Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Wed, 24 Apr 2024 01:46:27 +0700 vi hourly 1 Nghiên cứu khoa học về cây Cỏ mực (Eclipta prostrata L.) https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-ve-cay-co-muc-eclipta-prostrata-l.html https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-ve-cay-co-muc-eclipta-prostrata-l.html#respond Fri, 19 Feb 2021 08:03:46 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=52815 Nguyễn Thị Tươi
Luận văn thạc sĩ khoa học

Eclipta prostrata L. (Asteraceae) là cây thuốc dùng phổ biến trong Y học cổ truyền Việt Nam và một số nước trên thế giới. Các nghiên cứu ở Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ đã xác định được nhiều nhóm hoạt chất có tác dụng chống ung thư, kháng viêm và chống HIV từ bộ phận của cây.

Trong các nghiên cứu y dược hiện đại các hợp chất thiên nhiên từ các cây thuốc bao gồm các flavonoit, tecpenoit và ancoloit tiếp tục là nguồn cung cấp các hợp chất có tiềm năng cho các thử nghiệm hoạt tính sinh học. Qua nhiều nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học đã phát hiện các hợp chất tritecpen glycozit, các flavonoit, các coumarin, các ancaloit-steroit và các thiophen polyacetylen trong các bộ phận của cây. Đây là những ý nghĩa khoa học rất lớn trong thực tiễn sử dụng cây thuốc Cỏ mực ở Việt Nam.

Đặc điểm thực vật

Eclipta prostrata L. (syn. Eclipta alba L.) thuộc họ Cúc – Asteraceae.

  • Cỏ mực thuộc loại cây thân thảo hằng niên, cao từ 10-60 cm, mọc bò hoặc có khi gần như thẳng đứng, có lông trắng, cứng, thưa.
  • Thân màu lục hay màu nâu nhạt hay hơi đỏ tía.
  • Lá mọc đối, phiến lá dài và hẹp cỡ 2,5 x 1,2 cm. Mép lá nguyên hay có răng cưa cạn, hai mặt đều có lông.
  • Hoa trắng tập hợp thành đầu ở nách lá hay đầu cành, các hoa cái hình lưỡi ở ngoài, các hoa lưỡng tính hình ống ở giữa. Qủa bế dẹt có 3 cạnh, có cánh dài 3 mm.

Đặc điểm thực vật 1

Cỏ mực là cây thuốc quen thuộc của người dân 

 Ứng dụng trong Y học cổ truyền Việt Nam

Theo tài liệu Đông y, Cỏ mực được dùng để điều trị các bệnh như: nôn ra máu từ dạ dày, chảy máu cam, đái ra máu, xuất huyết tử cung, viêm gan mãn tính, viêm ruột, lỵ, trẻ em suy dinh dưỡng, ù tai, rụng tóc do đẻ non, suy nhược thần kinh, nấm da, ezecma, vết loét, bị thương, chảy máu, viêm da.

  • Ngoài ra Cỏ mực còn được dùng làm thuốc sát trùng trong bệnh ho lao, viêm cổ họng, ban chẩn, lở ngứa, đau mắt, sưng răng, đau dạ dày, bệnh nấm ngoài da gây rụng tóc. Cách dùng: dùng tươi hay giã lấy nước uống, hoặc sao cháy đen với liều 15-30 g sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với ngó sen, lá trắc bá.
  • Trong trường hợp sát trùng cũng dùng sắc uống hoặc giã tươi lấy nước uống, bã đắp.
  • Có thể dùng tươi xoa tay chữa rát do vôi, chữa nấm ngoài da và nhuộm tóc có màu tím đen.

Các nghiên cứu về thành phần hóa học

Các nghiên cứu về thành phần hóa học 1

Năm 2008: M. K. Lee và cộng sự (Đại học quốc gia Seoul, Hàn Quốc) đã phân lập từ dịch chiết metanol phần trên mặt đất của Eclipta prostrata năm oleanan tritecpenoit, axit echinocystic và các dẫn xuất glycozit của 29, eclalbasaponin I, eclalbasaponin II, eclalbasaponin III  và eclalbasaponin V.

