Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Thu, 27 Mar 2025 03:06:34 +0700 vi hourly 1 Chặn đứng Covid -19 tại nhà chỉ với 4 cách đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả https://tracuuduoclieu.vn/chan-dung-covid-19-tai-nha-chi-voi-4-cach-don-gian-nhung-cuc-ky-hieu-qua.html https://tracuuduoclieu.vn/chan-dung-covid-19-tai-nha-chi-voi-4-cach-don-gian-nhung-cuc-ky-hieu-qua.html#respond Wed, 23 Feb 2022 07:47:50 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=64434 Trước tình hình dịch bệnh Covid – 19 đang diễn biến hết sức căng thẳng với tốc độ lây lan chóng mặt, tỷ lệ mắc mắc mới cũng như số ca tử vọng tăng theo cấp số nhân, mỗi cá nhân cần có ý thức chấp hành tốt nguyên tắc phòng chống dịch. Vì bảo vệ mình cũng chính là bảo vệ gia đình, cộng động và xã hội. Dưới đây là các cách phòng chống dịch Covid – 19 hiệu quả ngay tại nhà tuyệt đối không thể bỏ qua.

Chặn đứng Covid -19 tại nhà chỉ với 4 cách đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả 1

Tình hình dịch bệnh và những con số báo động

Theo thống kê, tính đến ngày 22/02/2022, đã có gần 428 triệu ca dương tính với SARS-CoV-2 trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, số người nhiễm cũng tăng nhanh chóng mặt, vượt mốc 2,8 triệu ca. Chỉ trong 6 ngày, số ca dương tính đã tăng hơn 22.000 ca, đỉnh điểm có những ngày tăng hơn 10.000 ca, gây nên rất nhiều khó khăn cho công tác y tế cũng như ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế, xã hội.

  • Thời điểm này, những câu chuyện như “chỉ lướt qua F0 cũng dương tính dù đã đeo khẩu trang” hay “không đi đâu, chỉ ở nhà vẫn dương tính” xuất hiện nhan nhản trên mặt báo và không còn xa lạ với người dân.
  • Thực tế, khi SARS-CoV-2 đã “thăng cấp” bản thân để dễ dàng lây nhiễm trong không khí, thì những vũ khí thông thường như khẩu trang, khoảng cách là chưa đủ. Do đó, để bảo vệ bản thân, phòng chống lây nhiễm SARS-CoV-2, bên cạnh quy tắc 5K của Bộ y tế, chúng ta cũng cần chủ động trang bị thêm những vũ khí sắc bén hơn.

Theo các nhà khoa học, trước khi tấn công vào phổi, SARS-CoV-2 sẽ bám trụ tại niêm mạc mũi, họng khoảng 4-5 ngày để gia tăng số lượng virus. Trong khoảng thời gian này, nếu không có biện pháp nào loại bỏ virus khỏi vùng mũi họng hoặc hệ miễn dịch suy giảm, chúng sẽ tiếp tục di chuyển xuống khí quản, rồi tới phổi và bắt đầu gây bệnh với các triệu chứng như ho, sốt. Vì vậy, khi rơi vào tình trạng này, chúng ta cần hết sức bình tĩnh, và thực hiện những cách dưới đây để tránh virus phát triển và có cơ hội thâm nhập vào phổi.

Cách phòng chống SARS-CoV-2 hiệu quả ngay tại nhà

Súc rửa mũi họng bằng nước muối ấm

Dùng nước muối sát trùng mũi họng là thói quen tốt của người dân Việt Nam và hoàn toàn có cơ sở khoa học. Dung dịch nước muối có nồng độ muối lớn hơn nồng độ muối bên trong tế bào của vi khuẩn, tạo nên sự chênh lệch về áp suất giữa bên trong và ngoài màng tế bào. Vì thế để cân bằng áp suất giữa 2 bên màng vi khuẩn, sẽ có hiện tượng kéo nước từ bên trong ra bên ngoài tế bào. Do đó, vi khuẩn mất nước mà bị tiêu diệt.

Súc rửa mũi họng bằng nước muối ấm 1

Súc rửa mũi họng bằng nước muối ấm

Nhiều người lầm tưởng cứ pha càng mặn thì hiệu lực sát khuẩn càng cao, nhưng không, nồng độ muối quá cao có thể gây tổn thương cho niêm mạc mũi, họng. Vì thế hãy làm theo các bước chỉ dẫn sau thật cẩn thận.

  • Bước 1: Pha 1/4 – 1/2 thìa cà phê muối với 200ml nước ấm.
  • Bước 2: Đứng trước bồn rửa mặt, nghiêng người về phía trước và nghiêng qua một bên.
  • Bước 3: Dùng xilanh bơm mạnh nước muối vào lỗ mũi bên trên cho đến khi nước muối chảy ra ở lỗ mũi bên dưới. Bạn có thể lặp lại 3-5 lần.
  • Bước 4: Đổi bên và lặp lại bước 3.

Lưu ý:

Bạn cần thực hiện việc súc rửa mũi họng hàng ngày để hạn chế tối đa lượng vi khuẩn, virus bám trên niêm mạc mũi.

