Nần nghệ là dược liệu nằm trong công trình nghiên cứu về nhiều cây thuốc quý đạt giải thưởng Hồ Chí Minh với những nghiên cứu chuyên sâu trong hơn 40 năm qua. Những nghiên cứu chứng minh công dụng vượt trội của Nần nghệ giúp: hạ cholesterol rõ ràng, kiểm soát điều trị các bệnh về gan đặc biệt là bệnh gan nhiễm mỡ.
Hình ảnh củ Nần nghệ
Mục lục
Mô tả cây
- Dây leo quấn, sống nhiều năm, dài 5-10 m.
- Lá đơn, mọc cách; phiến lá hình tim, cỡ 6-10 × 5-9 cm; có 7 gân, trong đó 3 gân gốc vươn tới chóp lá; ở gốc cuống lá có 2 gai nhỏ cong (lá kèm biến dạng).
- Cụm hoa đực là những xim dài 10-30 cm, mỗi xim có 3-4 hoa. Hoa đực không cuống, bao hoa gồm 6 mảnh dính nhau ở gốc, với 6 thùy hình tam giác ở đỉnh. Nhị hữu thụ 3 có chỉ nhị chia đôi thành hình nạng và mỗi nhánh mang 1 bao phấn; nhị lép 3, hình dùi.
- Cụm hoa cái hình chùm, dài 15-30 cm. Hoa cái có 2 lá bắc, bao hoa 6 thùy, không có nhị lép; nùm nhụy 3 thùy.
- Quả nang quặt lại, có 3 cánh, 3 ô, mỗi ô chứa 2 hạt. Hạt có cánh tròn.
- Thân rễ màu vàng, phân nhiều nhánh ngắn tạo thành một khối có đường kính đạt tới 20 cm. Vỏ ngoài có màu nâu vàng hoặc xám, xù xì, lồi lõm, mang rất nhiều rễ con nhỏ.
- Thân rễ nằm dưới đất, đến tháng 2-3 mới mọc thân khi sinh, tháng 5-6 ra hoa và kết quả, cây tàn lụi vào tháng 11-12.
Câu chuyện về cây Nần nghệ
Theo TS. Lương y Nguyễn Hoàng kể:
“ Đầu những năm 1970, trong lúc đi sưu tầm cây thuốc, tôi có gặp một số người Dao và một cụ già chỉ cho tôi một dây leo cuốn, thân cây sắn, củ có màu vàng, nhấm có vị đắng và chỉ mọc ở độ cao trên 1500m so với mặt nước biển.
Cụ bảo cây này quý lắm đấy, nhưng chỉ làm thuốc thôi không ăn được đâu, nó giúp một số cán bộ bụng to đã bé lại và chữa đau nhức xương khớp rất hiệu nghiệm; dân ở đây gọi nó là nâu vàng. Về mặt thực vật học, tôi nhận ra nó thuộc họ củ nâu, thuộc chi Dioscorea mà tôi đã lưu ý sưu tầm từ vài năm trước.“
Qua qua trình tìm hiểu thông tin khoa học trong và ngoài nước cây thuốc này sau đó đã xác định được tên khoa học là Dioscorea collettii Hook.f., chúng tôi đặt tên cho cây này là Nần nghệ – Nần Vàng.
Hình ảnh lá Nần nghệ
Các công trình nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng của cây thuốc quý Nần nghệ
Vấn đề các bệnh lý liên quan đến bệnh mỡ gan, mỡ máu (do rối loạn chuyển hóa lipid) được cả thế giới quan tâm vì hàm lượng mỡ trong máu cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nghẽn mạch gây tai biến mạch máu não, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
Chúng ta có thể cải thiện tình trạng nhiễm mỡ của gan thông qua việc thay đổi các thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày và tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ. Hiện nay, có nhiều loại thuốc để hỗ trợ điều trị tuy nhiên chúng được tổng hợp từ các chất hóa học, khi sử dụng lâu dài có thể dẫn đến tác dụng phụ và nguy cơ gây độc với gan thận. Do vậy mà về sau các nhà khoa học hướng vào nghiên cứu các thuốc có nguồn gốc thảo mộc.
- Cuối những năm 70 thế kỷ trước, ở Liên xô cũ đã lưu thành các chế phẩm Diosponin, Polysponin là thuốc giảm mỡ máu. Hoạt chất của các thuốc này là saponin tan trong nước chiết xuất từ Dioscorea caucasica; Dioscorea nipponica là những loài thực vật rất gần gũi, cùng chi với cây Nần vàng.
