Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Wed, 24 Apr 2024 01:46:27 +0700 vi hourly 1 Đặc điểm các loài có giá trị làm thuốc thuộc chi Bạc thau (Argyreia Lour.) ở Việt Nam https://tracuuduoclieu.vn/dac-diem-cac-loai-co-gia-tri-lam-thuoc-thuoc-chi-bac-thau-argyreia-lour-o-viet-nam.html https://tracuuduoclieu.vn/dac-diem-cac-loai-co-gia-tri-lam-thuoc-thuoc-chi-bac-thau-argyreia-lour-o-viet-nam.html#respond Wed, 26 May 2021 03:56:25 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=55524 Trần Đức Bình, Lê Ngọc Hân, Doãn Hoàng Sơn, Dương Thị Hoàn, Nguyễn Thị Thanh Hương,
Vũ Anh Thương, Nguyễn Thu Thủy

HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4

Tóm tắt

Chi Bạc thau (Argyreia Lour.) ở Việt Nam có 18 loài, phân bố rải rác khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi đã tiến hành mô tả đặc điểm hình thái, cung cấp các thông tin về phân bố, sinh thái, hình ảnh minh họa và giá trị sử dụng của 6 loài thuộc chi Bạc thau được sử dụng làm thuốc ở Việt Nam. Sử dụng tổ hợp tên mới cho loài Bạc thau hoa đầu ở Việt Nam là Argyreia capitiformis (Poir.) Ooststr.


1. MỞ ĐẦU

Chi Argyreia Lour. thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae Juss.) có khoảng 135 loài, phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á nhiệt đới (Staple G., 2018).

1. MỞ ĐẦU 1

Ở Việt Nam hiện có 18 loài, trong đó có 3 loài làm thuốc (Nguyễn Thị Nhan và Dương Đức Huyến, 2003). Theo Võ Văn Chi (2012), chi Argyreia Lour. có 8 loài đã được ghi nhận làm thuốc, chủ yếu chữa các bệnh về dạ dày, băng huyết, các bệnh liên quan đến đường tiết niệu…

Tuy nhiên, về mặt danh pháp của một số loài hiện có nhiều thay đổi, do vậy số lượng loài được ghi nhận làm thuốc cần phải được nghiên cứu làm rõ.

Để nhận biết và sử dụng các loài được chính xác, chúng tôi đã tiến hành mô tả đặc điểm hình thái và cung cấp các thông tin về phân bố, sinh thái, hình ảnh minh họa và giá trị sử dụng các loài thuộc chi Bạc thau được sử dụng làm thuốc ở Việt Nam.

2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Các loài thuộc chi Bạc thau (Argyreia Lour.) có giá trị sử dụng làm thuốc ở Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu các mẫu vật được điều tra thu thập trên cả nước và các mẫu tiêu bản được lưu giữ tại các bảo tàng trong nước như Bảo tàng thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN), Bảo tàng thực vật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU), Viện Sinh học nhiệt đới, Tp. Hồ Chí Minh (VNM),… Tổng số là 40 số hiệu và 67 tiêu bản.

Phương pháp nghiên cứu

  • Sử dụng phương pháp so sánh hình thái để phân tích các mẫu vật, xây dựng và mô tả khóa phân loại so sánh phân biệt với các loài khác, từ đó sử dụng hình vẽ, tài liệu xác định tên khoa học các loài… theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007)
  • Điều tra kinh nghiệm và tri thức bản địa tại các nơi thu mẫu trong các chuyến đi thực địa (bộ phận thu hái, cách thu hái, cách sử dụng,…) theo phương pháp nghiên cứu của Gary J. Martin (2002).

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm nhận biết nhanh chi Bạc thau (Argyreia Lour.) ở Việt Nam

Argyreia Lour. – Bạc thau

Mô tả: Dây leo, hoặc bụi trườn, có nhựa mủ màu trắng đục. Lá đơn, nguyên, gốc lá tù, tròn đến hình tim hoặc cụt. Cụm hoa nách lá, dạng xim; lá bắc sớm rụng hoặc vẫn tồn tại. Hoa to, sặc sỡ; lá đài dai, có lông mặt ngoài, mặt trong nhẵn, thường tồn tại cùng với quả; tràng tím, đỏ, nâu, hoặc trắng, hình chuông, hình phễu; ống tràng thường nguyên hay xẻ 5 thùy , mặt ngoài thường có lông tơ nhỏ; chỉ nhị nhẵn; nhụy không thò hay thò ra khỏi họng tràng, bầu 2 hoặc 4 ô, vòi nhụy 1, như chỉ. Quả mọng, chín màu đỏ, nâu nhạt, nâu vàng , cam, hay đen. Hạt 4 hay ít hơn, hình tròn hay cầu hoặc hình trứng, nhẵn hay có lông.