Xông hơi toàn thân bằng Tinh dầu Sả chanh

Từ lâu các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng việc sử dụng tinh dầu sả chanh chứa hàm lượng Citral cao vượt trội sẽ làm nhân đôi khả năng diệt khuẩn, diệt virus, ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp.

Các nghiên cứu gần đây còn cho thấy: Tinh dầu thực vật có khả năng xen vào lớp vỏ của virus, khiến cho lớp vỏ này thay đổi và vỡ ra. Nhờ cơ chế này, virus bị tiêu diệt, hạn chế xâm nhập và không thể nhân lên trong cơ thể. Do có đặc tính dễ bay hơi, tinh dầu thường được dùng với phương pháp xông. Dưới tác động của nước nóng, tinh dầu sẽ chuyển sang thể hơi cùng với hơi nước len lỏi vào vùng mũi họng, cuốn hết dịch mũi họng, đờm dãi ra ngoài. Chính vì vậy, toàn bộ các vi khuẩn, virus ở vùng mũi họng sẽ nhanh chóng thoát ra và bị tiêu diệt khỏi cơ thể

  • Bước 1: Chuẩn bị nồi nước đun sôi, nên dùng nổi lẩu để giữ nhiệt độ nước ổn định.
  • Bước 2: Nhỏ vài giọt tinh dầu Sả chanh vào nồi nước.
  • Bước 3: Ghé sát mặt vào nồi nước, cách khoảng 40cm. Dùng khăn lớn hoặc chăn trùm kín mặt và chậu nước trong khoảng 15-20 phút.

Lưu ý:

  • Sả chanh có tính nóng, không nên để tinh dầu dính vào mắt, vùng da hở, tổn thương
  • Nên xông hơi đều đặn khoảng 2-3 lần/tuần, và ngay sau khi trở về từ những nơi nhiều nguồn bệnh
  • Người bị huyết áp cao, tim mạch, giãn tĩnh mạch, phụ nữ mang thai không nên xông
  • Không tắm ngay sau khi xông vì lỗ chân lông đang mở nếu gặp lạnh sẽ bít lại, không thoát được nước dẫn đến máu huyết không lưu thông.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại tinh dầu khác nhau, do vậy chúng ta nên lựa chọn Tinh dầu Sả chanh nguyên chất 100% từ các công ty uy tín, có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng, có vùng trồng GACP, được Cục Quản lí Dược cấp phép lưu hành như Tinh dầu Sả chanh Devi.

Xông hơi toàn thân bằng Tinh dầu Sả chanh 1

Hàng triệu người dùng chỉ lựa chọn Tinh dầu Sả chanh Devi

  • Vùng nguyên liệu rộng lớn tới 5ha tại xã Thanh An, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương
  • Hàm lượng dược tính rất cao từ 0,8 – 2% đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Âu Châu
  • Quy trình chăm sóc đạt tiêu chuẩn GACP của Tổ chức Y tế thế giới WHO từng khâu: giống, chăm sóc và thu hái
  • Công nghệ chiết xuất tinh khiết theo tiêu chuẩn Quốc tế tại nhà máy đạt chuẩn GMP
  • Cam kết chất lượng từ thương hiệu Dược phẩm nổi tiếng 20 năm trên thị trường

Tăng cường luyện tập thể dục thể thao

Theo nghiên cứu của các chuyên gia Hoa Kỳ, các hoạt động thể chất giúp kháng thể và bạch cầu lưu thông nhanh hơn trong mạch máu. Vì vậy, chúng có thể phát hiện các kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể sớm hơn và có các phản ứng kịp thời để bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh.

Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, nhiều địa phương áp dụng chỉ thị 16, thay vì ra ngoài như trước, hãy lập thói quen thể dục thể thao tại nhà bằng các bài tập sau:

  • Lên, xuống cầu thang liên tục trong khoảng 10 phút mỗi ngày
  • Chạy bộ quanh sân nhà: chạy bộ đều bước trong khoảng 10 phút mỗi ngày
  • Nhảy dây: thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp 100 lần
  • Một số bài gym không cần dụng cụ: plank, squat, chống đẩy. Thực hiện 4 hiệp, mỗi hiệp 8-12 lần.

Bổ sung sản phẩm tăng cường miễn dịch

Hệ miễn dịch là bức tường rào ngăn cản mọi tác nhân gây bệnh cho cơ thể. Bên cạnh thói quen tập thể dục thể thao, hãy “cải thiện” hệ miễn dịch nội sinh của bản thân bằng cách bổ sung các loại thực phẩm dưới đây

– Trái cây: Trong trái cây có nhiều Vitamin C là chất chống lại bệnh cúm hiệu quả, ngăn ngừa bệnh tật. Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, kiwi, quýt

– Hải sản: Các loại hải sản như hàu, tôm, cua đều rất giàu kẽm – chất hỗ trợ cơ thể tạo ra bạch cầu giúp cho hệ thống miễn dịch cơ thể hoạt động tốt hơn.

– Dầu tỏi: Trong tỏi chứa hàm lượng cao chất allicin có hoạt tính kháng sinh tự nhiên. Ngoài ra tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D và các khoáng chất khác Ca, P, cần thiết để tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Bổ sung sản phẩm tăng cường miễn dịch 1

Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách bổ sung vitamin C hằng ngày

Trên đây là các cách phòng chống lây nhiễm COVID-19 tại nhà hiệu quả mà bạn có thể thực hiện ngay từ bây giờ. Đứng trước tình hình dịch diễn biến ngày càng phức tạp, bảo vệ bản thân bạn cũng chính là bảo vệ người thân và xã hội. Hãy cùng nhau chung tay đẩy lùi dịch bệnh khỏi cộng đồng bạn nhé!

