Nguyễn Thị Tươi
Luận văn thạc sĩ khoa học
Mục lục
Eclipta prostrata L. (Asteraceae) là cây thuốc dùng phổ biến trong Y học cổ truyền Việt Nam và một số nước trên thế giới. Các nghiên cứu ở Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ đã xác định được nhiều nhóm hoạt chất có tác dụng chống ung thư, kháng viêm và chống HIV từ bộ phận của cây.
Trong các nghiên cứu y dược hiện đại các hợp chất thiên nhiên từ các cây thuốc bao gồm các flavonoit, tecpenoit và ancoloit tiếp tục là nguồn cung cấp các hợp chất có tiềm năng cho các thử nghiệm hoạt tính sinh học. Qua nhiều nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học đã phát hiện các hợp chất tritecpen glycozit, các flavonoit, các coumarin, các ancaloit-steroit và các thiophen polyacetylen trong các bộ phận của cây. Đây là những ý nghĩa khoa học rất lớn trong thực tiễn sử dụng cây thuốc Cỏ mực ở Việt Nam.
Đặc điểm thực vật
Eclipta prostrata L. (syn. Eclipta alba L.) thuộc họ Cúc – Asteraceae.
- Cỏ mực thuộc loại cây thân thảo hằng niên, cao từ 10-60 cm, mọc bò hoặc có khi gần như thẳng đứng, có lông trắng, cứng, thưa.
- Thân màu lục hay màu nâu nhạt hay hơi đỏ tía.
- Lá mọc đối, phiến lá dài và hẹp cỡ 2,5 x 1,2 cm. Mép lá nguyên hay có răng cưa cạn, hai mặt đều có lông.
- Hoa trắng tập hợp thành đầu ở nách lá hay đầu cành, các hoa cái hình lưỡi ở ngoài, các hoa lưỡng tính hình ống ở giữa. Qủa bế dẹt có 3 cạnh, có cánh dài 3 mm.
Cỏ mực là cây thuốc quen thuộc của người dân
Ứng dụng trong Y học cổ truyền Việt Nam
Theo tài liệu Đông y, Cỏ mực được dùng để điều trị các bệnh như: nôn ra máu từ dạ dày, chảy máu cam, đái ra máu, xuất huyết tử cung, viêm gan mãn tính, viêm ruột, lỵ, trẻ em suy dinh dưỡng, ù tai, rụng tóc do đẻ non, suy nhược thần kinh, nấm da, ezecma, vết loét, bị thương, chảy máu, viêm da.
- Ngoài ra Cỏ mực còn được dùng làm thuốc sát trùng trong bệnh ho lao, viêm cổ họng, ban chẩn, lở ngứa, đau mắt, sưng răng, đau dạ dày, bệnh nấm ngoài da gây rụng tóc. Cách dùng: dùng tươi hay giã lấy nước uống, hoặc sao cháy đen với liều 15-30 g sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với ngó sen, lá trắc bá.
- Trong trường hợp sát trùng cũng dùng sắc uống hoặc giã tươi lấy nước uống, bã đắp.
- Có thể dùng tươi xoa tay chữa rát do vôi, chữa nấm ngoài da và nhuộm tóc có màu tím đen.
Các nghiên cứu về thành phần hóa học
Năm 2008: M. K. Lee và cộng sự (Đại học quốc gia Seoul, Hàn Quốc) đã phân lập từ dịch chiết metanol phần trên mặt đất của Eclipta prostrata năm oleanan tritecpenoit, axit echinocystic và các dẫn xuất glycozit của 29, eclalbasaponin I, eclalbasaponin II, eclalbasaponin III và eclalbasaponin V.
Năm 1997: S. Yahara và cộng sự (Đại học Kumamoto, Nhật Bản) đã phân lập từ cây khô Eclipta alba ở Trung Quốc bốn taraxastan triterpen glycozit, các eclalbasaponin VII-IX (14-17) cùng với các eclalbasaponin I-VI.
Năm 1966: F. Bolhman và cộng sự (Đại học tổng hợp Kỹ thuật Berlin, Đức) đã phân lập từ lá khô Eclipta alba 2 dẫn xuất thiophen 1 và 2 và polyacetylen 3.
Năm 1985: P. Sing và cộng sự (Đại học tổng hợp Kỹ thuật Berlin, Đức) đã phân lập được một thành phần dithienyl acetylen từ rễ và phần trên mặt đất cây Eclipta erecta (một tên gọi khác của Eclipta prostrata).
