Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Fri, 22 Nov 2024 02:53:38 +0700 vi hourly 1 Quy trình nhân giống và trồng cây Thất diệp nhất chi hoa https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-trong-cay-that-diep-nhat-chi-hoa.html https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-trong-cay-that-diep-nhat-chi-hoa.html#respond Thu, 25 Nov 2021 04:23:22 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=63574 Thất diệp nhất chi hoa là loài cây dược liệu có giá trị cao, được dùng phổ biến trong Đông y để hỗ trợ điều trị bệnh. Việc nắm được quy trình trồng cây Thất Diệp nhất chi hoa sẽ giúp người dân chủ động được trong việc trồng và nâng cao hiệu quả trồng, tăng thu nhập cho gia đình.

Đọc trước: Những công dụng nổi bật của thất diệp nhất chi hoa

Quy trình nhân giống và trồng cây Thất diệp nhất chi hoa 1

Quy trình nhân giống thất diệp nhất chi hoa

Quy trình kỹ thuật nhân giống cây Thất diệp nhất chi hoa bằng củ, mảnh củ gồm 7 bước:

1. Chuẩn bị nhà lưới nhân giống cây Thất diệp nhất chi hoa

  • Nhà lưới nhân giống cây Thất điệp nhất chi hoa cần thiết kế các khung giàn bằng sắt chắc chắn, đảm bảo độ bền cao và chống gió bão.
  • Mái được che bằng lưới đen có độ che phủ >75% ánh sáng trực xạ, xung quanh có thể che bằng lưới ni lông đen.

2. Chuẩn bị củ giống Thất diệp nhất chi hoa

Chọn những củ bánh tẻ, có nhiều mắt ngủ, không sâu bệnh, những củ có kích thước nhỏ thì giữ nguyên cả củ, những củ có kích thước lớn thì cắt thành những mảnh củ nhỏ có chứa mắt ngủ kích thước 4 – 5 cm.

Để tăng hiệu quả nảy mầm của củ, mảnh củ trước khi trồng xử lý củ và mảnh củ Thất diệp nhất chi hoa bằng các chất điều hòa sinh trưởng.

  • Ngâm củ, mảnh củ giống trong dung dịch IAA nồng độ 10 mg/l kết hợp với IBA nồng độ 10 mg/l trong thời gian 10 – 15 phút sau đó vớt ra để ráo nước rồi đem trồng.

2. Chuẩn bị củ giống Thất diệp nhất chi hoa 1

3. Chuẩn bị giá thể nhân giống cây Thất diệp nhất chi hoa

Lựa chọn đất tơi xốp, thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn cao, độ pH ở mức trung tính, ẩm và thoát nước tốt, không chứa mầm bệnh.

Khi trồng thâm canh với diện tích lớn củ giống sau khi xử lý có thể đem trồng luôn xuống đất (tùy loại đất có thể bón lót thêm phân hữu cơ theo tỉ lệ thích hợp).

Khi ươm mầm trong nhà lưới đất trước khi trồng được làm nhỏ sau đó trộn lẫn với trấu hun theo tỉ lệ (trấu hun 50 % + Đất 50 % ) xử lý nấm và lên luống, bổ hố hoặc rạch thành các rãnh để trồng nếu diện tích nhà lưới rộng.

  • Trong trường hợp diện tích nhà lưới nhỏ có thể ươm trồng các củ giống Thất diệp nhất chi hoa trong các bầu nilon (tùy thuộc vào kích thước củ, mảnh củ để lựa chọn loại bầu thích hợp).

4. Thời vụ nhân giống cây Thất diệp nhất chi hoa

Thời vụ thích hợp để nhân giống Thất diệp nhất chi hoa là vào mùa xuân (tháng 1 hàng năm).

5. Cách trồng

  • Các củ giống được đặt xuống hố hoặc các hàng đã rạch sẵn, dùng đất lấp nhẹ kín củ và ấn nhẹ cho chặt gốc.
  • Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 50 cm, cây cách cây 30 cm.

6. Chăm sóc

Hàng ngày theo dõi và tưới đủ ẩm, đảm bảo cho củ mọc mầm nhanh nhất. Tránh tưới quá nhiều nước làm thối củ. Có thể sử dụng hệ thống tưới phun sương hoặc ô doa để tưới, hạn chế làm bại đất hở củ.