Type: Argyreia obtusifolia Lour.

Ở Việt Nam chi Argyreia Lour., ghi nhận có 6 loài có giá trị làm thuốc. So với công trình của Võ Văn Chi (2012), số loài làm thuốc giảm đi 2 loài do loài Bạc thau lá nhọn (Argyreia acuta Lour) trở thành tên đồng nghĩa của loài Bạc thau lá tù (Argyreia obtusifolia Lour.) và loài Bạc thau Seguini (Argyreia seguinii Vaniot ex H.Lév) trở thành tên đồng nghĩa của loài Bạc thau Pierre (Argyreia pierreana Bois). Ngoài ra, loài Bạc thau Malabar (Argyreia malabarica (L.) Choisy) chuyển thành synonym của loài (Hewittia malabarica (L.) Suresh in D. H. Nicolson) nên không đề cập đến trong bài báo này.

3.2. Đặc điểm của các loài thuộc chi Bạc thau được ghi nhận làm thuốc

1. Argyreia capitiformis (Poir.) Ooststr. – Thảo bạc hoa đầu

Ooststr., 1972. Fl. Males. ser. 1, 6: 941.

  • Convolvulus capitiformis Poir. 1814.
  • Argyreia capitata (Vahl) Choisy, 1833.
  • Convolvulus capitatus Vahl, 1794.
  • Thảo bạc đầu.

Mô tả: Cây bụi trườn, dài 10-15 m. Thân có lông màu nâu hay gỉ sét dày. Phiến lá hình trứng hay tam giác, cỡ 8-18 x 4-13 cm, có lông nâu dày, gốc tù hay tim, đỉnh nhọn hay có mũi dài; gân phụ 13-15 cặp; cuống lá 3-16 cm. Cụm hoa xim; cuống hoa mập, có lông nâu dày; lá bắc hình bầu dục đến mác, cỡ 1,5-2,5 x 1 cm, đầu nhọn và có lông dày mặt ngoài. Cuống hoa ngắn. Đài hình mác hay trứng thuôn, có lông dày mặt ngoài, đỉnh nhọn, 3 lá đài ngoài dài 1,5-1,7 cm x 5-6 mm, 2 lá đài trong dài 1-1,2 cm. Tràng màu hồng đến đỏ nhạt – nâu, hình phễu, dài 4,5-5,5 cm, có lông mặt ngoài; chỉ nhị 1,5 cm; bao phấn hình thuôn, dài 3,5 mm. Bầu hình trứng, nhẵn, 2 ô. Vòi nhụy 3 cm, nối từ gốc; đầu nhụy chia 2 thùy. Quả mọng, khi chín màu đỏcam, hình cầu, đường kính khoảng 8 mm. Hạt hình trứng cầu (Ảnh 1).

Loc. class.: “Indies Orientale” Typus: Koenig s.n (Holo C!, C10009593).

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 11 – 1 (năm sau), quả chín tháng 2-3. Mọc rải rác ven rừng, lùm bụi nơi khô và sáng, ở độ cao tới 1700 m.

Phân bố: Sơn La, Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Khánh Hòa. Còn có ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Trung Quốc.

Mẫu nghiên cứu: Lào Cai, Đoàn khảo sát Việt Trung 3229 (HN). – Lạng Sơn, Phương 3841 (HN); VN 1404 (HN). – Vĩnh Phúc, Đào Minh Thái 55 (HN). – Quảng Ngãi, Trần Đình Lý 235 (HN). – Kon Tum, VH 1838 (HN); Hà Tuế 05 (HN); VH 1103 (HN). – Gia Lai, Nguyễn Thị Nhan 546 (HN). – ĐắK LắK, Nguyễn Thị Nhan 693 (HN).

Giá trị sử dụng:

  • Lá dùng chữa rong kinh, rong huyết, thường phối hợp với Ngải cứu và Nụ áo hoa tím; còn dùng chữa gãy xương, đau gân.
  • Dân gian (An Giang) dùng củ của nó thay vị Cát căn.
  • Ở Trung Quốc lá cây dùng trị sa tử cung, thoát giang, trị đòn ngã tổn thương, ho do nóng và ho suyễn (Võ Văn Chi, 2012).