Năm 1997: S. Yahara và cộng sự (Đại học Kumamoto, Nhật Bản) đã phân lập từ cây khô Eclipta alba ở Trung Quốc bốn taraxastan triterpen glycozit, các eclalbasaponin VII-IX (14-17) cùng với các eclalbasaponin I-VI.

Năm 1966: F. Bolhman và cộng sự (Đại học tổng hợp Kỹ thuật Berlin, Đức) đã phân lập từ lá khô Eclipta alba 2 dẫn xuất thiophen 1 và 2 và polyacetylen 3.

Năm 1985: P. Sing và cộng sự (Đại học tổng hợp Kỹ thuật Berlin, Đức) đã phân lập được một thành phần dithienyl acetylen từ rễ và phần trên mặt đất cây Eclipta erecta (một tên gọi khác của Eclipta prostrata).

Hoạt tính sinh học

Hoạt tính ức chế emzym HIV-1 integrase (IN)

Qua nghiên cứu, 6 hợp chất đã được phân lập từ phần chiết toàn cây Eclipta prostrata trong một nghiên cứu phân lập theo định hướng hoạt tính sinh học trong thử nghiệm ức chế enzym HIV-1 integrase (IN).

Các hợp chất này đã được xác định là:

  • 5-hydroxymethy-(2,2′:5′,2”)-terthyenyl tiglat
  • 5-hydroxymethy-(2,2′:5′,2”)-terthyenyl angelat
  • 5-hydroxymethy-(2,2′:5′,2”)-terthyenyl acetat
  • ecliptat
  • orobol
  • wedelolacton

Nhận xét: 

  • Wedelolacton đã được xác định là có hoạt tính mạnh nhất đối với HIV-1 IN với IC50 là 4,0 ± 0,2 µm, tiếp đó là hợp chất orobol (IC50 = 8,1 ± 0,5 µm), các hợp chất còn lại không thể hiện hoạt tính với IC50 > 100 µm.
  • Đối với hoạt tính ức chế HIV-1 protease (PR) hợp chất 5-hydroxymethy-(2,2′:5′,2”)-terthyenyl tiglat thể hiện hoạt tính chống lại HIV-1 PR với IC50 = 58,3 ± 0.8 µm, hợp chất ecliptat (IC50 = 83,3 ± 1.6 µm) và hợp chất 5-hydroxymethy-(2,2′:5′,2”)-terthyenyl acetat (IC50 = 93,7 ± 0,8 µm) trong khi các hợp chất 5-hydroxymethy-(2,2′:5′,2”)-terthyenyl tiglat, orobol và wedelolacton không thể hiện hoạt tính (IC50 > 100 µm).
  • Các tác dụng ức chế HIV-1 IN của wedelolacton, một dẫn xuất coumarin và orobol, một dẫn xuất isoflavon là các hoạt tính đáng chú ý của nghiên cứu này.

Hoạt tính ức chế emzym HIV-1 integrase (IN) 1

Wedelolacton cho kết quả khả quan trong thử nghiệm ức chế HIV-1 IN 

Hoạt tính kháng viêm

Phần chiết toàn cây Eclipta prostrata và các hợp chất terthienyl, 5-hydroxymethyl-(2,2´:5´,2´´)-terthienyl tiglat , 5-hydroxymethyl-(2,2´:5´,2´´)-terthienyl angelat, 5-hydroxymethyl-(2,2´:5´,2´´)-terthienyl acetat, ecliptal cùng với falvonoit orobol và coumestan wedelolacton được phân lập từ cây này đã được thử nghiệm hoạt tính kháng viêm trong nghiên cứu ức chế sự sản sinh nitơ oxit (NO), prostaglandin E2 (PGE2) và TNF-α trong các tế bào RAW264.7 gây bởi lipopolisaccarit (LPS)

Kết quả cho thấy:

  • Orobol đã được phát hiện là có hoạt tính mạnh nhất với NO ở IC50 = 4,6 µm, các hợp chất terthienyl, 5-hydroxymethyl-(2,2´:5´,2´´)-terthienyl tiglat , 5-hydroxymethyl-(2,2´:5´,2´´)-terthienyl angelat, và ecliptal cho các giá trị IC50 lần lượt là 12,7, 14,9 và 19,1 µm.
  • Hợp chất falvonoit orobol ức chế PGE2 với IC50 = 49,6 µm trong khi không có hoạt tính với TNF-α với IC50 > 100 µm. Cơ chế tác dụng của orbol đã được xác định là ức chế enzym iNOs và sự biểu hiện của COX-2 mRNA.