7. Thu hoạch cây giống

Sau khi ươm củ giống khoảng 2-3 tháng (củ bật mầm có chiều cao từ 5-10 cm) có thể lấy cây giống đem trồng đại trà. Khi lấy các cây giống đem trồng cần nhẹ nhàng tránh làm gẫy các mầm non và xây sát, dập nát cây. Lựa chọn những cây mập mạp, khỏe mạnh, không sâu bệnh để đem trồng.

7. Thu hoạch cây giống 1
Quy trình trồng thất diệp nhất chi hoa

1. Chuẩn bị giống

Chọn cây con giống khỏe mạnh, không sâu bệnh có chiều cao cây khoảng 10 cm -15 cm và số lá từ 4-5 lá trở lên.

2. Thời vụ trồng

  • Thời vụ trồng thích hợp là vụ Xuân (khoảng từ 10/2- 10/3 hàng năm).

3. Chuẩn bị đất trồng

Bảy lá một hoa là loại cây đặc biệt ưa bóng, vì vậy cần trồng dưới tán cây khác hoặc ở vườn có mái che.

  • Đất trồng Thất diệp nhất chi hoa nên chọn đất tơi xốp, thành phần cơ giới nhẹ, có hàm lượng mùn cao, có độ pH ở mức trung tính, có độ ẩm vừa phải và thoát nước tốt.
  • Tiến hành cày đất 2 lần, bừa sạch cỏ dại, nếu đất có mầm mống sâu bệnh hại cần phải xử lý đất bằng nhiệt nóng của mặt trời, hoặc sử dụng chế phẩm vi sinh để tiêu diệt các nguồn sâu, bệnh hại trong đất trước khi trồng. Có thể lên luống để thoát nước khi cần và bổ hố kích thước 30 x 30 cm.

4. Cách trồng

  • Khoảng cách thích hợp để trồng Thất diệp nhất chi hoa là: hàng cách hàng 50 – 60 cm, cây cách cây 30 – 40 cm.
  • Khi trồng đặt nhẹ cây giống xuống hố sâu 7 – 12 cm (đã chuẩn bị trước), đặt cây thẳng đứng và lấy đất mịn phủ lên rồi ấn chặt tay để đất tiếp xúc tốt với rễ củ, sau đó phủ đất mịn cho bằng mặt luống.

4. Cách trồng 1

5. Chăm sóc

Bón phân

Hàng năm định kỳ làm cỏ, xới xáo, vun gốc và bón thêm phân chuồng hoai mục, phân vi sinh, NPK. Tuỳ thuộc vào thổ nhưỡng, thực trạng của cây mà lượng phân bón khác nhau. Kết quả nghiên cứu trồng thất diệp nhất chi hoa tại Cao Bằng cho kết quả bón phân tốt nhất:

  • Bón lót 1-2 tấn phân chuồng/1 ha.
  • Bón thúc 1 lần/năm vào tháng 5 – 6 hàng năm, sử dụng các công thức bón như sau:
  • Bón (20N + 20P2O5 + 10K2O) kg/ha hoặc bón (30N + 30P2O5 + 15K2O)kg/ha.

Tưới nước

Cung cấp đủ nước trong suốt quá trình sống cho cây. Đặc biệt trong thời gian 1-3 tháng đầu mới trồng cần tưới nước đầy đủ để đảm bảo độ ẩm cần thiết.

Độ che phủ

Thất diệp nhất chi hoa là cây ưa bóng nên lựa chọn trồng dưới các tán cây hoặc che lưới đen đảm bảo độ che phủ từ 50% – 70% là thích hợp nhất giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

6. Thu hoạch, sơ chế, bảo quản

Tùy vào mục đích sử dụng, có thể thu hoạch củ Thất diệp nhất chi hoa từ năm thứ 3 sau trồng trở đi vào tháng 9 – 10 hàng năm (thời kỳ rụng lá).