Để được tư vấn kĩ hơn về cách phòng chống dịch Covid 19, tăng cường miễn dịch nội sinh cho cơ thể, vui lòng gọi đến tổng đài miễn cước 1800 1190 (miễn cước).

 

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/chan-dung-covid-19-tai-nha-chi-voi-4-cach-don-gian-nhung-cuc-ky-hieu-qua.html/feed 0
Cách dùng Sả chanh hữu ích mà không phải ai cũng biết https://tracuuduoclieu.vn/cach-dung-sa-chanh-cuc-sang-chanh-va-huu-ich-ma-khong-phai-ai-cung-biet.html https://tracuuduoclieu.vn/cach-dung-sa-chanh-cuc-sang-chanh-va-huu-ich-ma-khong-phai-ai-cung-biet.html#respond Wed, 23 Feb 2022 03:21:36 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=64432 Không chỉ là một loại gia vị bình thường trong bữa ăn hàng ngày, Sả chanh còn là 1 phương pháp làm đẹp sang chảnh và hiệu quả mà các chị em mê mệt. Hơn thế nữa, Sả chanh còn được đánh giá cao bởi công dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus cực mạnh. Nhưng làm thế nào Sả chanh phát huy hết những công dụng tuyệt vời đó, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Cách dùng Sả chanh hữu ích mà không phải ai cũng biết 1

1. Tinh dầu Sả chanh được sử dụng từ bao giờ?

Cây Sả chanh được biết đến ở nhiều nơi trên thế giới từ rất lâu đời, nhưng đến năm 1905, cây Sả chanh và tinh dầu trị liệu của nó mới thực sự bắt đầu lan rộng. Trải qua hơn 100 năm, cho đến hiện tại các nhà khoa học đã tìm ra và ứng dụng thành công tinh dầu Sả chanh với mục đích chữa bệnh về tiêu hóa, ho hen, cảm sốt, đau nhức xương khớp,…

  • Tinh dầu Sả chanh được chiết xuất từ thân và lá cây Sả chanh (Cymbopogon citratus (DC) Stapf), có màu vàng nhạt, mùi thơm dễ chịu, dễ bay hơi và nhẹ hơn nước.
  • Trong tinh dầu Sả chanh chứa nhiều loại hợp chất như citral, myrcene, neral, nerol, citronella, dipentene. Chính những hợp chất này giúp cho tinh dầu Sả chanh có mùi thơm đặc trưng và nhiều công dụng tuyệt vời.

2. Những công dụng tuyệt vời của tinh dầu Sả chanh

Thanh lọc không khí, xua đuổi muỗi và côn trùng

Do tinh dầu Sả chanh có mùi thơm, lại rất dễ bay hơi nên thường được dùng để xông phòng, giúp thanh lọc không khí, loại bỏ mùi thức ăn trong bếp. Ngoài ra, chính mùi thơm đặc trưng này của tinh dầu Sả chanh cũng có tác dụng đánh lừa khứu giác của muỗi và côn trùng, làm chúng không phân biệt được vật chủ để trích đốt.

Làm đẹp da

Sả chanh được các bà, các mẹ sử dụng làm đẹp từ rất sớm. Ngày nay, khi y học hiện đại phát triển, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng tinh dầu Sả chanh có tác dụng kháng viêm, sát trùng rất tốt nên khi xông mặt bằng tinh dầu Sả chanh sẽ giúp da đào thải được bụi bẩn, độc tố, giảm tình trạng viêm mủ trên da.

Ngoài ra, tinh dầu Sả chanh còn chứa vitamin A và nhiều vitamin khác giúp làm săn da, đều màu da.

Xông hơi giải cảm

Theo y học cổ truyền, Sả chanh có vị cay tính ấm, có tác dụng sát khuẩn nên thường được dùng để xông hơi giải cảm. Khi xông hơi, các mạch máu tăng lưu thông, giãn nở làm ra mồ hôi và giảm các triệu chứng chóng mặt, đau đầu. Đồng thời, hơi tinh dầu cũng giúp đờm dãi, dịch mũi họng chảy ra một cách tự nhiên, do đó loại bỏ được các bụi bẩn, vi khuẩn, virus gây bệnh bám trên khu vực này.

Xông hơi giải cảm 1

Sả chanh có vị cay tính ấm, có tác dụng sát khuẩn nên thường được dùng để xông hơi giải cảm

Tiêu diệt vi khuẩn, ngăn chặn virus

Đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng diệt khuẩn của tinh dầu Sả chanh. Cụ thể mới đây theo một báo cáo trên tạp chí danh tiếng Inflammopharmacology vào năm 2020, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng tinh dầu thực vật có thể xen vào lớp vỏ của virus, khiến cho lớp vỏ này thay đổi và vỡ ra, thất thoát phần lõi ra bên ngoài.