Hoạt tính kháng nấm

Các hợp chất ancaloit khung steroit được phân lập từ lá cây Eclipta alba ở Suriname đã được thử nghiệm với bốn chủng vi nấm Saccharomyces cerevisiae và một chủng vi nấm Candida albicans

Kết quả cho thấy:

  • Các hợp chất 20-epi-verazin, ecliptabin (21) và  25β-hydroxyverazin có hoạt tính kháng nấm mạnh nhất.
  • Hợp chất 25β-hydroxyverazin có khả năng kháng nấm Candida albicans và giá trị MIC của hợp chất này (< 3,1 mg/ml) chỉ hơi yếu hơn các thuốc kháng nấm đang được sử dụng lâm sàng là amphotericin B và ketoconazole.
  • Các chất còn lại có khả năng yếu chống tế bào độc hại M-109. Các hợp chất này được xác định là có hoạt tính chủ yếu là kháng nấm do thử nghiệm hoạt tính gây độc dòng tế bào M-109 của tất cả các hợp chất này đều cho giá trị IC50 > 10 mg/ml.

Hoạt tính kháng nấm 1

Cỏ mực chứa nhiều hợp chất có hoạt tính kháng nấm cao

Hoạt tính chống tăng sinh của các tritecpenoit

Phần chiết metanol phần trên mặt đất của Eclipta prostrata đã được phân lập theo định hướng hoạt tính chống tăng sinh của các tế bào HS (Hepatic Stellate) in vitro. Các tế bào HS được biết đến là có vai trò chìa khóa trong sự phát sinh bệnh xơ hóa.

5 hợp chất oleanan tritecpenoit, axit echinocystic và các dẫn xuất glycozit eclalbasaponin I, eclalbasaponin II, eclalbasaponin III và eclalbasaponin V đã được phân lập. Axit echinocystic và 18 eclalbasaponin II đã được phát hiện là có khả năng ức chế mạnh sự tăng sinh của các tế bào HS.

==> Nghiên cứu đã cho thấy nhóm axit cacboxylic tự do ở vị trí C-28 của các dẫn xuất glycozit của axit echinocystic đối với hoạt tính chống u xơ. Trên cơ sở nghiên cứu này hoạt tính chống u xơ của Eclipta prostrata và các tritecpenoit thành phần có thể cho giả thiết về triển vọng điều trị sự u xơ gan.

Một số bài thuốc về Cỏ mực

Thổ huyết và chảy máu cam: Lấy 50g cây cỏ mực sắc lấy nước uống chia làm 3 lần để dùng trong ngày.

Cây cỏ mực chữa bệnh suy thận: Dùng cỏ mực tươi, cây sâm đất rửa sạch, sau đó phơi ráo nước rồi cắt nhỏ, đem phơi hoặc sấy khô. Sau đó, mỗi ngày dùng 5g cỏ mực khô đun với 1 chén nước trong vòng 20 phút. Rồi chắt lấy nước uống mỗi ngày.

Cây cỏ mực chữa viêm xoang:  Dùng một nắm lá cỏ mực tươi rồi đem giã nhuyễn vắt lấy nước uống với nước ấm mỗi ngày. Liệu trình này sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau đớn, khó chịu khi thời tiết thay đổi. Nó sẽ làm giảm chảy máu cam, giảm sưng niêm mạc xoang, giúp thông mũi.

Cây cỏ mực chữa bệnh sỏi thận: Dùng 20g cỏ mực, kim tiền thảo dùng 15g, đem sắc lấy nước uống. Nếu cảm thấy khó uống thì bạn có thể cho thêm 1 ít đường cát vào cho dễ uống. Có thể dùng thay trà trong vòng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.