  • Khi thu hoạch, đào thân rễ rửa sạch, để nguyên đem phơi hoặc thái mỏng rồi phơi khô đều được.
  • Thất diệp nhất chi hoa cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Tuệ Linh quy hoạch vùng trồng thất diệp nhất chi hoa tại Sapa

Thất diệp nhất chi hoa là loại dược liệu quý, chỉ mọc ở các khu rừng rậm, nên có rất ít trong tự nhiên. Chưa kể đến do nạn chặt phá rừng làm thu hẹp môi trường sống, bị khai thác tận diệt, loài cây này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Tìm hiểu thêm: Thất diệp chi hoa mọc tự nhiên ở đâu?

Hiện nay, thất diệp nhất chi hoa được đưa vào sách đỏ việt Nam. Nhằm bảo tổn và phát triển cây dược liệu quý hiếu này, Công ty Tuệ Linh đã cho quy hoạch vùng trồng tại bản Khoang Sapa theo tiêu chuẩn GACP của tổ chức Y tế thế giới.

Vùng trồng thất diệp nhất chi hoa của Tuệ Linh nằm trong vùng rừng rậm thuộc dãy Hoàng Liên Sơn ở độ cao trên 2000m. Nơi đây có điều kiện khí hậu thổ nhưỡng rất thích hợp cho sự phát triển của loại cây quý hiếm này. Tuy việc trồng loài dược liệu này gặp nhiều khó khăn do địa thế hiểm trở nhưng bằng tâm huyết cùng kinh nghiệm bảo tồn và phát triển cây thuốc Việt hơn 1 thập kỷ qua, công ty bước đầu đã trồng thành công hơn 10 hecta, và đang mở rộng thêm diện tích ở các vùng lân cận.

Cho tới nay, Tuệ Linh là doanh nghiệp duy nhất sở hữu vùng trồng thất diệp nhất chi hoa tại Việt Nam. Việc phát triển được nguồn dược liệu quý này hứa hẹn mang tới các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, đặc biệt là các sản phẩm thảo dược lành tính có tác dụng giảm khối u và phòng chống ung thư. Hi vọng trong thời gian tới cùng với sự nỗ lực của chính quyền địa phương và nhân dân, Tuệ Linh sẽ xây dựng được thêm nhiều vùng trồng thất diệp nhất chi hoa hơn nữa, nhân rộng ra các vùng lân cận, để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, góp phần nâng tầm cây thuốc Việt.

Nguồn: Viện KHSS – ĐH Thái Nguyên

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-trong-cay-that-diep-nhat-chi-hoa.html/feed 0
Đặc điểm hình thái của loài cây Bảy lá một hoa – Paris vietnamensis (Takht.) H.Li, ở Việt Nam https://tracuuduoclieu.vn/dac-diem-hinh-thai-cua-loai-cay-bay-la-mot-hoa-paris-vietnamensis-takht-h-li-o-viet-nam.html https://tracuuduoclieu.vn/dac-diem-hinh-thai-cua-loai-cay-bay-la-mot-hoa-paris-vietnamensis-takht-h-li-o-viet-nam.html#respond Mon, 19 Oct 2020 03:32:14 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=46937 Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Quỳnh Nga, Trần Ngọc Lân, Nguyễn Thị Thu, Ninh Thị Phíp,
Đoàn Thị Thanh Nhàn, Lê Thị Thu Hiền, Nguyễn Nhật Linh

Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Tập 16(4), tr.282-289


Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, Bảy lá một hoa là vị thuốc quý có khả năng giúp hạ cholesterol máu, kháng u (đặc biệt với một số dòng tế bào ung thư vú và ung thư phổi), kháng viêm, kháng nấm và ức chế ngưng tập tiểu cầu.

Tìm hiểu trước: Các tác dụng chữa bệnh của bảy lá một hoa

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, Bảy lá một hoa là vị thuốc quý được lấy từ thân rễ của một số loài thuộc chi Paris (Bảy lá một hoa, Trọng lâu), họ Melanthiaceae.

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Hình ảnh cây Bảy lá một hoa

Những nghiên cứu về thành phần hóa học và dược lý cho thấy các hoạt chất có tác dụng dược lý của Bảy lá một hoa là các saponin steroid, đặc biệt là diosgenin và các pennogenin (Zhang et al., 2012; Wei et al., 2014). Các saponin này có khả năng giúp hạ cholesterol máu, kháng u (đặc biệt với một số dòng tế bào ung thư vú và ung thư phổi), kháng viêm, kháng nấm và ức chế ngưng tập tiểu cầu.