Nhờ cơ chế này, virus bị tiêu diệt, hạn chế xâm nhập và không thể nhân lên gây bệnh được nữa. Do đó, xông hơi tinh dầu Sả chanh cũng là một phương pháp hữu hiệu giúp phòng chống các bệnh liên quan đến hô hấp, mũi họng, đặc biệt là trong thời điểm mùa dịch đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

3. Cảnh báo ngộ độc khi dùng tinh dầu Sả chanh không rõ nguồn gốc

Với các công dụng tuyệt vời như trên, tinh dầu Sả chanh được người dân vô cùng ưa chuộng và sử dụng rất nhiều. Chính vì phổ biến và thông dụng mà đôi khi mọi người lại chủ quan trong việc sử dụng Sả chanh để gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Hiện tại tinh dầu Sả chanh thường được sản xuất qua quá trình chưng cất tương tự như chưng cất rượu truyền thống. Tuy quá trình này không khó nhưng để thu được tinh dầu nguyên chất lại là chuyện hoàn toàn khác. Điều đó cũng giải thích tại sao, người ta thường quan tâm nhiều đến chất lượng của tinh dầu có nguyên chất 100% hay không.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sản phẩm tinh dầu khác nhau, tuy đa dạng về số lượng nhưng lại là 1 “sự lựa chọn khó khăn” cho người sử dụng sản phẩm.

Mới đây có một gia đình tại Hòa Bình đã nhập viện sau khi sử dụng tinh dầu đuổi muỗi để xông hơi liên tục trong nhiều ngày liền. Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Viện Sốt rét ký sinh trùng & côn trùng Trung Ương:

  • “Nguyên nhân 4 người từ Hòa Bình nhập viện không phải do ngộ độc tinh dầu. Thực chất, loại hóa chất mà gia đình sử dụng được nhập lậu từ Trung Quốc, có hoạt chất là Cypermethrin, tác dụng là diệt sâu, muỗi, côn trùng nói chung.”
  • Như vậy tinh dầu không phải là nguyên nhân gây ngộ độc mà thủ phạm chính là tạp chất được pha thêm trong tinh dầu. Sự việc này như hồi chuông cảnh tỉnh với người tiêu dùng, hãy lựa chọn kỹ lưỡng các sản phẩm tinh dầu sả chanh uy tín và thương hiệu để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên: “Chúng ta cần sử dụng các tinh dầu đã được kiểm định và đăng ký đạt chứng nhận của Bộ Y tế cho phép sử dụng trong gia dụng và y tế. Sản phẩm phải có số đăng ký chứng nhận của Cục quản lý dược VNDP, với các thông tin hướng dẫn sử dụng, liều dùng cụ thể.”, ví dụ như Tinh dầu Sả chanh Devi.

Tinh dầu Sả chanh Devi không chỉ được cấp phép lưu hành bởi Cục Quản lí Dược, mà còn là sản phẩm được nghiên cứu phát triển bởi công ty dược uy tín Tuệ Linh, và sản xuất trên dây chuyền, công nghệ hiện đại đạt chuẩn quốc tế. Do đó, chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn Tinh dầu Sả chanh Devi để xông phòng, làm đẹp và đặc biệt là xông hơi phòng tránh bệnh trong mùa dịch.

3. Cảnh báo ngộ độc khi dùng tinh dầu Sả chanh không rõ nguồn gốc 1

Tinh dầu Sả chanh Devi – Làm sạch vi khuẩn, đánh bay virus

4. Cách phân biệt tinh dầu Sả chanh thật và sản phẩm kém chất lượng

Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu thêm một số cách đơn giản để các bạn có thể tự kiểm chứng sản phẩm tinh dầu Sả chanh của mình có phải nguyên chất hay không ngay tại nhà.

1. Nhỏ 3-5 giọt tinh dầu Sả chanh ra một tờ giấy trắng:

  • Vì tinh dầu Sả chanh nhẹ hơn không khí nên nếu là tinh dầu Sả chanh thật sẽ bay hơi rất nhanh tầm 5-7 phút và không để lại dấu vết gì.
  • Tinh dầu giả sẽ thấm và loang ra tờ giấy, khi khô sẽ để lại vết trên giấy.

2. Lắc mạnh chai tinh dầu Sả chanh:

  • Nếu là tinh dầu Sả chanh thật, khi lắc bọt sẽ nổi lên và sau đó tan ngay khi dừng lắc.
  • Tinh dầu giả sẽ nổi lên nhiều bọt nhỏ, và phải mất thời gian rất lâu sau mới tan hết bọt.

3. Xoa tinh dầu Sả chanh lên tay:

  • Tinh dầu Sả chanh có tính nóng và có thể gây bỏng da, nên khi ta xoa tinh dầu thật lên tay sẽ thấy tinh dầu thẩm nhấu nhanh qua da, không có hiện tượng bị bết lại và có cảm giác hơi nóng.
  • Còn tinh dầu giả khi xoa sẽ có hiện tượng bết dính, gần như không thấy hiện tượng nào khác.

Trên đây là một số thông tin thú vị về tinh dầu Sả chanh mà không phải ai cũng biết. Với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, bạn đọc hãy đừng ngần ngại chuẩn bị sẵn những chai tinh dầu Sả chanh ngay tại nhà nhé. Nếu có bất cứ băn khoăn nào về tinh dầu Sả chanh, tác dụng và cách dùng hiệu quả, hãy gọi đến số tổng đài 1800.1190 (miễn cước) để được tư vấn nhé!