Ghi chú: Nguyễn Thị Nhan và Dương Đức Huyến (2003), Phạm Hoàng Hộ (2003) và các tài liệu của Việt Nam đều lấy tên khoa học là Argyreia capitata (Vahl) Choisy, 1833. Tuy nhiên, tên gọi này được tổ hợp từ tên gọi Convolvulus capitatus Vahl, 1794, nom. illeg. – một tên không đúng với luật danh pháp. Cho nên, chúng tôi theo quan điểm của theplantlist.org, World checklist of Selected Plant Families (WCSP) và các tài liệu khác trên thế giới sử dụng tên chính thức của loài là Argyreia capitiformis (Poir.) Ooststr.

2. Argyreia mollis (Burm. f.) Choisy – Bạc thau lông mềm

Choisy, 1834. Mem Soc. Phys. Geneve 6: 421.

  • Convolvulus mollis Burm. f. 1768.
  • Thảo bạc che.

Mô tả: Dây leo dài đến 10 m; cành non có lông tơ vàng. Phiến lá bầu dục đến thuôn, đôi khi hình trứng đến mác, cỡ 4-19 x 1,5-9,5 cm, mặt trên nhẵn, gân phụ nổi rõ, mặt dưới có lông tơ vàng nhạt; gân phụ 10-12 cặp; cuống lá 1,5-7 cm. Cụm hoa mang 3-10 hoa; cuống cụm hoa dài 0,2-4,5 cm; lá bắc hình mũi mác, dài 0,3-0,5 mm, chóp tù; cuống hoa dài 5-15 mm. Đài có lông tơ mặt ngoài, 2 lá đài ngoài hình thuôn- bầu dục, dài 8-10 mm; 3 lá đài trong hình thuôn, ngắn hơn; tràng hình chuông, màu tím nhạt, trong ống đậm hơn, dài 3,5-5,2 cm, mặt ngoài có lông thưa nhỏ; nhị ngắn hơn tràng; chỉ nhị mỏng; nhụy không thò; bầu nhẵn, 4 ô. Quả mọng đỏ, hình cầu, đường kính khoảng 8-10 mm. Hạt màu đen (Ảnh 2).

Loc. class.: Java. Lectotype: Kleinhof s.n (G-Burman!).

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 11-12; quả chín tháng 12-1 (năm sau). Mọc rải rác trong rừng thứ sinh, rừng còi.

Phân bố: Sơn La, Thừa Thiên-Huế, Gia Lai, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Bà RịaVũng Tàu. Còn có ở Mianma, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Trung Quốc.

Mẫu nghiên cứu: Sơn La, DKH 7310 (HN). – Gia Lai, VN 1623 (HN); Vũ Xuân Phương 676, 791 (HN). – Lâm Đồng, 1130 (HN).

Giá trị sử dụng:

  • Ở Java (Inđônêxia), nước sắc rễ được dùng phối hợp với một số loại thuốc khác (thuộc chi Callicarpa, Anethum và Alyxia) để chữa đau dạ dày.
  • Lá dùng đắp trị mụn nhọn (Võ Văn Chi, 2012).

3. Argyreia nervosa (Burm. f.) Bojer – Bạc thau tím

Bojer, 1837. Hortus Maurit.: 224.

  • Convolvulus nervosus Burm.f., 1768. Fl. Indica: 48.
  • Thảo bạc gân.

Mô tả: Dây leo quấn đến 8 m, cành non có lông ngắn màu trắng bạc. Phiến lá lớn hình bầu dục đến gần tim rộng, dài 18- 30 cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới đầy lông trắng mịn, gân phụ 10-12 cặp. Cụm hoa dài 20 cm, cuống có lông. Lá bắc con lớn, hình trứng hay mũi mác, màu trắng. Lá đài hình trứng đến hình trứng rộng, dài 1,5-2 cm, có lông trắng ở mặt ngoài, chóp có mũi dài. Tràng màu tím hồng hay tím, dài 6-7 cm, có lông mặt ngoài. Quả mọng, gần hình cầu, nâu vàng, dài 1-1,5 cm, đài đồng trưởng bao lấy quả. Hạt màu sẫm đến nâu nhạt, nhẵn (Ảnh 3).

Loc. class.: India. Typus: Roxb. s.n (BR, BR0000006973735).

Sinh học: Ra hoa hầu như quanh năm. Cây dễ trồng bằng đoạn thân, cành hay hạt.

Phân bố: Loài của Ấn Độ, được nhập trồng ở Tp. Hồ Chí Minh. Cũng được trồng ởnhiều nước khác.

Mẫu nghiên cứu: TP. Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Nhan 949 (HN).

Giá trị sử dụng:

  • Ở Ấn Độ, rễ được dùng trị thấp khớp và các chứng đau thần kinh.
  • Lá làm thuốc trị đắp các vết thương và dùng ngoài trị các bệnh về da (Võ Văn Chi, 2012); Ở Việt Nam nhập trồng làm cảnh.