Ở Việt Nam, tất cả các loài thuộc chi Paris đều đang bị khai thác ráo riết để làm thuốc và bán qua biên giới khiến nguồn dược liệu này trong tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Nguyen Quynh Nga et al. (2016) đã thống kê và ghi nhận tổng số 8 loài và 2 thứ thuộc chi Paris phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi phía Bắc cho tới vùng núi cao miền Trung và Tây Nguyên.

Trong đó, P. vietnamensis (Takht.) H.Li là một trong những loài có phân bố rộng nhất. Quan sát các quần thể của loài này trong tự nhiên cho thấy tỉ lệ đậu hạt và khối lượng thân rễ của các cá thể khá cao so với những loài khác trong chi. Để phát triển nguồn dược liệu, Bảy lá một hoa Việt Nam đã được thu thập trong tự nhiên để nghiên cứu, bảo tồn và nhân trồng.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Vật liệu: Các mẫu của Bảy lá một hoa Việt Nam – P. vietnamensis (Takht.) H.Li được thu thập trong tự nhiên và được trồng ở (Lào Cai) vào tháng 4 – 6/2016. Tiêu bản của các mẫu được lưu giữ tại Phòng Tiêu bản của Viện dược liệu(NIMM).

Phương pháp: Định danh bằng phương pháp hình thái.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Phân tích các mẫu nghiên cứu của loài Bảy lá một hoa Việt Nam – P. vietnamensis (Takht.) H.Li cho thấy có sự đa dạng về hình thái giữa các cá thể có đặc điểm số lượng của các bộ phận lá, lá đài, cánh hoa, nhị, cạnh bầu, thùy của đầu nhụy (Hình 1).

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1

Hình 1. Sự đa dạng hình thái hoa và lá của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li Ghi chú: a. Các däng hình thái hoa và bầu cắt ngang tương ứng của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li; b. Các däng hình thái lá của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li.

Cụ thể như sau:

  • 4 – 7 (thường 6 lá) xếp thành thành vòng trên thân.
  • Số lá đài, thường bằng (hoặc xấp xỉ) số lá và số cánh hoa. Số lá đài có thể thay đổi nhiều hay ít trong cùng 1 loài chứ không phải là con số cố định.
  • Cánh hoa dạng dải, xoắn ít tới nhiều, dài hơn lá đài 1,2 – 2 lần.
  • Nhị 8 – 14, số lượng nhị thường gấp 2 lần số lá, số lá đài và số cánh hoa; xếp 2 vòng.
  • Bầu có cạnh bầu lõm sâu, 4 – 7 cạnh, số cạnh bầu thường bằng số lá đài, số cánh hoa và số thùy của đầu nhụy. Phần gốc vòi nhụy – đỉnh bầu thường có màu sắc đa dạng từ màu tía, tím đến màu xanh lam

Căn cứ vào các nghiên cứu về chi Paris L. ở Việt Nam và trên thế giới (Liang & Soukup, 2000; Nguyễn Thị Đỏ, 2007; Nguyen Quynh Nga et al., 2016) kết hợp với việc phân tích các mẫu nghiên cứu cho thấy Bảy lá một hoa Việt Nam – P. vietnamensis (Takht.) H Li được phân biệt với các loài khác thuộc chi ở các đặc điểm đặc trưng bao gồm:

  • nhị có trung đới kéo dài hình trụ ngắn 1 – 1,5mm
  • cánh hoa dài hơn đài (1,2) 1,5 – 2 lần; cạnh bầu lõm sâu, lát cắt ngang qua bầu hình sao
  • nhụy gần như xẻ từ gốc với phần hợp (vòi nhụy) rất ngắn, phần xẻ thành các thùy (đầu nhụy) dài
  • hạt có áo hạt màu đỏ (Hình 2, 3).

