Thất diệp nhất chi hoa, một loài thực vật kỳ bí với vẻ đẹp độc đáo và những công dụng y học đáng quý. Bạn có biết loài hoa này mọc ở đâu, hay cách nhận diện và trồng chúng trong tự nhiên? Hãy cùng đọc bài viết này để biết nguồn gốc, đặc điểm sinh học, và cả việc bảo tồn và phát triển loài hoa quý hiếm này nhé.
Mục lục
Thất diệp nhất chi hoa là cây gì?
Thất diệp nhất chi hoa, hay còn được biết đến với tên gọi “cây bảy lá một hoa”, là một loài thực vật đặc hữu có nhiều đặc điểm thú vị và quý hiếm. Loài cây này không chỉ nổi bật với cấu trúc độc đáo của mình mà còn được biết đến với những công dụng quý giá trong y học cổ truyền.
Loài cây này có tên khoa học là Paris polyphylla, thuộc họ Trilliaceae, và được biết đến với bảy lá xếp quanh một bông hoa duy nhất ở trung tâm.
Tên gọi “thất diệp nhất chi hoa” có nguồn gốc từ tiếng Hán, trong đó “thất” có nghĩa là bảy, “diệp” là lá, “nhất” là một, và “chi” là cây, “hoa” nghĩa là hoa. Điều này phản ánh đặc điểm độc đáo của cây: thường mọc ra bảy lá và chỉ nở duy nhất một bông hoa trên đỉnh. Tên gọi này không chỉ mô tả hình dáng đặc trưng của cây mà còn gợi lên sự tinh tế và sức sống mãnh liệt, biểu tượng cho sự kiên cường và vẻ đẹp thuần khiết của thiên nhiên. Cũng bởi dáng vẻ này của cây mà nó còn được gọi là kỳ hoa dị thảo.
Thất diệp nhất chi hoa có công dụng chữa bệnh ngoài da và cầm máu tốt, ngoài ra loại thảo dược này còn có công dụng trị các bệnh về đường hô hấp (ho lao, hen suyễn…). Một số nghiên cứu cho thấy thất diệp nhất chi hoa có khả năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư.
☛ Đọc đầy đủ:
Cùng xem mô tả cụ thể về cây cũng như tìm hiểu cây mọc ở đâu ở các mục tiếp theo.
Mô tả cụ thể về cây thất diệp nhất chi hoa
Nhận diện rõ ràng nhất đó là khi cây ra hoa. Mỗi cụm thường mọc ra bảy lá và chỉ nở duy nhất một bông hoa trên đỉnh. Bên cạnh đó có những đặc điểm khác như sau:
Cây bảy lá một hoa là một loại cỏ nhỏ, có dạng rất đặc biệt, sống lâu năm vơi các bộ phận được mô tả như sau:
- Rễ: ngắn tầm (5-15 cm) và đường kính 2,5-2,5cm rất nhiều đốt, khó bẻ. Khi bẻ, vết bẻ trông như có bột, màu vàng trắng hay xám vàng.
- Thân: Từ thân rễ nổi lên mặt đất một thân mọc thẳng đứng cao tới gần 1 mét, phía gốc có một số lá thoái hóa thành vẩy, bao lấy thân cây. Giữa thân có một tầng lá mọc vòng gồm 3 đến 10 lá, nhưng thường là 7 lá.
- Lá: hình bầu dục, màu xanh đậm, có gân nổi rõ. Cuống lá dài 2,5-3cm, phiến lá hình mác rộng, dài 15- 21cm, rộng 4-8cm, đầu phiến lá nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt dưới màu xanh nhạt, đôi khi có màu tím nhạt.
- Hoa: Hoa mọc đơn độc ở đỉnh cành, có màu xanh hoặc tím nhạt, thường nở vào mùa hè. Cuống hoa dài 15-30cm. Lá đài gồm 5 đến 10, thường là 7, màu xanh lá cây, dài 3- 7cm, rời từng cái một, trông như lá, không rụng. Số cánh tràng bằng số lá đài, hình sợi rủ xuống, màu vàng mẫu, chiều dài bằng hay ngắn hơn chiều dài của lá đài. Nhụy màu tím đỏ, bầu thường gồm 3 ngăn.