3.2. Đặc điểm của các loài thuộc chi Bạc thau được ghi nhận làm thuốc 1

4. Argyreia obtusifolia Lour. – Bạc thau lá tù

Lour. 1790. Fl. Cochinch. 1:135

  • Argyreia acuta Lour. 1790. Fl Cochinch. 1: 135
  • Thảo bạc tà.

Mô tả: Dây leo quấn, dài (1-) 5-30 m, cành tròn; phần non có lông màu trắng bạc. Phiến lá hình bầu dục hay trứng, cỡ 5-12,5 x 3-11 cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông màu trắng bạc, gốc tròn, hoặc cụt, gân phụ 9 cặp hay ít hơn; cuống lá 1,5-6 cm. Cụm hoa xim, mang 1-5 hoa; cuống cụm hoa dài 3,5-8 cm; lá bắc hình bầu dục hoặc trứng, cỡ 8-12 x 4-8 mm; cuống hoa dài 5 mm. Đài hình trứng-thuôn, không đều, đài vòng ngoài cỡ 9-10 x 6-7 mm, đài vòng trong cỡ 6-7 x 4-5 mm, có lông bạc mặt ngoài, đỉnh tù, xoắn hoặc lõm. Tràng màu trắng, gần dạng chuông, dài 3 cm, 5 thùy, dạng thuôn, nhọn, có lông bạc mặt ngoài; nhị ngắn, thò ra ngoài, chỉ nhị 1,5 cm, bao phấn thuôn. Bầu 4 ô, vòi nhụy 2 cm, đầu nhụy 2 thùy. Quả mọng, hình cầu, đường kính khoảng 8 mm. Hạt hình trứng, dài khoảng 5 mm, màu nâu (Ảnh 4).

Loc. class.: Vietnam. Typus: Loureiro “5” (syn BM!, BM000885051).

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa, quả tháng 6-11. Mọc rải rác ven rừng núi đá vôi, và đồng bằng.

Phân bố: Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình, Thừa Thiên-Huế, Kon Tum. Còn có ở Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Lào.

Mẫu nghiên cứu: Lào Cai, VN 1013 (HN); LX-VN 8471 (HN); Đoàn khảo sát Việt Trung 3294 (HN).- Quảng Ninh, 5061 (HN). – Hà Nội, 71HN4 00043 (HN). – Thừa Thiên Huế, Thái Thuận 6 (HN). – Kon Tom, Hiến 473 (HN); VN 2108 (HN).

Giá trị sử dụng:

  • Thường dùng trị bí tiểu tiện, đi đái ít một rát buốt, nước tiểu đục, bạch đới, ngứa lở, mụn nhọt, sốt rét, ho, viêm phế quản cấp và mãn tính. Ngày dùng 20-40 g tươi hoặc 20 g khô, dạng thuốc sắc (Võ Văn Chi, 2012).
  • Dùng ngoài, lấy lá hoặc ngọn mang lá tươi, giã nát đắp vào chỗ gãy xương, lở ngứa, mụn nhọt để hút mủ và lên da non (Đỗ Huy Bích và nnk., 2004).
  • Dân gian ở vùng Cúc Phương tỉnh Ninh Bình dùng lá chữa cảm cúm.

Ở Quảng Tây (Trung Quốc) toàn cây được dùng làm thuốc trị ho, viêm thận thủy thũng, tay chân yếu mỏi, và dùng ngoài trị độc giang mai (Võ Văn Chi – Trần Hợp, 2002).

Ghi chú: Trong các tài liệu Nguyễn Thị Nhan & Dương Đức Huyến (2003), The theplantlist.org… nói về chi Argyreia Lour. thì vẫn chấp nhận tên chuẩn cho 2 loài Bạc thau lá nhọn (Argyreia acuta Lour.) và loài Bạc thau lá tù (Argyreia obtusifolia Lour.). Hiện nay, trong “World checklist of Selected Plant Families (WCSP)” và “Convolvulaceae: Flora of Cambodia, Laos and Vietnam” thì chuyển loài Argyreia acuta thành synonym của Argyreia obtusifolia (Staple G., 2018). Do vậy chúng tôi lấy tên chuẩn là loài Argyreia obtusifolia Lour.

5. Argyreia osyrensis (Roth) Choisy in DC. – Bạc thau xám tro

Choisy in DC., 1845. Prodr. 9: 334.

  • Ipomoea osyrensis Roth, 1821. Nov. Pl. Sp. 117.

