Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic là một loại vitamin được tìm thấy trong thực phẩm và được sử dụng như một chất bổ sung chế độ ăn uống, tan trong nước. Một số loài động vật có thể tự tạo ra vitamin C, nhưng con người phải bổ sung từ các nguồn khác. Nguồn cung cấp chủ yếu là trái cây tươi và rau quả. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, trong trái sơ ri cung cấp lượng vitamin C dồi dào hơn cả.
Mục lục
Tác dụng vitamin C với sức khỏe
- Tham gia tạo colagen và một số thành phần khác tạo nên mô liên kết ở xương, răng, mạch máu.
- Tham gia quá trình tổng hợp một số chất như các catecholamin, hormon vỏ thượng thận.
- Xúc tác cho quá trình chuyển Fe+++ thành Fe++ nên giúp hấp thu sắt ở tá tràng (vì chỉ có Fe++ mới được hấp thu). Vì vậy nếu thiếu vitamin C sẽ gây ra thiếu máu do thiếu sắt.
- Tăng tạo interferon, làm giảm nhạy cảm của cơ thể với histamin, chống stress nên giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Chống oxy hoá bằng cách trung hoà các gốc tự do sản sinh ra từ các phản ứng chuyển hoá, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào(kết hợp với vitamin A và vitamin E).
Nguồn cung cấp vitamin C tự nhiên
Có rất nhiều nguồn thực phẩm giàu vitamin C tự nhiên thay vì uống viên vitamin C, hay viên sủi.
Ớt chuông
Một chén ớt chuông đỏ xắt nhỏ có chứa gần gấp ba lần hàm lượng vitamin C chứa trong một quả cam (khoảng hơn 190 mg). Ớt đỏ cũng là nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời, có thể giúp tăng cường sức khỏe của mắt.
Cải xoăn
Ngoài việc cải xoăn chứa gấp đôi hàm lượng vitamin D khuyến nghị và gấp bảy lần lượng vitamin K khuyến nghị cho cơ thể, một khẩu phần cải xoăn còn cung cấp 80,4 mg vitamin C. Loại rau củ dinh dưỡng này còn cung cấp lượng lớn hàm lượng các chất khoáng và các axit béo.
Đu đủ
Nghiên cứu cho thấy rằng ăn đu đủ có thể giúp làm sạch các xoang, làm sáng da và tăng cường sức khỏe xương cốt. Một khẩu phần đu đủ sẽ cung cấp 88,3 mg vitamin C.
Trái dứa
Ngoài chứa khoảng 78,9 mg vitamin C, dứa còn có chứa bromelain – một loại enzym tiêu hóa giúp phân hủy thức ăn và giảm chứng phình bụng. Bromelain cũng hoạt động như một chất chống viêm tự nhiên có thể giúp bạn hồi phục nhanh hơn sau một buổi tập luyện vất vả.
Trái Sơ ri bổ sung nguồn vitamin C tự nhiên “khổng lồ”
Trái Sơ ri (tên khoa học: Malpighia glabra L.) là một loại cây dại mọc ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Sơ ri có nguồn gốc từ Nam Mexico, Trung Mỹ và khu vực trung tâm của Nam Mỹ
- Theo nghiên cứu, loại trái cây này chứa: protein (0,21-0,80 g / 100 g), chất béo (0,23-0,80 g / 100 g), carbohydrate (3,6-7,80 g / 100 g), muối khoáng (sắt 0,24, canxi 11,7, phốt pho 17,1 mg / 100 g) và vitamin (thiamine 0,02, riboflavine 0,07, piridoxine 8,7 mg / 100 g).
- Đáng chú ý hàm lượng vitamin C cao (695 – 4827 mg / 100 g) do đó sơ ri có giá trị kinh tế ngày càng tăng nhờ sức tiêu thụ lớn trong những năm qua.
- Sơ ri cũng có carotenoid và bioflavonoid cung cấp giá trị dinh dưỡng quan trọng và khả năng sử dụng nó như chất chống oxy hóa.
- Brazil có khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp cho việc trồng sơ ri, do đó quốc gia này là nhà sản xuất chính của đất nước. Sơ ri được thương mại hóa dưới dạng nước trái cây, mứt, nước đá, gelatin, đồ ngọt hoặc rượu.
Ở Việt Nam, sơ ri được trồng chủ yếu ở vùng Nam Bộ. Đây là một loại trái cây rẻ (khoảng 25k – 35k/kg) nhưng ít ai biết rằng, chúng chứa rất nhiều chất có lợi cho cơ thể, nhất là các chị em đang muốn làm đẹp da hay giữ dáng, giảm cân…
Quả sơ ri chứa rất nhiều vitamin C, thậm chí một quả sơ ri nhỏ như vậy nhưng vitamin C có trong đó gấp 20 – 40 lần trong một quả chanh.
- Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng một ly nước ép sơ ri 180ml có lượng vitamin C tương đương với 15 lít nước cam.
- Vitamin A có trong quả sơ ri cũng rất dồi dào. Cụ thể thì một quả sơ ri có thể chứa lượng vitamin A ngang với một củ cà rốt có kích thước trung bình.
Lợi ích sức khỏe từ trái sơ ri
Các chuyên gia khuyên chúng ta nên bổ sung quả sơ ri vào thực đơn hàng ngày vì chúng rất tốt cho sức khoẻ. Đặc biệt, với những ai đang muốn làm đẹp da và giảm cân thì càng nên kết bạn với loại quả này bởi các tác dụng của chúng.
Ngăn ngừa tàn nhang, làm sáng da
Nguồn vitamin C tự nhiên dồi dào trong quả sơ ri có tác dụng hiệu quả trong việc ức chế sự hình thành sắc tố melanin – kẻ thù gây nám da, sạm da và tàn nhang. Nhờ đó, bạn sẽ ngăn ngừa được tình trạng tàn nhang, nám và sạm da, đồng thời có được một làn da trắng sáng, mịn màng hơn.
Ngừa mụn
Không chỉ giàu vitamin C, ăn quả sơ ri cũng giúp chúng ta cung cấp độ ẩm cho làn da. Nhờ đó, da của bạn sẽ được lọc bỏ các độc tố và nuôi dưỡng bằng các dưỡng chất tự nhiên, ngăn ngừa mụn trứng cá cùng nhiều loại mụn khác.
Chống lão hoá da, mang lại làn da tươi trẻ
Quả sơ ri có chứa nhiều hợp chất chống oxy hoá, rất tốt cho da nói riêng và cơ thể nói chung. Cùng với đó, vitamin C có trong loại quả này cũng giúp kích thích sản xuất collagen, mang lại làn da săn chắc, khoẻ mạnh. Đồng thời, vitamin A sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do gây lão hoá da. Nhờ đó, sơ ri giúp chống lão hoá rất tốt, mang lại làn da căng mịn, tươi trẻ và tràn đầy sức sống.
Lưu ý:
- Chỉ cần ăn 50g sơ ri là đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày
- Khi ăn nên nhai kỹ vì vỏ sơ ri hơi dai, không tốt cho tiêu hoá
- Tránh ăn cả hạt vì có thể gây ảnh hưởng không tốt cho quá trình tiêu hoá.