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 2

Hình 2. Một số đặc điểm hình thái đặc trưng của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li
Ghi chú: a. Lá đài của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li;
b. Cánh hoa của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li;
c. Nhị của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li; d. Bộ nhụy của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li. a b c d

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3

Hình 3. Quả và hạt của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li Ghi chú: a. Quả chín tự mở của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li; b. Vỏ quả đã tách hạt của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li; c. Hạt của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li; d. Hạt đã tách áo hạt của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li.

KẾT LUẬN

  • Qua phân tích mẫu đã xác định được sự đa dạng hình thái giữa các cá thể trong cùng loài Bảy lá một hoa Việt Nam thể hiện ở đặc điểm số lượng của cả bộ phận thuộc cơ quan sinh dưỡng sinh (số lá) và cơ quan sinh sản (số lá đài, cánh hoa, nhị, cạnh bầu và thùy của đầu nhụy).
  • Đặc trưng giúp phân biệt Bảy lá một hoa Việt Nam – Paris vietnamensis (Takht.) H.Li với các loài khác thuộc chi Paris là nhị có trung đới kéo dài hình trụ ngắn 1 – 1,5mm; cánh hoa dài hơn đài 1,2 – 2 lần; lát cắt ngang qua bầu hình sao, cánh bầu lõm sâu, nhụy có vòi nhụy (phần hợp) rất ngắn; hạt có áo hạt màu đỏ.

Nguồn: Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Quỳnh Nga, Trần Ngọc Lân, Nguyễn Thị Thu, Ninh Thị Phíp, Đoàn Thị Thanh Nhàn, Lê Thị Thu Hiền, Nguyễn Nhật Linh (2018), Đặc điểm hình thái của loài cây bảy lá một hoa – Paris vietnamensis (takht.) H.Li, ở Việt Nam , Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Tập 16(4), tr.282-289.

Đọc thêm:

 

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/dac-diem-hinh-thai-cua-loai-cay-bay-la-mot-hoa-paris-vietnamensis-takht-h-li-o-viet-nam.html/feed 0
Góp phần xây dựng tiêu chuẩn cơ sở dược liệu bảy lá một hoa ở Việt Nam https://tracuuduoclieu.vn/gop-phan-xay-dung-tieu-chuan-co-so-duoc-lieu-bay-la-mot-hoa-o-viet-nam.html https://tracuuduoclieu.vn/gop-phan-xay-dung-tieu-chuan-co-so-duoc-lieu-bay-la-mot-hoa-o-viet-nam.html#respond Wed, 20 Jun 2018 01:42:49 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/gop-phan-xay-dung-tieu-chuan-co-so-duoc-lieu-bay-la-mot-hoa-o-viet-nam-442/

Vũ Thị Diệp, Cao Ngọc Anh, Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Hoàng Tuấn, Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Thị Hài

*E-mail: hado.nimms@gmail.com

Đặt vấn đề

Chi Paris L. gồm các cây thuốc có nhiều tác dụng sinh học quý như chống ung thư, chống oxy hóa, kháng virus, kháng nấm kháng ký sinh trùng giảm đau, an thần. Ở Việt Nam, đây là một chi hiếm gặp, phân bố chủ yếu ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và vùng núi cao Tây Nguyên, nơi có khí hậu mát, độ ẩm cao.

Đặt vấn đề 1

Cây bảy lá một hoa

Trong Y học cổ truyền, các loài thuộc chi Paris L. thường dùng để chữa sốt, sốt rét cơn, giải độc nhất là khi bị rắn cắn, chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, họ lao, ho lâu ngày, hen suyễn. Hiện nay, nghiên cứu về chi Paris L. ở nước ta chưa nhiều. Các loài thuộc chi này thường được gọi là bảy lá một hoa và có hình thái tương đối khó phân biệt, dễ nhầm lẫn. Do đó, với loài được dùng làm thuốc chủ yếu là dược liệu bảy lá một hoa – Paris polyphylla var. chinensis (Franchet) H. Hara, cần được nghiên cứu toàn diện về thực vật, hóa học và tác dụng sinh học, để tạo Cơ sở dữ liệu đảm bảo tính đúng khi nghiên cứu hay sử dụng cây thuốc này cũng như các sản phẩm từ dược liệu này trong phòng và chữa bệnh.