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cach-dung-sa-chanh-cuc-sang-chanh-va-huu-ich-ma-khong-phai-ai-cung-biet.html/feed 0
Đừng vội bỏ vỏ bưởi đi nữa nếu bạn đã biết những điều này https://tracuuduoclieu.vn/dung-voi-bo-vo-buoi-di-nua-neu-ban-da-biet-nhung-dieu-nay.html https://tracuuduoclieu.vn/dung-voi-bo-vo-buoi-di-nua-neu-ban-da-biet-nhung-dieu-nay.html#respond Tue, 18 Jan 2022 07:20:25 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=64251 1. Vỏ bưởi có tác dụng tốt cho tóc:

Trong vỏ bưởi có hàm lượng tinh dầu lớn có khả năng dưỡng tóc cực tốt. Vì vậy, nhiều người thường sử dụng vỏ bưởi để nấu nước để gội đầu cho sản phụ (hay rụng tóc sau sinh), giúp cho tóc bớt rụng, đồng thời giúp tóc óng mượt và mềm mại và chắc khỏe hơn.

2. Vỏ bưởi có tác dụng làm thơm miệng, hơi thở:

Tinh dầu và vitamin C có trong vỏ bưởi là những thành phần có khả năng giúp phòng trị hôi miệng một cách hiệu quả. Để giải quyết vấn đề hôi miệng, bạn hãy lấy vỏ bưởi đã phơi khô, đun với một chút nước kèm theo vài hạt muối.

3. Vỏ bưởi có tác dụng tốt cho da:

  • Làm đẹp da là một trong những công dụng của vỏ bưởi mà chị em phụ nữ rất ưa thích.
  • Vỏ bưởi có tác dụng làm giảm tỷ lệ xuất hiện nếp nhăn, tàn nhang do chứng tăng sắc tố cũng như các vấn đề về da tuổi dậy thì hay do rối loạn nội tiết tố gây mụn đầu đen và trắng, da khô.

Có thể bạn quan tâm: Rối loạn nội tiết gây nổi mụn nên làm gì để cải thiện?

4. Vỏ bưởi có tác dụng chữa ho, khan tiếng:

Có thể bạn chưa biết nhưng vỏ bưởi chính là bài thuốc hàng đầu cho việc điều trị ho khan vô cùng hiệu quả. Trong thời gian bị bệnh, bạn nên nấu nước vỏ bưởi để uống hàng ngày, có thể dùng vỏ tươi hoặc khô sẽ thấy bệnh bệnh được cải thiện rõ rệt.

5. Vỏ bưởi có tác dụng hạ mỡ máu:

  • Vỏ bưởi có chứa lượng lớn tinh dầu và hoạt chất flavonoid neohesperidin có khả năng giúp chống oxy hóa tốt.
  • Ngoài ra, chất flavonoid trong vỏ bưởi còn giúp bảo vệ tế bào gan, lợi mật và giúp bảo vệ thành mạch máu bền vững, từ đó giúp hạ mỡ máu trong cơ thể.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/dung-voi-bo-vo-buoi-di-nua-neu-ban-da-biet-nhung-dieu-nay.html/feed 0
Cách sử dụng tinh dầu sả chanh hiệu quả https://tracuuduoclieu.vn/cach-su-dung-tinh-dau-sa-chanh-hieu-qua.html https://tracuuduoclieu.vn/cach-su-dung-tinh-dau-sa-chanh-hieu-qua.html#respond Sat, 17 Jul 2021 04:43:49 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=57093 Tinh dầu sả chanh được sử dụng trong đời sống hằng ngày bởi có mùi thơm nhẹ, tạo không gian mở, thư thái cho người sử dụng. Tuy vậy không hẳn ai cũng biết sử dụng tinh dầu sả chanh như thế nào để đạt được hiệu quả nhất. Hãy cùng Tra cứu dược liệu tìm hiểu chi tiết dưới đây.

  • Xông hương:
    Nhỏ 3-5 giọt tinh dầu và khoang chứa nước của đèn xông hoặc máy khuếch tán tinh dầu. Nên kết hợp nhiều loại tinh dầu để đạt được hiệu quả tối đa.
  • Massage:
    Phối trộn 10 giọt tinh dầu với 30ml dầu nền (dầu bơ, dầu dừa). Giúp thư giãn cơ thể, cân bằng trạng thái tinh thần.
  • Tắm với tinh dầu:
    Sử dụng 5-10 giọt tinh dầu, ngâm mình trong bồn từ 15-20 phút.
  • Xông mặt:
    Nhỏ 2-5 giọt tinh dầu vào chậu nước nóng hoặc máy xông mặt, để cách mặt từ 25-30 cm. Nhắm mắt, hít sâu thư giãn liên tục khoảng 5-10 phút.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cach-su-dung-tinh-dau-sa-chanh-hieu-qua.html/feed 0
Nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu thân rễ Gừng đen (Distichochlamys citrea) https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-thanh-phan-hoa-hoc-cua-tinh-dau-than-re-gung-den-distichochlamys-citrea.html https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-thanh-phan-hoa-hoc-cua-tinh-dau-than-re-gung-den-distichochlamys-citrea.html#respond Tue, 20 Apr 2021 04:41:42 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54702 Phạm Việt Tý, Hồ Việt Đức, Lê Quyết Thắng