Mô tả: Dây leo hoặc bụi trườn; dài 3-10 m, cành thường có lông dày màu nâu trắng nhạt hay vàng nhạt. Phiến lá hình trứng, hay hình trứng rộng, cỡ 3-15 x 3-11 cm, mặt trên xám, mặt dưới có lông dày; gân phụ 5-11 cặp; cuống lá 1-5 cm. Cụm hoa mọc ở nách lá; cuống cụm hoa dài 1,5-6 cm; lá bắc hình trứng rộng hoặc hình tam giác, dài 0,8-1,2 cm, mặt ngoài có lông. Hoa có cuống ngắn; đài không đều, hình trứng hay thuôn, 2 lá đài ngoài dài 9-10 mm, đài trong dài 5,5-9 mm, có lông mặt ngoài, nhẵn mặt trong. Tràng màu tím hồng nhạt, ống tràng dạng chuông, dài 1-1,5 cm; thùy 5, hình trứng, 0,4-0,8 cm, mép nguyên, có lông ở gần gốc; bao phấn 2-4 mm; bầu hình cầu, 2 ô; vòi nhụy 2-3 mm. Quả hình cầu đường kính khoảng 6-8 mm. Hạt hình cầu có lông thưa (Ảnh 5).

Loc. class.: Thailand. Typus: Put, N. 2190 (K, K000830754).

Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 9-12, có quả tháng 12-1 (năm sau). Mọc rải rác trong rừng thứ sinh, rừng còi, lùm bụi ở độ cao từ 200-1400 m.

Phân bố: Lào Cai, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Còn có ở Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Lào, các nước nhiệt đới châu Á và Ôxtrâylia. Mẫu nghiên cứu: Kon Tum, VH 1991 (HN); Nguyễn Hữu Hiến 521 (HN); Trần Đình Lý 671 (HN). – Đắk Lắk, Trần Đình Lý 841 (HN); Nguyễn Tiến Hiệp 337 (HN). – Lâm Đồng, Đỏ 137 (HN).

Giá trị sử dụng: Ở Vân Nam (Trung Quốc), dùng trị sa tử cung, thoát giang, ho khan và ngoại thương xuất huyết (Võ Văn Chi, 2012).

6. Argyreia pierreana Bois – Bạc thau pierre

Bois, 1906. Rev. Hort. 78:

  • Argyreia seguinii Vaniot ex H. Léveillé, 1914. Fl. Kouy-Tchéou: 113
  • Thảo bạc pierre.

Mô tả:

Dây leo, dài 4-20(-25) m, cành non có lông. Phiến lá hình trứng đến tròn, cỡ 10-22 x 5,5-21 cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông, gốc tù đến tròn hoặc gần tim, đỉnh nhọn; gân phụ 10-15 cặp, cuống lá 5-17 cm, có lông vàng nhạt. Cụm hoa dạng xim, ở nách lá; cuống 2-5 cm, có lông vàng; lá bắc hình trứng rộng 2-3,5 x 2-3 cm, có lông mặt ngoài, mặt trong nhẵn; cuống hoa dài 7 mm. Đài hình trứng đến thuôn, hồng hay tím nhạt, đỉnh tù; 3 lá đài ngoài cỡ 1,5-1,7 cm x 8 mm; 2 lá đài trong nhỏ hơn. Tràng hình phễu, tím, hồng, hay trắng nhạt, dài 5-7 cm; ống tràng đường kính 3-4 cm, có lông màu trắng mặt ngoài; bao phấn hình thuôn. Bầu hình cầu. Vòi nhụy hợp với nhau ở gốc, dài 3,5 cm. Quảhình cầu, đường kính khoảng 8-10 mm. Hạt màu trắng nhạt, nhẵn (Ảnh 6).

Loc. class.: Vietnam (Hau Tonkin). Typus: Bois 323 (P, P00584836).

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 9-10. Mọc rải rác ven rừng, lùm bụi.

Phân bố: Lạng Sơn, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nam, Thanh Hóa, Gia Lai, Đắk Lắk. Còn có ở Thái Lan, Lào và Trung Quốc.

Mẫu nghiên cứu: Lâm Đồng, Đoàn khảo sát Việt Trung 3862 (HN); Nguyễn Hữu Hiến 15374 (HN). -Vĩnh Phúc, Đào Minh Thái 55, 115 (HN). – Quảng Ninh, Đoàn khảo sát Việt Trung 5061 (HN). – Thanh Hóa, Phương 5743 (HN). – Gia Lai, Phương 1301 (HN); LX-VN 2645, 4455 (HN). -Đắk Lắk, Nguyễn Thị Nhan 668 (HN); Hà Thị Dụng 532 (HN).