Cây cỏ mực chữa sốt cao ở trẻ em: 

  • Dùng mỗi loại 25g bao gồm cỏ mực, sắn dây, sài đất, dùng 16g hai loại cây cối xay và cam thảo đất cùng 12g ké đầu ngựa.
  • Đem tất cả sắc nước uống mỗi ngày

Cây cỏ mực chữa bệnh gan nhiễm mỡ: Nhờ có tính hàn mà cởi mực có thể điều trị các bệnh liên quan đến lưu thông khí huyết, gan và thận hiệu quả. Chính vì thế mà, người bị gan nhiễm mỡ có thể dùng cỏ mực để điều trị căn bệnh này.

Cây cỏ mực chữa bệnh mề đay: Cỏ mực khi kết hợp với lá huyết dụ, lá xương xông, rau diếp ca, lá nhài, lá dưa chuột, lá khế giã nhuyễn sau đó cho người bị mề đay uống, còn phần bã cho vào miếng vải mỏng và xoa lên người. Phương pháp này chữa mề đay rất hiệu quả trong vòng 7 ngày.

Kiêng kỵ

  • Không được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai vì rất dễ gây băng huyết.
  • Ngoài ra, không nên dùng với người hư hàn, nếu không rửa sạch trước khi nấu uống có thể gây tiêu chảy.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-ve-cay-co-muc-eclipta-prostrata-l.html/feed 0
Đánh giá đặc tính thuần chủng và hoạt tính kháng khuẩn của cây cỏ Mực (Eclipta prostrate) và cây Diệp hạ châu thân xanh (Phyllanthus niruri) ở đồng bằng sông Cửu long https://tracuuduoclieu.vn/danh-gia-dac-tinh-thuan-chung-va-hoat-tinh-khang-khuan-cua-cay-co-muc-eclipta-prostrate-va-cay-diep-ha-chau-than-xanh-phyllanthus-niruri-o-dong-bang-song-cuu-long.html https://tracuuduoclieu.vn/danh-gia-dac-tinh-thuan-chung-va-hoat-tinh-khang-khuan-cua-cay-co-muc-eclipta-prostrate-va-cay-diep-ha-chau-than-xanh-phyllanthus-niruri-o-dong-bang-song-cuu-long.html#respond Mon, 11 Jan 2021 07:13:15 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=51636 Tạp chí Khoa học 2011:19a 149-155 Trường Đại học Cần Thơ

Huỳnh Kim Diệu và Lê Thị Loan Em

TÓM TẮT

30 mẫu Chó Đẻ Thân Xanh (CĐTX) và 30 mẫu Cỏ Mực thu thập ở nhiều tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, được điện di protein bằng phương pháp SDS-PAGE và thử hoạt tính kháng khuẩn (xác định nồng độ ức chế tối thiểu MIC) trên 8 chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella spp. Aeromonas hydrophila, Edwardsiella ictaluri Edwardsiella tarda. Kết quả cho thấy hoạt tính kháng khuẩn của các dòng CĐTX và Cỏ Mực trên các chủng vi khuẩn thử nghiệm không giống nhau. CĐTX chia 7 nhóm nhưng tất cả các dòng đều tác động rất mạnh trên Edwardsiella tarda (MIC = 64-512 µg/ml), kế đến Aeromonas hydrophila (MIC=512-1024 µg/ml); các dòng Cỏ Mực đều có khả năng tác động trên các vi khuẩn thử nghiệm và có thể chia làm 3 nhóm và đều tác động mạnh trên


ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây Cỏ Mực còn gọi là cây Nhọ Nồi, thường được dùng cầm máu bên trong và bên ngoài, chữa ho ra máu, lao phổi lỵ ra máu; cũng được dùng chữa ho, bỏng, chống viêm nhiễm trong các trường hợp cảm sốt, cúm, ban sởi, nhiễm khuẩn đường hô hấp, trị mụn nhọt, viêm cơ lở ngứa, đau mắt, sưng răng, đau dạ dày; điều
trị nấm da, eczema, vết loét, viêm da; (Võ Văn Chi et al., 1999).

Cao lỏng lá Cỏ Mực đã được dùng điều trị bệnh nhân bị viêm âm đạo do tạp khuẩn, do nấm và Trichomonas, và được cho có độc tính rất thấp, giới hạn an toàn rộng, cầm máu tốt, trong vài trường hợp cá biệt, tác dụng này của Cỏ Mực thể hiện rõ rệt hơn cả tác dụng của vitamin K (rõ rệt trong các trường hợp suy gan).