Journal of Science–2015, Vol. 8(4), 60–65 Part D: Natural Sciences, Technology and Environment

TÓM TẮT

Gừng đen (Distichochlamys citrea) là loài thực vật đặc hữu chỉ có ở Việt Nam. Cho đến nay, những hiểu biết về loài này còn rất sơ khai đặc biệt là thành phần hóa học. Gừng đen được thu hái tại một số tỉnh miền Trung vào tháng 2 năm 2014. Tinh dầu được trích ly bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước sau đó được phân tích bằng phương pháp sắc ký khí -khối phổliên hợp (GC/MS).

Kết luận: Hàm lượng tinh dầu thân rễ Gừng đen ở Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam đạt tương ứng là 0,60, 0,45 và 0,40% (vmL/wg, theo nguyên liệu tươi). Các dẫn xuất oxy hóa của monoterpene là nhóm chất chính của các mẫu tinh dầu, chiếm 90,73% (TD_QT), 80,29% (TD_QB) và 79,47% (TD_QN). Trong đó, 1,8-cineole là cấu tửchính với hàm lượng dao động trong khoảng 30,71-43,67%.


ĐẶT VẤN ĐỀ

Chi Gừng đen Distichochlamys thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) là chi thực vật đặc hữu của Việt Nam, được miêu tả lần đầu tiên bởi M. F. Newman vào năm 1995 (Newman, 1995).Tính đến nay, các nhà khoa học chỉ mới phát hiện được 4 loài thuộc chi này (Nguyen Q. B & Jana Leong-Škorničková, 2012a, 2012b). Trong đó, loài Gừng đen Distichochlamys citrea được phát hiện sớm nhất ở Vườn Quốc gia Bạch Mã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Loài này có mùi thơm đặc trưng, được người dân PaKô dùng làm thuốc và gia vị.

Nhìn chung, loài Gừng đen chưa được nghiên cứu về thành phần hóa học ở trong nước cũng như trên thế giới. Bài báo này thông báo các kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học của tinh dầu thân rễ Gừng đen ở khu vực miền Trung Việt Nam nhằm cung cấp cơ sở khoa học, định hướng việc bảo tồn và phát triển nguồn gen quý hiếm ở địa phương và tìm kiếm các thành phần có hoạt tính phục vụ công tác phòng, chữa bệnh cho người dân.

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Hình ảnh cây Gừng đen (Distichochlamys citrea)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Loài Gừng đen được thu hái tại 3 tỉnh miền Trung Việt Nam là Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam vào tháng 2 năm 2014.

  • Tên khoa học Distichochlamys citrea M. F. Newman được xác định bởi nhà Thực vật học Đỗ Xuân Cẩm, Trường Đại học Nông lâm Huế.
  • Tiêu bản được lưu tại Khoa Hóa,Trường Đại học Sư phạm Huế.

Phương pháp nghiên cứu

  • Tinh dầu được thu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước có hồi lưu trong 4-6 giờ.
  • Phân tích các thành phần hóa học của tinh dầu bằng phương pháp sắc ký khí -khối phổ liên hợp (GC/MS)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Hàm lượng tinh dầu của thân rễ Gừng đen thu hái ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (Phạm Việt Tý và cs, 2014) và Quảng Nam đạt tương ứng là 0,60; 0,45;0,50 và 0,40% (vmL/wg, theo nguyên liệu tươi).

Tinh dầu thu được dưới dạng lỏng, không màu, nhẹ hơn nước và có mùi thơm đặc trưng.

Phương pháp GC/MS cho phép định danh 40 cấu tử từ tinh dầu Quảng Bình (TD_QB), 21 cấu tử từ tinh dầu Quảng Trị (TD_QT), 40 cấu tử từ tinh dầu Thừa Thiên Huế (TD_H) và 43 cấu tử từ tinh dầu Quảng Nam (TD_QN) tương ứng 99,76; 100,00;100,00 (TD_H) và 99,97% tổng lượng tinh dầu (Bảng 1).

  • Trong đó có 15 cấu tử hiện diện trong thành phần hóa học của cả 4 mẫu tinh dầu.
  • Các cấu tử này được phân loại thành 4 nhóm chất béo (aliphatic compound -AC), monoterpene hydrocarbon (MH), dẫn xuất oxy hóa của monoterpene (oxygenated monoterpene -OM) và sesquiterpene hydrocarbon (SH).

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 2 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 5 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 6

Nhận xét:

Dẫn xuất oxy hóa của monoterpene được xác định là nhóm chất chính của các mẫu tinh dầu, chiếm 90,73% (TD_QT), 86,59% (TD_H), 80,29% (TD_QB) và 79,47% (TD_QN) tổng lượng tinh dầu. Trong đó, 1,8-cineole là cấu tử chính với hàm lượng dao động trong khoảng 30,71% (TD_QB) -43,67% (TD_QB).

Kết quả này gợi ý 1,8-cineole có thể được xem là cấu tử đặc trưng của tinh dầu thân rễ Gừng đen.

