ảnh

    Cho hỏi cây này là cây gì, tác dụng? Xin cảm ơn!

    Trả lời

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