Hoạt tính sinh học
Hoạt tính ức chế emzym HIV-1 integrase (IN)
Qua nghiên cứu, 6 hợp chất đã được phân lập từ phần chiết toàn cây Eclipta prostrata trong một nghiên cứu phân lập theo định hướng hoạt tính sinh học trong thử nghiệm ức chế enzym HIV-1 integrase (IN).
Các hợp chất này đã được xác định là:
- 5-hydroxymethy-(2,2′:5′,2”)-terthyenyl tiglat
- 5-hydroxymethy-(2,2′:5′,2”)-terthyenyl angelat
- 5-hydroxymethy-(2,2′:5′,2”)-terthyenyl acetat
- ecliptat
- orobol
- wedelolacton
Nhận xét:
- Wedelolacton đã được xác định là có hoạt tính mạnh nhất đối với HIV-1 IN với IC50 là 4,0 ± 0,2 µm, tiếp đó là hợp chất orobol (IC50 = 8,1 ± 0,5 µm), các hợp chất còn lại không thể hiện hoạt tính với IC50 > 100 µm.
- Đối với hoạt tính ức chế HIV-1 protease (PR) hợp chất 5-hydroxymethy-(2,2′:5′,2”)-terthyenyl tiglat thể hiện hoạt tính chống lại HIV-1 PR với IC50 = 58,3 ± 0.8 µm, hợp chất ecliptat (IC50 = 83,3 ± 1.6 µm) và hợp chất 5-hydroxymethy-(2,2′:5′,2”)-terthyenyl acetat (IC50 = 93,7 ± 0,8 µm) trong khi các hợp chất 5-hydroxymethy-(2,2′:5′,2”)-terthyenyl tiglat, orobol và wedelolacton không thể hiện hoạt tính (IC50 > 100 µm).
- Các tác dụng ức chế HIV-1 IN của wedelolacton, một dẫn xuất coumarin và orobol, một dẫn xuất isoflavon là các hoạt tính đáng chú ý của nghiên cứu này.
Wedelolacton cho kết quả khả quan trong thử nghiệm ức chế HIV-1 IN
Hoạt tính kháng viêm
Phần chiết toàn cây Eclipta prostrata và các hợp chất terthienyl, 5-hydroxymethyl-(2,2´:5´,2´´)-terthienyl tiglat , 5-hydroxymethyl-(2,2´:5´,2´´)-terthienyl angelat, 5-hydroxymethyl-(2,2´:5´,2´´)-terthienyl acetat, ecliptal cùng với falvonoit orobol và coumestan wedelolacton được phân lập từ cây này đã được thử nghiệm hoạt tính kháng viêm trong nghiên cứu ức chế sự sản sinh nitơ oxit (NO), prostaglandin E2 (PGE2) và TNF-α trong các tế bào RAW264.7 gây bởi lipopolisaccarit (LPS)
Kết quả cho thấy:
- Orobol đã được phát hiện là có hoạt tính mạnh nhất với NO ở IC50 = 4,6 µm, các hợp chất terthienyl, 5-hydroxymethyl-(2,2´:5´,2´´)-terthienyl tiglat , 5-hydroxymethyl-(2,2´:5´,2´´)-terthienyl angelat, và ecliptal cho các giá trị IC50 lần lượt là 12,7, 14,9 và 19,1 µm.
- Hợp chất falvonoit orobol ức chế PGE2 với IC50 = 49,6 µm trong khi không có hoạt tính với TNF-α với IC50 > 100 µm. Cơ chế tác dụng của orbol đã được xác định là ức chế enzym iNOs và sự biểu hiện của COX-2 mRNA.
Hoạt tính kháng nấm
Các hợp chất ancaloit khung steroit được phân lập từ lá cây Eclipta alba ở Suriname đã được thử nghiệm với bốn chủng vi nấm Saccharomyces cerevisiae và một chủng vi nấm Candida albicans
Kết quả cho thấy:
- Các hợp chất 20-epi-verazin, ecliptabin (21) và 25β-hydroxyverazin có hoạt tính kháng nấm mạnh nhất.