Gần đây, thành phần hóa học của tinh dầu thân rễ loài Gừng đen khía đỏ (D. rubrostriata) đã được nghiên cứu với hơn 14 cấu tử được định danh. Các cấu tử chính gồm 1,8-cineole (13,20 -22,00%), α-citral (18,49 -22,13%), β-citral (14,15 -22,26%), trans-geraniol (12,47 -12,75%), geranyl acetate (6,61 -14,92%) (Trinh Dinh Chinh & Nguyen Thi Bich Tuyet, 2012).

  • Có thể thấy nhận thấy sự phù hợp về thành phần cấu tử chính giữa D. cireaD. rubrostriata.
  • Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh 1,8-cineole có tác dụng ức chế dòng tế bào ung thư máu HL-60 ở người (Moteki và cs, 2002), điều trị ho, đau cơ bắp, chứng loạn thần kinh chức năng, bệnh thấp khớp, hen suyễn… (Başer & Buchbauer, 2010).
  • Ngoài ra, các cấu tử có hàm lượng lớn có thể kể đến là β-linalool, borneol, terpinen-4-ol, α-terpineol, β-citral, cis-geraniol, α-citral, bornyl acetate và neryl acetate.

Tuy nhiên, hàm lượng các cấu tử này có sự sai khác đáng kể trong thành phần hóa học của các mẫu nghiên cứu.

  • Chẳng hạn, β-linalool trong tinh dầu Quảng Bình chiếm đến 14,79% trong khi ở các tỉnh lân cận chỉ chiếm dưới 2%.
  • Ngược lại, các cấu tử như α-citral, β-citral, cis-geranioltrong tinh dầu của các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam có hàm lượng vượt trội so với tinh dầu Quảng Bình.

==> Điều này chứng tỏ, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở các địa phương có ảnh hưởng không nhỏ đến thành phần, hàm lượng tinh dầu kéo theo sự khác biệt về chất lượng, giá trị của chúng.

Ngoài các dẫn xuất oxy hóa của monoterpene, tinh dầu Gừng đen còn chứa một lượng đáng kể các monoterpene hydrocarbon với tỉ lệ số cấu tử/hàm lượng tương ứng là 14/17,14% (TD_QB), 7/8,35% (TD_QT), 14/11,60% (TD_H) và15/18,91% (TD_QN). Trong số đó có 5 cấu tử đều có mặt trong tinh dầu thân rễ Gừng đen ở cả 4 tỉnh và có hàm lượng cao hơn hẳn so với các monoterpene hydrocarbon còn lại là α-pinene, β-pinene, camphene, β-myrcene và D-limonene (Bảng 1).Các chất béo và sesquiterpene hydrocarbon cũng hiện diện trong mẫu tinh dầu nhưng với hàm lượng thấp.

Theo kết quả phân tích GC/MS, hàm lượng của các chất béo trong tinh dầu là 0,27% (TD_QB), 0,92% (TD_QT), 0,20% (TD_H) và 0,56% (TD_QN) trong khi các sesquiterpene hydrocarbon có hàm lượng tương ứng là 2,06% (TD_QB), 1,61% (TD_H) và 1,03% (TD_QN). Điều đáng lưu ý là không một sesquiterpene hydrocarbon nào được phát hiện trong thành phần tinh dầu Quảng Trị.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 7

KẾT LUẬN

Bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước đã xác định được hiệu suất thu tinh dầu từ thân rễ Gừng đen D. citrea thu hái ở một số tỉnh miền Trung Việt Nam đạt lần lượt là Quảng Bình (0,60%), Quảng Trị (0,45%) và Quảng Nam (0,40%) theo nguyên liệu tươi. Phương pháp GC/MS cho phép định danh được số cấu tử trong tinh dầu thân rễ của 3 tỉnh lần lượt là 40/(TD_QB), 21/(TD_QT) và 43/(TD_QN).

Các dẫn xuất oxy hóa của monoterpene là nhóm chất chính của các mẫu tinh dầu, chiếm 90,73% (TD_QT), 80,29% (TD_QB) và 79,47% (TD_QN). Trong đó, 1,8-cineole là cấu tử chính với hàm lượng dao động trong khoảng 30,71% (TD_QN) -43,67% (TD_QB).

Nhằm cung cấp cơ sở khoa học, định hướng việc bảo tồn và phát triển nguồn gen quý hiếm ở địa phương và tìm kiếm các thành phần có hoạt tính phục vụ công tác phòng, chữa bệnh cho người dân. Trong các đề tài tiếp theo, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của các mẫu tinh dầu và tiến hành phân lập một số hợp chất từ dịch chiết của thân rễ.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-thanh-phan-hoa-hoc-cua-tinh-dau-than-re-gung-den-distichochlamys-citrea.html/feed 0
Thu nhận và một số tính chất có lợi của tinh dầu rau tần (Plectranthus amboinicus) ở Thừa Thiên Huế https://tracuuduoclieu.vn/thu-nhan-va-mot-so-tinh-chat-co-loi-cua-tinh-dau-rau-tan-plectranthus-amboinicus-o-thua-thien-hue.html https://tracuuduoclieu.vn/thu-nhan-va-mot-so-tinh-chat-co-loi-cua-tinh-dau-rau-tan-plectranthus-amboinicus-o-thua-thien-hue.html#respond Tue, 13 Apr 2021 08:13:09 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54520 Đỗ Thị Bích Thủy, Phạm Thế Trọng Hiếu, Trần Thanh Quỳnh Anh