Do đó, nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu phân tích rõ hơn về hình thái thực vật, vi phẫu lá, thân, thân rễ, thân rễ nhỏ, góp phần tạo Cơ sở cho việc xây dựng bộ tiêu chuẩn Cơ Sở dược liệu bảy lá một hoa trong tương lai.

Tìm hiểu thêm: Các công dụng của cây bảy lá một hoa

Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là toàn cây bảy lá một hoa được thu hái tháng 11/2017 tại bản Khoang, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Mẫu đã được ép tiêu bản khô và lưu tại Khoa Hóa thực vật-Viện Dược liệu, số hiệu tiêu bản TB12112017 do PGS.TS. Nguyên Hoàng Tuấn giám định tên khoa học.

Phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm hình thái thực vật được mô tả bằng cách quan sát mắt thường, kính lúp, kính soi nổi và được so với bản mô tả trong khóa định loại chi Paris

Mô tả giải phẫu: Làm tiêu bản các bộ phận của cây như thân khi sinh, thân rễ, rễ, lá và soi bột để phân tích đặc điểm cấu tạo. Các phương pháp được nhuộm theo phương pháp nhuộm kép. Tiêu bản được quan sát dưới kính hiển vi và chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số.

Kết quả nghiên cứu

Định danh loài

Qua phân tích các đặc điểm hình thái mẫu cây bảy lá một hoa thu được, kết hợp với bảng so sánh; cùng với việc tra cứu các tài liệu khóa phân loại thuộc chi Paris L., căn cứ vào tài liệu, chúng tôi kết luận mẫu bảy lá một hoa thu hái tại Lai Châu là một loài thuộc chi Paris L., họ Trọng lâu (Trilliaceae) và tên khoa học của cây là Paris polyphylla var. chinensis (Franchet) H. Hara, J. Fac. Sci. Univ. Tokyo. Sect. 3, 10: 176. 1969, tên đồng danh là Paris chinensis Franch., Nouv. Arch. Mus. Hist. Nat. II, 10: 97. 1888, Paris formosana Hayata, J. Coll. Sci. Imp. Univ. Tokyo 30(1): 367. 1911, Paris brachysepala Pamp., Nuovo Giorn. Bot. Ital. n.s., 22: 266. 1915. Daiswa chinensis (Franch.) Takht., Brittonia 35: 259. 1983 và Daiswa chinensis subsp. brachysepala (Pamp.) Takht., Brittonia 35: 262. 1983.

Tên tiếng Việt là bảy lá một hoa, tảo hưu, thất diệp nhất chi hoa. Thông tin mẫu nghiên cứu xem hình 1.

Kết quả nghiên cứu 1

Hình 1. Đặc điểm các bộ phận của cây bảy lá một hoa

Ghi chú. A: ảnh tổng thể cây; B: mặt trên và mặt dưới lá: C, D: cuống lá; E: chóp lá; E: thân, thân cắt ngang, G, H thân rễ, thân rễ cắt ngang: I: quả; J: quả nhìn từ mặt trên, quả nhìn từ mặt ngang, quả nhìn từ mặt dưới; K: quả cắt ngang; L: hạt, hạt cắt dọc, hạt cắt ngang, M: hoa nhìn từ mặt trên, mặt ngang, và mặt dưới; N: bầu; O: đài hoa mặt trên và mặt dưới; P: cánh hoa, Q: nhị hoa, R: Nhị hoa: S: bầu cắt ngang; T: noãn; U; tương quan một số phận của hoa.

Đặc điểm hình thái

– Bảy lá một hoa là cây có nhiều năm, cao từ 40-130 cm.

– Thân rễ gần dạng khối trụ, đường kính 1-2,5 cm, thường nằm ngang; thân trên mặt đất thẳng đứng, đơn độc, không phân nhánh.

– Lá 5-10-11) xếp thành một vòng ở phần thân trên mặt đất; cuống lá (0,5-51-6 cm; hình dạng lá thay đổi, thường thuôn đến dạng ngọn giáo, kích thước 6-15Z-30) x 0,5-5 cm, gốc lá tròn đến có dạng hình nêm.