- Năm 1985 tại trường Đại học y số 1 Xêtrênốp – Matxcơva, luận án TS về cây Nần vàng cùng 5 cây thuốc khác đều thuộc chi Dioscorea ở Việt Nam đã được bảo vệ thành công.
Sau khi được về nước, cùng với sự cộng tác của cố giáo sư Phạm Khuê (viện lão khoa), GS.BS Nguyễn Trung Chính, các thầy thuốc ở bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô, PGS.TS Hoàng Kim Huyền cùng các đồng nghiệp tại trường ĐH Dược Hà Nội.
Kết quả là thuốc Diosgin đã ra đời vào năm 1995; từ quy mô phòng thí nghiệm đến nghiên cứu lâm sàng đánh giá trên người bệnh một cách cẩn trọng, đã được hội đồng nghiên cứu của trường Đại học Dược Hà Nội đánh giá xuất sắc; công trình cũng được vinh dự đạt giải nhất hội nghị khoa học Y Dược trẻ toàn quốc.
- ==> Sử dụng trên 500 người có rối loạn chuyển hóa lipid, kết quả xét nghiệm sinh hóa trên 5 chỉ tiêu về lipoprotein trong máu cho thấy tất cả các chỉ số lipid máu đều có xu hướng trở lại bình thường
- ==> Đăc biệt kết quả còn cho thất thuốc là hạ rất mạnh lipoprotein tỷ trọng thấp (Mỡ xấu LDL-c) và có xu hướng tăng lipoprotein tỷ trọng cao (Mỡ tốt HDL-c), do đó hạ được tỷ số CT/HDL (CT-cholesterol toàn phần). Đặc biệt cholesterol toàn phần trong máu của ~100% người bệnh đều giảm.
- ==> Thuốc còn có tác dụng hạ huyết áp trên hầu hết các bệnh nhân có huyết áp cao. Trong điều trị không thấy có tai biến và tác dụng xấu nào.
Kết quả của quá trình nghiên cứu về cây thuốc quý Nần Vàng
Nần nghệ là dược liệu nằm trong công trình nghiên cứu về nhiều cây thuốc quý đạt giải thưởng Hồ Chí Minh với những nghiên cứu chuyên sâu trong hơn 40 năm qua, đặc biệt là những nghiên cứu của TS, Lương y Nguyễn Hoàng (Nguyên giảng viên trường ĐH Dược Hà Nội) chứng minh công dụng vượt trội:
- Nần nghệ có tác dụng hạ cholesterol rõ ràng, rối loạn lipid máu mà không có bất cứ tác dụng phụ nào.
- Điều đáng lưu ý là Nần nghệ hạ cholesterol, đặc biệt hạ rất mạnh LDL (low density lipoprotein: lipoprotein tỷ trọng thấp – còn gọi là các “cholesterol xấu” bởi vì chất này làm tăng các mảng bám mỡ trong động mạch, gây các biến chứng xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim…).
- Diosgenin có thể ảnh hưởng đến một số bệnh chuyển hóa do có ảnh hưởng trực tiếp đến một số mục tiêu phân tử tham gia vào quá trình chuyển hóa enzyme cũng như quá trình dẫn truyền tín hiệu ở gan. Vì vậy, những điều này giúp diosgenin có thể điều hòa chức năng gan một cách hợp lý và có thể hỗ trợ trong việckiểm soát điều trị các bệnh về gan đặc biệt là bệnh gan nhiễm mỡ.
- Thêm nữa, Nần nghệ lại có xu hướng tăng HDL (high density lipoprotein: lipoprotein tỷ trọng cao – còn gọi là các “cholesterol tốt”, giúp chuyển cholesterol dư thừa từ thành mạch máu về gan để chuyển hóa, giảm nguy cơ tai biến, nhồi máu cơ tim).
Bạn đọc xem thêm: Nần nghệ với người mỡ máu cao
Vũ khánh Vân đã bình luận
Tui ởcheem hóa tuyên quang có cây này mọc nhiều! Hình ảnh cây, lá, củ và quả y hệt cây đăng nhưng củ bổ ra là màu đỏ, người tày địa phương lại gọi là cây khúc khắc vậy cho hỏi có phải là nần nghệ không?
Lê Đào đã bình luận
Chào bạn! Khúc khắc không phải là cây Nần nghệ. Mặc dù 2 cây này có hình dạng lá tương tự nhau, nhưng về phần hoa và củ lại rất khác biệt. Nần nghệ thì củ có màu vàng, còn khúc khắc củ có màu nâu đặc trưng.