- Quả: mọng khi chín có màu tím đen, chứa nhiều hạt nhỏ.
Mùa hoa vào các tháng 3, 4, 5 (vùng Sapa), mùa quả và các tháng 10-11.
Thất diệp nhất chi hoa mọc ở đâu?
Việc tìm hiểu môi trường sống của Thất diệp nhất chi hoa không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về điều kiện sinh trưởng và phát triển của loài cây này mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển bền vững. Môi trường sống tự nhiên của Thất diệp nhất chi hoa cung cấp những thông tin cần thiết để áp dụng các biện pháp bảo tồn phù hợp, đồng thời giúp ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng do sự can thiệp của con người và biến đổi khí hậu. Đây là bước đầu tiên và cơ bản nhất trong việc hiểu biết và bảo vệ loài thực vật quý này.
Vậy thất điệp chi hoa mọc ở đâu?
Thất diệp nhất chi hoa thường mọc ở các khu rừng núi ẩm và mát, đặc biệt là trong các khu rừng rậm nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đây là một loài thực vật địa sinh có thân rễ rụng lá.
Phần thân trên mặt đất lụi hàng năm vào cuối mùa thu, thân rễ mang 1-2 chồi ngủ tồn tại qua đông và mọc lại vào giữa mùa xuân năm sau. Thông qua sự phát triển của thân rễ con, loài này hình thành các cụm rộng theo thời gian trong điều kiện tốt. Các giống mạnh mẽ nhất đạt chiều cao lên tới 100 cm trong môi trường sống tự nhiên của chúng. Trong tự nhiên thường chỉ có những cây lớn với chiều dài rễ trên 5 cm mới thấy có hoa quả.
- Trên thế giới: Paris L. là một chi nhỏ hiện chỉ có khoảng 10 loài, phân bố ở vùng cận nhiệt đới hoặc ôn đới ẩm Bắc bán cầu: Trung Quốc, Ấn Độ, NêPan và Myanma.
- Ở Việt Nam: Có 6-7 loài, hầu như chỉ thấy ở các tỉnh miền núi phía bắc và đều được dùng làm thuốc vùng núi Cúc Phương thuộc Nam Hà, Ninh Bình, SaPa (Lào Cai), Đà Bắc (Hòa Bình) , Sơn Động (Hà Giang). Trước đây không thấy mô tả trong Bộ thực vật chí Đông Dương. Đầu năm 1934, Péctelot có phát hiện thấy quanh vùng Sapa nhiều loài khác nhau, nhưng chưa được khai thác sử dụng.
Trên thực tế có nhiều loài khác nhau. Theo sự nghiên cứu của A. Pételot trước đây, ở nước ta ít nhất cũng có 5 loài khác nhau đã được mô tả như sau:
- Paris delavayi Franch. Cây có thân gầy, cao chừng 1m cành lá ở khoảng 2/3 phía thân trên. Lá có cuống dài chừng 2cm, phiến lá hình mắc dài, đầu lá nhọn, phía cuống nhọn hơn, dài chừng 20c, rộng khoảng 3,5cm, 3 gần xuất phát từ cuống lá, gần giữa rõ hơn, gần hai bên chạy cách theo mép chừng 5mm. Lá đài 5, cùng dạng với lá, dài 4-4,5cm rộng 8mm. Cánh tràng hình sợi, ngắn hơn lá đài nhiều. Thường thấy mọc ở giữa khoảng 1.400m đến 1.800m trong những rừng ẩm ở Sapa (Lào Cai). Ra hoa vào tháng 4, kết quả vào tháng 6-7.
- Paris hainanensis Merr. Cây này có thân to, cao chừng 0,80m, vành lá gồm 6 lá ở vào khoảng 2.3 phía trên thân. Cuống lá dài tới 7cm, phiến lá hình trứng rộng, hơi không đối xứng, dài 20cm, rộng 12cm, đầu phiến tận cùng bởi một mũi nhọn, hình ba cạnh dài 1cm. Lá đài 5, hình trúng mác, dài 5cm, rộng 2cm. Cánh tràng hình sợi, gần dài gấp 2 lá đài. Hoa vào tháng 4, quả vào tháng 6. Loài này hay gặp hơn ở những rừng ẩm thấp quanh Sapa, độ cao chừng 1.500m. Còn thấy ở Trung Quốc, đảo Hải Nam.