Giá trị sử dụng: Ở Vân Nam (Trung Quốc), dây và lá được dùng trị đòn ngã tổn thương, phong thấp tê đau, viêm phế quản, băng lậu, nội thương xuất huyết, bệnh mẩn ngứa, viêm tuyến vú và các loại ghẻ lở (Võ Văn Chi, 2012).

Ghi chú: Nguyễn Thị Nhan và Dương Đức Huyến (2003), Phạm Hoàng Hộ (2003) và các tài liệu của Việt Nam thì tên gọi Argyreia seguinii là một loài riêng biệt. Qua nghiên cứu, chúng tôi theo quan điểm của theplantlist.org, World checklist of Selected Plant Families (WCSP), “Convolvulaceae: Flora of Cambodia, Laos and Vietnam” (Staple G., 2018) và các tài liệu khác trên thế giới coi tên gọi này là synonym của loài là của Argyreia pierreana Bois.

3.2. Đặc điểm của các loài thuộc chi Bạc thau được ghi nhận làm thuốc 2

4. KẾT LUẬN

Xác định chi Bạc thau (Argyreia Lour.) ở Việt Nam có 6 loài được sử dụng làm thuốc, với nhiều nhóm bệnh khác nhau. Trên cơ sở những dữ liệu hiện có, chúng tôi đã cung cấp các đặc điểm để nhận biết chi, xây dựng bản mô tả đặc điểm nhận biết, cung cấp các thông tin tóm tắt về phân bố, sinh thái và giá trị tài nguyên cho 6 loài làm thuốc thuộc chi Bạc thau (Argyreia Lour.) ở Việt Nam. Sử dụng tổ hợp tên mới cho loài Bạc thau hoa đầu ở Việt Nam là Argyreia capitiformis (Poir.) Ooststr.

Lời cảm ơn:

Nghiên cứu được tài trợ bởi Đề tài cơ sở mã số IEBR ĐT.7-20, nhiệm vụ cơ sở IEBR.NV.3-20 và dự án “Tiềm năng sinh học của nguyên liệu sinh học ở Việt Nam” mã số VON001.08/18-19 và Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số NAFOSTED 106.03-2017.08.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/dac-diem-cac-loai-co-gia-tri-lam-thuoc-thuoc-chi-bac-thau-argyreia-lour-o-viet-nam.html/feed 0
Những cây dược liệu quý ít người biết https://tracuuduoclieu.vn/nhung-cay-duoc-lieu-quy-it-nguoi-biet.html https://tracuuduoclieu.vn/nhung-cay-duoc-lieu-quy-it-nguoi-biet.html#respond Wed, 14 Oct 2020 20:20:17 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/nhung-cay-duoc-lieu-quy-it-nguoi-biet-199/ Ở Việt Nam có rất nhiều cây dược liệu quý mà không phải ai cũng biết đến công dụng của nó. Nhiều loại dược liệu quý không được chú trọng, mọc hoang sơ, không được dùng đến, hoặc cũng có những loài bị mai một. Bên cạnh đó cũng có những loại dược liệu quý được trồng phổ biến, đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Dưới đây, các bạn có thể tham khảo một số loại dược liệu quý ở Việt Nam có thể trồng để cải thiện kinh tế, có thể sử dụng trong việc giúp ích cho sức khỏe hàng ngày.

Những cây dược liệu quý ít người biết 1

Trinh nữ hoàng cung hỗ trợ điều trị các bệnh về ung thư và khối u

Trinh nữ hoàng cung

Bộ phận dùng: Lá, thân hành

Tác dụng

  • Trinh nữ hoàng cung được dùng trong phạm vi dân gian để chữa ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư tuyến tiền liệt. Cũng có người dùng điều trị ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan và chữa đau dạ dày.
  • Ở các tỉnh phía Nam, trinh nữ hoàng cung được dùng phổ biến chữa bệnh đường tiết niệu.
  • Có thể dùng xoa bóp làm sung huyết da chưa tê thấp, đau nhức.
  • Ở Ấn Độ, nhân dân dùng thân hành cây trinh nữ hoàng cung xào nóng, giã đắp trị thấp khớp, và cũng dùng đắp trị mụn nhọt và áp xe để gây mưng mủ. Dịch ép lá là thuốc nhỏ tai chữa đau tai.
  • Ở Campuchia, nhân dân dùng cây trinh nữ hoàng cung để điều trị bệnh phụ khoa.