– Hoa:

  • Cuống hoa 5-24(-65) cm.
  • Cánh đài (tepals) xếp thành hai vòng, rời; (3 hoặc) 4 đến 6 (hoặc 7) cánh đài ở vòng ngoài, dạng lá màu xanh hoặc vàng-xanh, hình trứng ngược đến hình ngọn giáo, kích thước (3-4,5-7(-11) x 1-4 cm; vòng trong dạng dải, thường có màu vàng – xanh, dài hẹp, ngắn hơn vòng ngoài, chiều rộng 1-1,5(-5) mm.
  • Nhi (6-08-12(14) hoặc đôi khi nhiều hơn, chỉ nhị dep, dài 5-6 mm; hộp phấn dài 1-1,2 cm; bao phấn hình thuôn, đính gốc, mở bằng khe đọc, dài 1-3 mm.
  • Bầu thương, 1 ô, hình trứng, có những đường gân lồi lên đôi khi có những nốt sần; noãn nhiều, đính bên; vòi nhụy ngắn, gốc hơi phình lên, màu tím đến trắng; núm nhụy chia 4 hoặc 5 thùy.

– Quả nang hình cầu, đôi khi có nốt sần ở vỏ, mở ở lưng. hạt hình cầu hoặc hình trứng, bao phủ bởi một lớp vỏ màu đỏ và mọng nước, nội nhũ cứng hoặc nạc.

– Mùa hoa và mùa quả vào tháng 3 đến tháng 11.

Đặc điểm vị học

Vi phẫu lá

Vi phẫu lá (hình 2A) có thiết diện đối xứng qua trục giữa, mặt trên lõm nhọn, mặt dưới lồi tròn. Cấu tạo gồm các phần sau: Gân lá: Biểu trên bì gồm các tế bào hình tròn xếp thành một lớp ngoài cùng của gân lá (1). Dưới biểu bì của phiến lá có mô dày gồm một hàng tế bào hình đa giác có thành dày ở góc tế bào bắt màu đỏ đậm (2); Mô mềm là các tế bào hình tròn hay đa giác thành mỏng nằm dưới mô dày và xung quanh bó libe – gỗ (5); Bó libe – gỗ hình cung xếp giữa gân lá, Gồm cung libe là các tế bào nhỏ màu đỏ (4) bao quanh cung gỗ màu xanh (3), biểu bì dưới và mô dày có cấu tạo sắp xếp giống biểu bì trên (6).

Vi phẫu thân

Vi phẫu thân (hình 2B) có thiết diện hình tròn, đối xứng qua tâm và trục của hình tròn. Có các đặc điểm sau: Ngoài cùng là một lớp tế bào biểu bì hình tròn xếp đều đặn (1). Dưới biểu bì là lớp mô dày 7-8 dãy tế bào hình đa giác thành dày màu đỏ đậm (2). Trong ruột chủ yếu là mô mềm xốp nằm ngay dưới mô dày gồm các tế bào đa giác thành mỏng (3). Rải rác trong mô mềm có các bó libe-gỗ, gồm libe là các tế bào nhỏ bắt màu đỏ xếp phía ngoài và gỗ là các tế bào bắt màu xanh phía trong (4).

Kết quả nghiên cứu 2

Hình 2. Đặc điểm vi phẫu lá và thân của cây bảy lá một hoa

A: Vi phẫu lá; B: Vi phẫu thân

Vi phẫu rễ con

Vi phẫu rễ con (hình 3A) Có thiết diện hình tròn, đối xứng qua tâm và trục của hình tròn. Có các đặc điểm sau: Ngoài cùng là bần gồm 2 đến 3 lớp tế bào hóa gỗ xếp chồng lên nhau (1); dưới bần là tầng sinh bần (2); Tiếp đến là mô mềm Vỏ gồm các tế bào đa giác thành mỏng (3); Dưới mô mềm vỏ là mô dày gồm 2 đến ba lớp tế bào thành dày bắt màu đỏ đậm (4); Tiếp đến là trụ bì gồm một vòng tế bào khép kín xếp thành vòng tròn ở ruột (5); Phần trung tâm gồm các bó gô cấp một và các mạch gỗ (6); xen kẽ với các bó gỗ là mô mềm ruột cấu tạo gồm các tế bào đa giác nhỏ thành mỏng (7).