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

ĐẶT VẤN ĐỀ 2

 

 

 

 

 

 

Hình ảnh cây Cỏ mực (Bên trái) – Cây Chó đẻ thân xanh (Bên phải)

Bên cạnh đấy, cây Chó đẻ thân xanh (CĐTX) cũng là cây mọc hoang như cây Cỏ Mực và cũng được dân gian sử dụng rất nhiều để bảo vệ gan, làm giảm mức độ xơ gan, sát khuẩn (đắp các vết thương sưng tấy và loét, mụn nhọt, lở ngứa ngoài da, trị lỵ, bệnh lậu), các bệnh của hệ niệu – sinh dục, và đái tháo đường. Thuốc có tác dụng lợi tiểu trị sỏi mật và sỏi thận, chống oxy hóa và độc tính thấp, có độ an toàn cao.

CĐTX cũng có tác dụng gây hạ đường máu, hạ áp và lợi tiểu ở người (Đỗ Huy Bích et al., 2004). Tác dụng nổi bật nhất của cây CĐTX là chữa suy gan; chứng viêm gan vàng da hay xơ gan cổ trướng (Trần Xuân Thuyết, 2003). Hai cây thuốc này đã được sử dụng nhiều trong dân gian, tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào cho biết sự thuần chủng của hai cây này. Để góp phần tìm hiểu về những cây thuốc này, nghiên cứu về sự thuần chủng của cây Cỏ Mực và Chó đẻ thân xanh được thực hiện. Mục đích từng bước chọn lọc ra những dòng có hoạt tính cao.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

2.1 Vật liệu

  • CĐTX và Cỏ Mực: sử dụng toàn cây (trừ rễ).
  • Cây hoang dại được thu hái ở một số huyện thuộc tỉnh An Giang, Hậu Giang, Tiền Giang và Cần Thơ.

Các chủng vi khuẩn được sử dụng: Staphylococcus aureus (Staph.), Streptococcus faecalis (Strep.), Escherichia coli (E.coli), Pseudomonas aeruginosa (Pseu.), Salmonella spp.(Sal.), Edwardsiella
tarda (Ed. tarda ), Aeromonas hydrophila (A. hydrophila) Edwardsiella ictaluri (Ed. ictaluri).

2.2 Phương pháp thí nghiệm

  • 2.2.1 Điện di protein
  • 2.2.2 Thử hoạt tính kháng khuẩn

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Sự đa dạng về di truyền

Trong 30 mẫu CĐTX và 30 mẫu Cỏ Mực bằng phương pháp điện di protein SDSPAGE phát hiện được CĐTX có 18 dãy băng protein và Cỏ Mực có 10 dãy băng protein có sự khác biệt (Hình 1 và Hình 2).

Sự đa dạng về di truyền 1

Những thông số biểu thị sự đa dạng về di truyền của CĐTX và Cỏ Mực được trình bày qua Bảng 1.

Qua kết quả Bảng 1 cho thấy tỉ lệ cá thể đa hình của CĐTX và Cỏ Mực lần lượt là 0,11% và 0,1%, tỉ lệ băng protein đa hình là 0,4% và 0,07%, và số allele hiệu quả SENA = 2,42 và 1,52, rõ nhất là chỉ số chỉ đa dạng về kiểu gen HEP = 0,71 và 0,6 và đa dạng về kiểu hình Ho = 5,31 và 2,61.

Như vậy, cây CĐTX và Cỏ Mực không thuần chủng mà gồm nhiều dòng (line), nhưng cùng loài (species). Theo Rao et al. (1992), kết quả cấu trúc những dãy băng protein giữa các dòng trong cùng loài có khác biệt nhưng vẫn tiêu biểu cho mỗi loài và giữa các loài, khi điện di bằng SDS-PAGE sẽ cho các dãy băng protein khác nhau về số lượng lẫn trọng khối.

Dựa vào kết quả điện di protein cho thấy CĐTX có 8 dòng và Cỏ Mực được chia làm 11 dòng khác nhau.