Một số bài thuốc từ cây trinh nữ hoàng cung

Bài thuốc với các khối u và ung thư: (K.cổ tử cung, K. gan, K. phổi, K. đại tràng… Các khối u nội tạng, tiền liệt tuyến, u lộ bên ngoài ở mọi vị trí trên người):

Lá Trinh nữ hoàng cung (khô) 20g. Lá Đu đủ (khô) 50g. Nga truật (giã nát) 20g. Xuyên điền thất giã nát 10g (sâm Tam thất)

Sắc với 3 chén nước (600ml) còn lại 1 chén thuốc (200ml), chia 3 lần uống trong ngày sau khi ăn.

Bài thuốc Chữa u xơ tử cung, ung thư tử cung, u xơ và ung thư tiền liệt tuyến:

Hái lá trinh nữ hoàng cung, thái nhỏ ngắn 1–2 cm, sao khô màu hơi vàng.

Mỗi ngày sắc 3 lá thành nước uống. Uống luôn trong 7 ngày, rồi nghỉ 7 ngày, sau đó uống tiếp 7 ngày nữa, lại nghỉ 7 ngày và uống tiếp 7 ngày. Tổng cộng 3 đợt uống là 63 lá, xen kẽ 2 đợt nghỉ uống, mỗi đợt 7 ngày.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư vú.

Nguyên liệu: lá cây Trinh nữ hoàng cung 8g, Cỏ lưỡi rắn hoa trắng 30g, Bán chi liên 15g, Kê huyết đằng 24g, Hương phụ 4g, Ích mẫu thảo 12g.

Sắc uống ngày một thang. Nên duy trì uống liên tục hằng tuần.

Cà gai leo

Bộ phận dùng

Rễ, cành lá và cả quả, thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Có khi dùng tươi.

Bộ phận dùng 1

Cà gai leo hỗ trợ và điều trị các bệnh về gan, và một số bệnh khác

Tác dụng

Theo kinh nghiệm dân gian cà gai leo điều trị các bệnh về gan đặc biệt hiệu quả. Xưa kia chưa có nhiều loại thuốc như bây giờ, khi mắc các bệnh về gan như: Bệnh vàng da, vàng mắt, mụn nhọt, mẩn ngứa nhân dân thường lấy cây cà gai leo về hãm nước dùng hàng ngày mà điều trị bệnh. Dưới đây là một số tác dụng quý của cây cà gai leo:

  • Nước sắc cà gai có tác dụng: Hạ men gan, mỡ máu
  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B, kìm hãm sự phát triển của vius viên gan B
  • Hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan
  • Làm giảm các các triệu chứng của bệnh gan như: Đau tức hạ sườn phải, vàng da …
  • Rễ cây dùng làm thuốc điều trị phong thấp, đau nhức răng, chảy máu chân răng, điều trị say rượu, giải rượu.

Một số bài thuốc từ cây cà gai leo

Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung thư:

Cà gai leo (thân, rễ, lá) 30g, cây dừa cạn 10g, cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10g.

Tất cả sao vàng, sắc uống hằng ngày một thang. Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi: cà gai leo 10g, dây gấm 10g, thổ phục linh 10g, kê huyết đằng 10g, lá lốt 10g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Liên tục từ 10 – 30 thang.

Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi:

Cà gai leo 10 g, dây gấm 10 g, thổ phục linh 10 g, kê huyết đằng 10 g, lá lốt 10 .

Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Liên tục từ 10 – 30 thang.

Hỗ trợ, điều trị các bệnh về gan ( viêm gan B, xơ gan…):

Dùng 35 g rễ hoặc thân lá cà gai leo, sắc với 1 lít nước, còn 300 ml chia uống 3 lần trong ngày, giúp hạ men gan, giải độc gan rất tốt.

Bìm bìm

Bộ phận dùng: Toàn cây thu hái quanh năm, rửa sạch cắt ngắn, dùng tươi hay phơi khô.

Tác dụng cây bìm bìm

Ở việt nam, bìm bìm được dùng phổ biến theo kinh nghiệm nhân dân, làm thuốc lợi tiểu, chữa đái rắt, đái ít, phù thũng.

Ở Trung quốc, bìm bìm là thuốc chữa ho, phế nhiệt, tiểu tiện không thong, tiểu tiện ra máu, mụn nhọt, đầu đinh.

Tác dụng cây bìm bìm 1

Cây bìm bìm

Một số bài thuốc từ cây bìm bìm

Chữa đái ra máu: Dây, lá bìm bìm 30g, hạt dành dành (sao đen) 30g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày.

Chữa ho phế nhiệt (tức viêm phế quản), chọn 1 trong hai phương sau:

  • Dây, lá bìm bìm tươi 30g, lá dâu 20g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày. Cần uống 5 – 7 ngày liền.
  • Dây lá bìm bìm tươi 30g, thân cây sậy 100g, rau diếp cá 30g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần, cần uống 5 – 7 thang

Chữa trướng bụng do xơ gan hoặc viêm thận mạn tính:

Dùng Khiên ngưu tử 80g, hồi hương 40g. Tất cả nghiền mịn, trộn đều. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 8g, uống khi đói bụng, chiêu thuốc bằng nước sôi, uống liên tục trong 2 – 3 ngày.

