Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Dó đất – Những loài cây không diệp lục

Dó đất – Những loài cây không diệp lục

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Trong tự nhiên có một số loài thực vật kỳ lạ nhưng là một phần không thể tách rời trong các khu rừng nhiệt đới, Á nhiệt đới Việt Nam. Những loài này không có chất diệp lục trên cơ thể chúng mà sống nhờ vào dinh dưỡng từ các chất hữu cơ phân huỷ từ sinh vật khác hoặc từ mô chết. Quá trình này phát triển hết sức chậm chạp trong tiến trình sự sống của chúng nhằm tích luỹ dưỡng chất để tập trung cho quá trình phát hoa. Hầu hết các loài thực vật này sống ở các vùng núi cao, là những loài thuốc quý trong dân gian. Tuy nhiên số lượng loài rất hiếm gặp đối với ngay cả những nhà nghiên cứu về thực vật. Một số loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam.

Mục lục

  • Dó đất hoa thưa Balanophora laxiflora
  • Dó đất cúc phương Balanophora cucphuongensis
  • Dó đất nấm Balanophora fungosa
  • Một số loài Dó đất khác
    • Dương đài-  Balanophora laxiflora Hemsl
    • Dương đài ngắn – Balanophora abbreviata Blume
    • Dó đất hình cầu – Balanophora latisepala (Tiegh.) Lecomte

Dó đất hoa thưa Balanophora laxiflora

Trên đỉnh Mẫu Sơn – Cao Bằng, ở độ cao 1600m so với mặt biển loài thực vật Balanophora laxiflora đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam đang khoe sắc trong cái lạnh cuối thu và như báo hiệu những cơn gió mùa Đông bắc sẽ tràn về.

Dó đất hoa thưa Balanophora laxiflora 1

Hình ảnh Dó đất hoa thưa Balanophora laxiflora – Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Mô tả:

  • Củ hình trứng, đường kính 2 – 2,5cm, bề mặt sần sùi và có mụn hình sao nổi rõ.
  • Thân khí sinh (là cuống cụm hoa) mang 5 – 10 lá dạng vảy ở phần gốc. Với cụm hoa đơn tính, khác gốc, hợp thành cụm hoa dạng bông nạc.
  • Hoa cái không có bao hoa, mọc ở quanh chân của vảy bảo vệ, vảy hình trứng lõm ở đỉnh, 1 vòi nhụy. Khi loài thực vật quý hiếm này phát hoa và chỉ khi có hoa mới dễ phát hiện còn thời gian sinh trưởng của chúng nằm sâu dưới lớp thảm mục thực vật và ký sinh vào những rễ các loài thực vật khác bị chết.

Với khả năng sinh sản vô tính (tái sinh bằng cách đẻ nhánh) chúng có thể tạo thành những đám hoa rất lớn rực rỡ sắc màu.

Vào khoảng thời gian tháng 10- 11 là lúc loài này phát hoa, mọc rải rác trong rừng cây lá rộng, trên núi đá, nơi ẩm, ở độ cao 600 – 2300 m. Mới chỉ gặp ở vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình, và Kon Tum (núi Ngọc Pan), Mẫu Sơn – Cao Bằng.

Đây là nguồn gen qúy hiếm và rất độc đáo, cây còn được dùng làm thuốc. Hiện nay chúng là loài bị săn tìm ráo riết để phục vụ cho những bài thuốc tăng cường sinh lực cho các quý ông và nếu những cánh rừng đầu nguồn biến mất thì hệ lụy kéo theo sự tuyệt chủng của loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam này.

Dó đất cúc phương Balanophora cucphuongensis

Đây là loài đặc hữu hẹp của miền Bắc Việt Nam, lần đầu tiên loài này được các nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Bân phát hiện ở khu vực Bống thuộc vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình năm 1995. Hiện nay loài này được đưa vào trong Sách đỏ Việt Nam.

Dó đất cúc phương Balanophora cucphuongensis 1

Dó đất cúc phương Balanophora cucphuongensis – Ảnh: Nguyển Anh Tuấn

Mô tả:

  • Với chiếc củ sần sùi, không có mụn hình sao.
  • Thân khí sinh (là cuống cụm hoa) mang 6 – 10 lá dạng vảy, phiến lá hình mũi mác, dài 1,5 – 2cm, rộng 1 – 1,5cm.
  • Hoa đơn tính, khác gốc, hợp thành bông nạc; cả cụm hoa đực và cụm hoa cái đều hình trứng hay hình đầu. Hoa đực không có cuống rõ, bao hoa gồm 3 mảnh đều nhau. khối phấn bị ép ngang.
  • Hoa cái mọc ở xung quanh chân vảy bảo vệ; vảy hình trứng cụt đầu.