Sự đa dạng về di truyền 2
Thử hoạt tính kháng khuẩn

Các cây có sự khác biệt các dãy băng protein, được trồng trong cùng điều kiện chăm sóc sau 4 tháng, lá các nhóm cây này được thử hoạt tính kháng khuẩn, kết quả được trình bày qua bảng 2 và bảng 3.

Sự đa dạng về di truyền 3

Qua bảng 2, cho thấy hoạt tính kháng khuẩn của các dòng CĐTX trên các chủng vi khuẩn thử nghiệm không giống nhau (chỉ có dòng 4 và 5 giống nhau), nhưng tất cả các dòng đều tác động rất mạnh trên Edwardsiella tarda (MIC = 64-512 µg/ml), kế đến Aeromonas hydrophila (MIC=512-1024 µg/ml) và cùng tác động yếu trên
Streptococcus faecalis và E. Coli (MIC= 2048- 4096 µg/ml).

Sự đa dạng về di truyền 4
Kết quả bảng 3 cho thấy các dòng Cỏ Mực đều có khả năng tác động trên các vi khuẩn thử nghiệm và có thể chia làm 3 nhóm (dòng 1 giống dòng 6; dòng 2 giống dòng 3; dòng 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11 giống nhau). Các dòng Cỏ Mực đều tác động rất mạnh trên Edwardsiella tarda (MIC=256-512 µg/ml), kế đến Edwardsiella ictaluri
(MIC=512 µg/ml), Staphylococcus aureus và Aeromonas hydrophila (MIC=1024- 2048 µg/ml).

Sự đa dạng về di truyền của cây CĐTX và Cỏ Mực cũng ảnh hưởng đến hoạt tính kháng khuẩn của chúng với sự khác biệt chỉ số MIC. Kết quả điện di giúp chọn lọc dòng có hoạt tính kháng khuẩn mạnh trên vi khuẩn thử nghiệm.

Theo kinh nghiệm dân gian đã sử dụng CĐTX để trị liên cầu, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn bạch hầu, (Đỗ Huy Bích et al., 2004); dùng Cỏ Mực phòng trị nhiễm khuẩn, làm chóng lành vết mổ trong phẫu thuật, tác dụng tốt trong nhiễm khuẩn đường hô hấp, trị mụn nhọt, viêm da, dùng ngoài làm thuốc sát trùng vết thương và vết loét ở gia súc.

  • Như vậy kết quả MIC đã giải thích được sử dụng hiệu quả các cây CĐTX và Cỏ Mực trong trị bệnh của dân gian.
  • Bên cạnh đấy còn phát hiện các cây thuốc này có khả năng tác động rất tốt trên vi khuẩn gây bệnh trên cá là Edwardsiella tarda gây áp xe gan thận, gây bệnh trên tôm càng xanh (Quinn, 1994), Edwardsiella tarda còn lây nhiễm từ cá sang người gây tiêu chảy, viêm hệ thống niệu, viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm dạ dày ruột, áp xe vòi trứng, áp xe vùng chậu; gây nhiễm khuẩn dạ dày ruột, viêm ruột già, áp xe ở gan và bệnh kiết lỵ ở người (Janda et al., 1991).
  • Edwardsiella ictaluri gây bệnh nhiễm trùng máu, bệnh gan thận mủ ở cá tra và Aeromonas hydrophila gây bệnh đốm đỏ trên cá. Các mầm bệnh này đã kháng rất nhiều kháng sinh mạnh và gây thiệt hại đáng kể cho các nhà nuôi trồng thủy sản (Tu Thanh Dung et al., 2008).

Mặt khác, việc sử dụng kháng sinh điều trị đã gây chi phí cao và sự tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thủy sản ảnh hưởng đến sức khỏe con người, còn là rào cản các doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu. Do đó, phát hiện khả năng kháng các vi khuẩn gây bệnh trên cá của cây CĐTX và Cỏ Mực sẽ góp phần không nhỏ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

Thông qua kết quả điện di protein cũng đã giúp chọn lọc dòng CĐTX và Cỏ Mực có hoạt tính kháng khuẩn cao. Các dòng có hoạt tính cao này hy vọng sẽ là tiềm năng thay thế kháng sinh trong tương lai.