Vi phẫu thân rễ

Vi phẫu thân rễ (hình 3B) có thiết diện hình tròn, đối xứng qua tâm và trục của hình tròn. Có các đặc điểm sau: Ngoài cùng gồm một đến hai lớp tế bào hoá gỗ xếp chồng nhau, có những chỗ các lớp bần bong ra (1); Phần bên trong thân rễ cấu tạo chủ yếu là mô | mềm gồm các tế bào đa giác thành mỏng (2); Rải rác trong mô mềm là các bó libe – gỗ (3).

Kết quả nghiên cứu 3

Vi phẫu rễ non

Kết quả nghiên cứu 4

Vi phẫu thân rễ

Đặc điểm bột

Bột lá

Bột lá (hình 4A) có màu xanh xám, quan sát dưới kính hiển vi thấy các đặc điểm sau: Mảnh biểu bì mang lỗ khí gồm các tế bào biểu bì là lỗ khí là hai tế bào hình thận úp vào nhau (1); Các mảnh mô dậu hình tròn thành tế bào mỏng, bên trong chứa chất diệp lục màu xanh lá (2); Mảnh mô mềm của gân lá là các tế bào khoang rỗng thành mỏng (3); Mảnh phiến lá còn nguyên cấu tạo gồm biểu bì, mô dâu và mô mềm (4); Các bó sợi của gân lá (5); Bó sợi mang mảnh mạch (6); Mảnh mạch mạng (7).

Bột thân

Bột thân (hình 4B) có màu xám, quan sát dưới kính | hiển vi thấy các đặc điểm sau: Các mảnh biểu bì thân gồm các tế bào hình chữ nhật xếp thành từng hàng dọc đều (1); mô mềm gồm các tế mào thành mỏng manh hình chữ nhật xếp dọc, khoang tế bào rộng (2); các sợi hóa gỗ rỗng, dài, thành dày (3), (4); các mảnh mạch mạng (5)..

Bột thân rễ

Bột thân rễ (hình 4C) có màu trắng, hơi nâu, thấm nước nhớt dính, quan sát dưới kính hiển vi thấy các đặc điểm: Trên vị trường quan sát thấy rất nhiều hạt tinh bột có kích thước và hình dạng khác nhau trong đó chủ yếu hạt tinh bột có hình trứng và hình tròn không rõ rốn và vận tăng trưởng (1); Các mảnh vỏ bần của rễ củ có màu nâu vàng, thành dày đa giác, có lẫn các hạt tinh bột trong khoang tế bào (2); Các mảnh mô mềm tế bào hình đa giác thành mỏng, trong ruột có chứa các hạt tinh bột (3).

Kết quả nghiên cứu 5

Bột lá

Kết quả nghiên cứu 6

Bột thân

Kết quả nghiên cứu 7

Bột thân rễ

Kết luận

Nghiên cứu đã thu mẫu bảy lá một hoa và tiến hành giám định tên khoa học là Paris polyphylla var. chinensis (Franchet) H. Hara. So với nghiên cứu trước đây của Nguyễn Thị Thu và CS. [12], nghiên cứu này này hoàn thiện hơn trong đó tập trung phân tích đầy đủ về mặt đặc điểm hình thái và vị học bao gồm phân tích đặc điểm vi phẫu lá, thân, rễ con, thân rễ và đặc điểm bột bao gồm đặc điểm bột lá, thân, thân rễ cây bảy lá một hoa. Đây là cơ sở khoa học quan trọng để góp phần xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu bảy lá một hoa trong tương lai.

Đề tài được sự tài trợ kinh phí từ Ngân sách sự nghiệp Khoa học của Bộ Y tế, tên đề tài “Nghiên cứu cây Bảy lá một hoa (Paris polyphylla var chinensis Smith. theo hướng hỗ trợ điều trị ung thư vú, Đề tài cấp Bộ Y tế; 50/HĐ-K2ĐT, ngày 11/8/2017.

Tìm hiểu thêm: Công tác bảo tồn bảy lá một hoa 

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/gop-phan-xay-dung-tieu-chuan-co-so-duoc-lieu-bay-la-mot-hoa-o-viet-nam.html/feed 0