Chữa phù do viêm thận:

Khiên ngưu tử 100g (nghiền mịn), táo tàu 80g (hấp chín, bỏ hột, giã nát); gừng tươi 500g, giã nát vắt lấy nước, bỏ bã; tất cả đem trộn đều thành một thứ bột nhão, cho vào nồi hấp 30 phút, trộn đều, lại hấp thêm 30 phút nữa là được.

Lượng thuốc trên chia đều thành 8 phần, ngày uống 3 lần vào sáng, trưa, chiều, mỗi lần uống 1 phần, sau 2 – 5 ngày thì hết; kiêng muối trong 3 tháng.

Kim ngân

Mọi người thường biết đến cây kim ngân như một loại cây cảnh, cây trông theo phong thủy. Bởi cây kim ngân là loại cây hoa leo rất đẹp, mùi hương dễ chịu. Nhưng bên cạnh đó đây còn là loại cây dược liệu chữa bệnh rất tốt.

Kim ngân 1

Hoa của cây kim ngân

Bộ phận dùng: Hoa sắp nở, Cành nhỏ và lá.

Tác dụng của cây kim ngân

  • Trị chứng mẩn ngứa dị ứng
  • Trị cảm sốt
  • Chữa ung nhọt, phế ung, trường ung
  • Trị đau họng, quai bị
  • Chữa bệnh vảy nên

Một số bài thuốc từ cây kim ngân

Chữa mụn nhọt: kim ngân hoa 16g, phòng phong 8g, bạch chỉ 8g, trần bì 8g, nhũ hương 4g, một dược 4g, thiên hoa phấn 8g, đương quy 12g, cam thảo 4g, bối mẫu 6g, tạo giác thích 4g, xuyên sơn miếng

Sắc tất cả các loại trên. Ngày uống 3 lần cách xa bữa ăn 30 phút, uống 2 ngày 1 thang.

Tiêu độc trị mẩn ngứa, mụn nhọt, ban sởi: Kim ngân hoa 20g, Ké đầu ngựa 15g, lá Dâu 20g, Nước 600ml sắc còn 200ml uống một lần. Ngày uống 3 lần, uống đến khỏi (nếu là Kim ngân dây dùng liều 30g).

Ba kích

Ba kích hay còn có tên gọi: Ruột gà, Thao tày cáy (Mán), Ba kích thiên, Sáy cáy (Thái), Chầu phóng sì (Tày), Chổi hoàng kim, Chày kiằng đòi (Dao).

Ba kích 1

Ba kích

Bộ phận dùng: Rễ phơi hay sấy khô của cây Ba kích

Tác dụng của cây ba kích

  • Bổ thận, tráng dương.
  • Hỗ trợ điều trị thận hư, dương suy, cao huyết áp hiệu quả
  • Giúp giảm đau mỏi gối, phong thấp đau nhức, tay chân bị lạnh.
  • Cải thiện chứng lãnh cảm, mất ngủ
  • Cải thiện tình trạng tử cung lạnh, đau bụng dưới

Một số bài thuốc có ba kích

Trị liệt dương: Ba kích 30g, Đỗ trọng 30g, Ích trí nhân 30g, Ngũ vị tử 30g, Ngưu tất 30g, Nhục thung dung 60g, Phục linh 30g, Sơn dược 30g, Sơn thù 30g, Thỏ ty tử 30g, Tục đoạn 30g, Viễn chí  30g, Xà sàng tử 30g. Tán bột. Luyện mật làm hoàn, ngày uống 12 – 16 g với rượu, lúc đói (Ba Kích Hoàn – Ngự Dược Viện).

Bổ thận, tráng dương, tăng trưởng cơ nhục, dưỡng sắc đẹp: Ba kích (bỏ lõi )   60g, Cam cúc hoa 60g, Câu kỷ tử 30g, Phụ tử (chế) 20g, Thục địa 46g, Thục tiêu 30g. Tán bột, cho vào bình, ngâm với 3 lít rượu. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 –  20ml,  lúc đói (Ba Kích Thục Địa Tửu –  Nghiệm Phương)

Xem thêm:  Tổng hợp các cây thuốc nam quý, hiêm cho người Việt phần I

Xem thêm: Danh lục 70 cây thuốc sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (P1)

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nhung-cay-duoc-lieu-quy-it-nguoi-biet.html/feed 0