KẾT LUẬN

Chó đẻ thân xanh và Cỏ Mực đều không thuần chủng, chúng có nhiều dòng (Chó đẻ thân xanh 8 dòng và Cỏ Mực có 11 dòng) và các dòng này có sự khác biệt về hoạt tính kháng khuẩn, các dòng Chó đẻ thân xanh và Cỏ Mực đều có khả năng tác động trên vi khuẩn thử nghiệm, đặc biệt tác động rất mạnh trên vi khuẩn gây bệnh động vật thủy sinh (Chó đẻ thân xanh mạnh nhất trên Edwardsiella tarda, Cỏ Mực tác động mạnh nhất trên Edwardsiella ictaluri).

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/danh-gia-dac-tinh-thuan-chung-va-hoat-tinh-khang-khuan-cua-cay-co-muc-eclipta-prostrate-va-cay-diep-ha-chau-than-xanh-phyllanthus-niruri-o-dong-bang-song-cuu-long.html/feed 0
Cỏ mực: Vị thuốc tuyệt vời https://tracuuduoclieu.vn/co-muc-vi-thuoc-tuyet-voi.html https://tracuuduoclieu.vn/co-muc-vi-thuoc-tuyet-voi.html#respond Sun, 03 Jan 2021 06:10:07 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54744 Theo y học cổ truyền, cỏ mực có vị ngọt, chua, tính lương (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu) vào 2 kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt, làm đen râu tóc…

Cỏ mực: Vị thuốc tuyệt vời 1

Thông tin khoa học

Cỏ mực hay còn gọi cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo có tên khoa học là Eclipta alba Hassk thuộc họ cúc Asteraceae. Gọi là cây cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen.

  • Cỏ mực mọc thẳng đứng có thể cao tới 80cm, thân có lông cứng.
  • Lá mọc đối có lông 2 mặt, dài 2 – 8cm, rộng 5 – 15mm.
  • Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5 – 6mm, cũng có lông.
  • Quả bế 3 cạnh, hoặc dẹt, có cánh, dài 3mm, rộng 1,5mm, đầu cụt, mọc hoang khắp nơi ở nước ta.

Tác dụng của cây cỏ mực

Thành phần hóa học: có ít tinh dầu, tannin, chất đắng, caroten và chất ancaloit gọi là ecliptin. Có tài liệu nói trong cỏ mực có chứa chất wedelolacton là một chất curmarin lacton và tách được chất demetylwedelacton và một flavonozit.

Cỏ mực cũng giống như vitamin K có tác dụng chống lại tác dụng của discumarin, chống chảy máu tử cung trên động vật thí nghiệm. Cỏ mực không gây tăng huyết áp, không làm giãn mạch, không độc.

Theo y học cổ truyền, cỏ mực có vị ngọt, chua, tính lương (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu) vào 2 kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt, làm đen râu tóc, chỉ huyết lỵ, dùng chữa can thận âm kém, xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẩn ngứa…

  • Trong dân gian thường dùng cỏ mực giã vắt lấy nước để uống cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu.
  • Còn dùng chữa ho hen, ho lao, viêm cổ họng. ngày dùng 6 – 12g dước dạng thuốc sắc hay làm thành viên mà uống.
  • Có người dùng chữa nấm ngoài da, làm thuốc mọc tóc (sắc uống hoặc ngâm vào dầu dừa mà bôi), nhuộm tóc.

Trong các tài liệu cổ

  • Sách Nam dược thần hiệu cỏ mực dùng để chữa chứng chảy máu mũi đêm ngày không dứt, lấy cỏ mực giã nát, đắp vào giữa mỏ ác và trên trán.
  • Sách Thần nông bản thảo gọi cỏ mực là “thuốc cầm máu nổi tiếng”.
  • Sách Đường bản thảo viết, người bị chảy máu dữ dội dùng cỏ mực đắp sẽ cầm, bôi nước lên đầu thì tóc sẽ mọc lại nhanh chóng.
  • Điền nam bản thảo cho rằng, cỏ mực làm chắc răng, đen tóc, chữa khỏi 9 loại trĩ.
  • Bản kinh (ra đời cách đây 2000 năm) viết: “Máu chảy không cầm, đắp cỏ mực cầm ngay”.