Dó đất nấm Balanophora fungosa

Trong các loài thực vật thuộc họ dương đài Balanophoraceae thì Dó đất nấm Balanopphora fungosa có vùng phân bố rộng khắp từ Ấn Độ, Đông Dương đến đảo Hải Nam, bán đảo Malaixia, đảo Sumatra (Inđônêxia), vài đảo ở Thái Bình Dương và Ôxtrâylia.

Ở nước ta có gặp từ Hà Tây tới An Giang. Đây là loài mọc phổ biến trong rừng thường xanh, ở độ cao (150) 500 – 2.600. Ra hoa quanh năm nhưng chủ yếu từ tháng 11 – 4, sống ký sinh trên rễ các loài cây thân gỗ, cả cây gỗ và dây leo, như rễ củ nhiều loài cây của các chi Cissus, Tetrastirma thuộc họ nho và nhiều loại cây họ Đậu Fabaceae.

Dó đất nấm Balanophora fungosa 1

Hình ảnh Dó đất nấm Balanophora fungosa – Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Mô tả:

  • Cây sống ký sinh ở trên rễ cây khác; thân thoái hóa thành một củ có nhiều dạng khác nhau, thường gồm nhiều thùy. Hoa đơn tính khác gốc.
  • Cụm hoa đực dài, trục hoa ở gốc, có một ít lá; bao hoa 4 – 7 thùy; nhị có 4 – 7 bao phấn. Cụm hoa cái ngắn, hoa không có bao hoa và chỉ có những khối hình trứng có chân và kéo dài bằng một sợi mảnh.

Đồng bào dân tộc ở Ninh Thuận thường dùng cây sắc nước uống làm thuốc trị bệnh đau bụng và đau toàn thân. Củ gió đất được nhân dân địa phương dùng làm thuốc bổ, kích thích ăn ngon miệng, chữa đau bụng, nhức mỏi chân tay, nhất là dùng cho phụ nữ sau khi đẻ, người mới ốm dậy chóng lại sức. Dạng dùng thông thường là thuốc rượu.

Một số loài Dó đất khác

Dương đài-  Balanophora laxiflora Hemsl

Dương đài-  Balanophora laxiflora Hemsl 1

  • Công dụng: Toàn cây làm thuốc bổ, chữa đau đầu, đau lưng, đinh nhọt (cả cây).
  • Phân bố: Ninh Bình (Cúc Phương), Kon Tum. Cây mọc ký sinh trên rễ, rải rác trong rừng nguyên sinh.
  • Mùa hoa quả: 7-12

Dương đài ngắn – Balanophora abbreviata Blume

Dương đài ngắn - Balanophora abbreviata Blume 1

  • Công dụng: Thuốc nhuận tràng. Thuốc sưng đau do đánh, ngã (cả cây).Cây mọc ký sinh trên cây gỗ.
  • Phân bố: Ninh Bình (Cúc Phương), Quảng Nam (Tây Giang). Cây ký sinh trên rễ, rải rác trong rừng nguyên sinh.
  • Mùa hoa quả: 7-12

Dó đất hình cầu – Balanophora latisepala (Tiegh.) Lecomte

Dó đất hình cầu - Balanophora latisepala (Tiegh.) Lecomte 1

  • Công dụng: Bổ máu (cả cây sao vàng ngâm rượu uống). Cả cây sắc uống chữa nấc.
  • Phân bố: Khánh Hoà, Minh Hải, An Giang. Loài đặc hữu của Việt Nam. Cây thường ký sinh trên cây gỗ của một số loài cây khác.
  • Mùa hoa quả: IX-X.

Nguồn: theo vncreatures.net

Tác giả: Lê Đào - 18/01/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Phân biệt cây Kế sữa, Tiểu kế và Ngưu bàng

  • Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

  • Trái Nhàu trong đời sống nhân dân sử dụng như thế nào?

  • Nghiên cứu về quả Việt quất

  • Ginkgo biloba trong điều trị chứng rối loạn tiền đình

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