- Paris fargesii Franch. Thân cao chừng 1-1,3m vành lá gồm 5 lá ở khoảng 2/3 phía trên thân, cuống lá dài 5-5,5cm, phiến lá hình bầu dục, phía cuống hình tim, đầu nhọn, 5 gân. Lá đài hình mác, dài 6cm, rộng 1,2cm. Cánh tràng hình sợi, ngắn hơn lá đài. Ra hoa vào tháng 4, kết quả vào tháng 6. So với các loài trên thì hiếm hơn. Cũng thấy ở quanh vùng Sapa, vào độ cao 1.500m có thấy ở Trung Quốc.
- Trong số 2 loài chưa xác định được tên, có một loài cao tới 2,5m. Pételot phát hiện thấy 2 cây ở gần một khe nhỏ giữa đường Sapa – Bình Lư. Loại thứ hai được phát hiện ở dốc 400m vùng núi Ba Vì (Hoà Bình) và trên bờ suối có nhiều bóng rợp giữa đường Hà Nội-Hòa Bình, độ cao không quá 50m so với mặt biển.
Bảo tồn và phát triển cây thất diệp nhất chi hoa
Thất diệp nhất chi hoa được xếp trong nhóm II A trong Nghị định của Chính phủ về “Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp”.
Thất diệp nhất chi hoa đang đối mặt với nguy cơ suy giảm số lượng do mất môi trường sống tự nhiên và khai thác quá mức. Cây thường mọc rải rác và không còn nhiều ở các khu vực mà trước đây chúng thịnh hành.
Yếu tố đe dọa chính bao gồm việc phá rừng, khai thác quá mức và biến đổi khí hậu. Giải pháp cho tình trạng này cần bao gồm việc thiết lập các khu bảo tồn, hạn chế khai thác và thực hiện các chương trình tái trồng và nhân giống.
Cùng xem cách trồng và nhân giống cây này như nào ở mục tiếp theo.
☛ Đọc chi tiết về: Cách trồng cây thất diệp nhất chi hoa
Dự án mô hình bảo tồn và nhân giống cây thấ diệp nhất chi hoa do trung tâm cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên triển khai thực hiện đã cho hiệu quả bước đầu, thành công của mô hình này sẽ cùng lúc mang lại rất nhiều lợi ích cho công tác nghiên cứu khoa học và tạo mô hình sinh kế cho người dân địa phương, xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống.
Tháng 4/2020 trung tâm cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết như nhà lưới, hệ thống tưới tiêu, vật tư, và thu thập 5000 cây thất diệp nhất chi hoa, phục vụ xây dựng vượt sống gốc. Đến nay, hầu hết củ giống đã mọc mầm, sinh trưởng và phát triển tốt. Giống từ vườn cây bố mẹ sẽ được phát triển thành cây giống con để cung cấp cho người dân tạo sinh kế, giảm áp lực vào rừng đặc dụng.
Tuệ linh quy hoạch thất diệp nhất chi hoa tại bản Khoang (Sapa)
Nhằm bảo tồn và phát triển cây thuốc quý này, công ty Tuệ Linh đã cho quy hoạch Thất diệp nhất chi hoa tại bản Khoang (Sapa). Việc trồng dược liệu quý này gặp rất nhiều khó khăn do địa thế vùng rừng núi hiểm trở nhưng bằng tâm huyết cũng kinh nghiệm bảo tồn cây thuốc hơn 10 năm qua, công ty Tuệ Linh đã bảo vệ thành công cây dược liệu này. Công ty cũng tiếp tục cũng chính quyền và địa phương mở rộng thêm vùng trồng để đáp ứng như cầu dược liệu trong nước.
Trên đây là một số thông tin về cây thất diệp nhất chi hoa mọc ở đâu cũng như hình ảnh, cách trồng nhân giống cây. Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về cây thất diệp nhất chi hoa và các loại cây dược liệu khác bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 18001190 (miễn cước) hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.