- Hợp chất 25β-hydroxyverazin có khả năng kháng nấm Candida albicans và giá trị MIC của hợp chất này (< 3,1 mg/ml) chỉ hơi yếu hơn các thuốc kháng nấm đang được sử dụng lâm sàng là amphotericin B và ketoconazole.
- Các chất còn lại có khả năng yếu chống tế bào độc hại M-109. Các hợp chất này được xác định là có hoạt tính chủ yếu là kháng nấm do thử nghiệm hoạt tính gây độc dòng tế bào M-109 của tất cả các hợp chất này đều cho giá trị IC50 > 10 mg/ml.
Cỏ mực chứa nhiều hợp chất có hoạt tính kháng nấm cao
Hoạt tính chống tăng sinh của các tritecpenoit
Phần chiết metanol phần trên mặt đất của Eclipta prostrata đã được phân lập theo định hướng hoạt tính chống tăng sinh của các tế bào HS (Hepatic Stellate) in vitro. Các tế bào HS được biết đến là có vai trò chìa khóa trong sự phát sinh bệnh xơ hóa.
5 hợp chất oleanan tritecpenoit, axit echinocystic và các dẫn xuất glycozit eclalbasaponin I, eclalbasaponin II, eclalbasaponin III và eclalbasaponin V đã được phân lập. Axit echinocystic và 18 eclalbasaponin II đã được phát hiện là có khả năng ức chế mạnh sự tăng sinh của các tế bào HS.
==> Nghiên cứu đã cho thấy nhóm axit cacboxylic tự do ở vị trí C-28 của các dẫn xuất glycozit của axit echinocystic đối với hoạt tính chống u xơ. Trên cơ sở nghiên cứu này hoạt tính chống u xơ của Eclipta prostrata và các tritecpenoit thành phần có thể cho giả thiết về triển vọng điều trị sự u xơ gan.
Một số bài thuốc về Cỏ mực
Thổ huyết và chảy máu cam: Lấy 50g cây cỏ mực sắc lấy nước uống chia làm 3 lần để dùng trong ngày.
Cây cỏ mực chữa bệnh suy thận: Dùng cỏ mực tươi, cây sâm đất rửa sạch, sau đó phơi ráo nước rồi cắt nhỏ, đem phơi hoặc sấy khô. Sau đó, mỗi ngày dùng 5g cỏ mực khô đun với 1 chén nước trong vòng 20 phút. Rồi chắt lấy nước uống mỗi ngày.
Cây cỏ mực chữa viêm xoang: Dùng một nắm lá cỏ mực tươi rồi đem giã nhuyễn vắt lấy nước uống với nước ấm mỗi ngày. Liệu trình này sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau đớn, khó chịu khi thời tiết thay đổi. Nó sẽ làm giảm chảy máu cam, giảm sưng niêm mạc xoang, giúp thông mũi.
Cây cỏ mực chữa bệnh sỏi thận: Dùng 20g cỏ mực, kim tiền thảo dùng 15g, đem sắc lấy nước uống. Nếu cảm thấy khó uống thì bạn có thể cho thêm 1 ít đường cát vào cho dễ uống. Có thể dùng thay trà trong vòng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.
Cây cỏ mực chữa sốt cao ở trẻ em:
- Dùng mỗi loại 25g bao gồm cỏ mực, sắn dây, sài đất, dùng 16g hai loại cây cối xay và cam thảo đất cùng 12g ké đầu ngựa.
- Đem tất cả sắc nước uống mỗi ngày
Cây cỏ mực chữa bệnh gan nhiễm mỡ: Nhờ có tính hàn mà cởi mực có thể điều trị các bệnh liên quan đến lưu thông khí huyết, gan và thận hiệu quả. Chính vì thế mà, người bị gan nhiễm mỡ có thể dùng cỏ mực để điều trị căn bệnh này.
Cây cỏ mực chữa bệnh mề đay: Cỏ mực khi kết hợp với lá huyết dụ, lá xương xông, rau diếp ca, lá nhài, lá dưa chuột, lá khế giã nhuyễn sau đó cho người bị mề đay uống, còn phần bã cho vào miếng vải mỏng và xoa lên người. Phương pháp này chữa mề đay rất hiệu quả trong vòng 7 ngày.
Kiêng kỵ
- Không được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai vì rất dễ gây băng huyết.
- Ngoài ra, không nên dùng với người hư hàn, nếu không rửa sạch trước khi nấu uống có thể gây tiêu chảy.