Theo y học hiện đại

Ngày nay, vị thuốc này được dùng nhiều trong điều trị sốt xuất huyết muỗi truyền, ung thư và nhiều bệnh khác.

Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ mực và nhận thấy nó có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung. Cỏ mực không gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sảy thai.

Xem thêm: Nghiên cứu khoa học về cây Cỏ mực (Eclipta prostrata L.)

Xem thêm: Đánh giá đặc tính thuần chủng và hoạt tính kháng khuẩn của cây cỏ Mực (Eclipta prostrate) và cây Diệp hạ châu thân xanh (Phyllanthus niruri) ở đồng bằng sông Cửu long

Cỏ mực trong một số bài thuốc

Thổ huyết và chảy máu cam: dùng cỏ mực cả cành và lá tươi giã lấy nước để uống.

Tiêu ra máu: cỏ mực nướng trên miếng ngói sạch cho khô, tán bột. Mỗi lần dùng 2 chỉ (8g) với nước cơm (Gia tàng kinh nghiệm phương).

Tiểu ra máu: cỏ mực, mã đề 2 vị bằng nhau, giã lấy nước ngày uống 3 chén lúc đói (Y học chân truyền). Hoặc nấu cháo cỏ mực (100 g) với 3 lát gừng.

Trĩ ra máu: một nắm cỏ mực để nguyên rễ, giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng, thành dịch đặc vừa uống trong, vừa đắp bã ngoài (Bảo thọ đường phương).

Chảy máu dạ dày – hành tá tràng: cỏ mực 50g, bạch cập 25g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g sắc uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.

Vết đứt chém nhỏ chảy máu: một nắm cỏ mực sạch nhai hoặc giã nhuyễn đắp lên vết thương.

Cỏ mực trong một số bài thuốc 1

Chữa râu tóc bạc sớm: cỏ mực với lượng tùy dùng, rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, cô lại lần nữa. Cho vào lọ, khi dùng lấy 1 – 2 thìa canh hòa nước đun sôi còn ấm hoặc cho ít rượu gạo để uống. Ngày 2 lần, cao này có tác dụng bổ thận, ích tinh huyết.

  • Hoặc: cỏ mực 1 – 2kg, cho vào nước ép lấy dịch đặc trộn với bột nữ trinh tử đã được chế sẵn như sau: nữ trinh tử 300 – 1.000g ngâm rượu 1 ngày, bóc vỏ, rang khô tán bột. Viên hoàn bằng mật ong. Mỗi lần uống 10g. Ngày uống 3 lần với rượu gạo hâm nóng. Hoàn này bổ can thận, xanh đen râu tóc, khỏi đau lưng gối.

Chữa di mộng tinh (do tâm thận nóng): cỏ mực sấy khô, tán bột. Uống ngày 8g với nước cơm, hoặc sắc cỏ mực để uống ngày 30g.

Rong kinh: nếu nhẹ, lấy cỏ mực tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ mực khô sắc nước uống. Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…

Trẻ tưa lưỡi: cỏ mực tươi 4g, lá hẹ tươi 2g giã nhuyễn, lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cách 2 giờ 1 lần.

Trị chảy máu cam, nôn ra máu từ dạ dày: cỏ mực 30g, lá sen 15g, trắc bá diệp 10g, đun sôi với nước và chia ra uống làm 3 lần trong ngày.

Chữa phụ nữ chảy máu tử cung: cỏ mực 15g, lá trắc bá diệp 15g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 7 ngày.

Ngoài việc thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, tác dụng cầm máu của cỏ mực đã được nghiên cứu tổng kết quả lâm sàng bệnh sốt xuất huyết và trong phòng thí nghiệm, mở ra cách giải thích cơ chế tác dụng cầm máu. Do vậy, cần bảo lưu vai trò của cỏ mực trong phương pháp chữa sốt xuất huyết, vì chảy máu là một trong 2 yếu tố gây tử vong lớn nhất trong bệnh này.

Theo: ​BS.CKII. Huỳnh Tấn Vũ

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/co-muc-vi-thuoc-tuyet-voi.html/feed 0