Công nghệ Hóa sinh và Protein


Rau tần hay húng chanh (Plectranthus amboinicus) là loại rau gia vị được sử dụng trong các món ăn. Lá cây rau tần có mùi thơm do có chứa hàm lượng tinh dầu lớn. Lá rau tần sau khi thu hoạch trên địa bàn Thừa Thiên Huế, được xử lý và chưng cất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước để thu tinh dầu. Với thời gian chưng cất 2,5 giờ và tỉ lệ dung môi/nguyên liệu là 4/1 thu được hàm lượng tinh dầu cao nhất. Thành phần tinh dầu thu được sau khi phân tích định tính bằng phương pháp GC-MS cho thấy có chứa 19 thành phần hóa học. Khả năng kháng oxy hóa của tinh dầu cây rau tần được xác định bằng phương pháp DPPH. Kết quả cho thấy rằng, ở nồng độ 25 (μL/mL) sản phẩm này có khả năng kháng oxy hóa lớn nhất, đạt 62,66%. Sử dụng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch cho thấy tinh dầu rau tần thể hiện khả năng ức chế sự phát triển các chủng Salmonella và E. coli tốt nhất ở nồng độ 4% và 100%.


MỞ ĐẦU

Cây rau tần còn gọi là rau thơm lông, rau húng chanh, rau tần dày lá,… có tên khoa học là Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng, thuộc họ Hoa môi – Lamiaceae. Ngoài công dụng là một loại rau gia vị thông dụng trong ẩm thực của người châu Á, rau tần còn là loại cây thảo dược rất lâu đời trong y học dân gian, như trị bệnh cảm sốt, ho nhiệt, viêm họng, khan tiếng, côn trùng cắn…

Ngày nay, cây rau tần được trồng khắp nơi trên thế giới và rất phổ biến ở nước ta. Cây rau tần có hoạt tính kháng vi sinh vật cao (Rinalda et al., 2007), vì thế các chế phẩm rau tần ngày càng phong phú hơn, từ bài thuốc dân gian cổ điển cho đến thực phẩm chức năng, dược phẩm và mỹ phẩm.

MỞ ĐẦU 1

Theo nghiên cứu của Lữ Thị Mộng Thy (2016) chỉ ra rằng lá rau tần được chiết xuất với điều kiện tối ưu thu được hàm lượng tinh dầu từ 0,03 – 0,12%. Ngoài ra, phân tích của GC/MS tác giả đã công bố rằng các thành phần hóa học chính của tinh dầu rau tần là carvacrol (63,29%), caryophyllene (12,39%), α – caryophyllene (2,05%), caryophyllene oxide (2,12%).

  • Bên cạnh đó, cây rau tần còn chứa protein, carbohydrate, và một lượng nhỏ vitamin A, vitamin C. Nhiều hợp chất có giá trị sinh học trong rau tần được cho là có khả năng kháng oxy hóa, nhờ đó có thể ngăn ngừa các bệnh về tiêu hoá, ho, sốt và ung thư (Morais et al., 2007).

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu (Nguyễn Thị Bích Huyền et al. (2012), Lữ Thị Mộng Thy (2016)) cũng chỉ ra rằng vùng nguyên liệu khác nhau ảnh hưởng rất lớn đến hàm lượng các hợp chất có giá trị sinh học trong rau tần, do đó ảnh hưởng lớn đến khả năng kháng oxy hóa và kháng khuẩn của dịch chiết.

Chính vì thế, nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào việc xác định một số thông số tối ưu để khai thác tối đa hàm lượng tinh dầu có trong rau tần ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó, xác định thành phần chính của tinh dầu cây rau tần, cũng như khả năng kháng oxy hóa và kháng khuẩn của tinh dầu.

NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Nguyên liệu

Lá rau tần được thu hái từ cây ra tần sau 3 tháng kể từ khi được trồng trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Nguyên liệu được rửa sạch, để ráo và bảo quản ở tủ lạnh ở nhiệt độ 5 – 10°C để thực hiện các thí nghiệm chưng cất tinh dầu.

Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước

  • Nguyên liệu lá rau tần (Plectranthus amboinicus) sau khi được xử lý ở kích thước thích hợp được chưng cất thu tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước, sử dụng bộ chưng cất tinh dầu nhẹ Clevenger theo quy trình I của Dược Điển Việt Nam IV (2009).

Phương pháp định tính thành phần hóa học bằng sắc ký khí ghép khối phổ GC/MS TQ8040

  • Tinh dầu cây rau tần được định tính thành phần hóa học bằng máy sắc ký khí ghép khối phổ GC/MS TQ8040 với detector MS tại phòng thí nghiệm thuộc Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc – Mỹ phẩm – Thực phẩm Thừa Thiên Huế.

Khảo sát khả năng kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch của Kirby-Bauer (1961)

  • Các chủng E. coli, Salmonella, Vibrio sp trước khi sử dụng được tăng sinh trên môi trường lỏng 1% pepton; 1% cao nấm men; 2% agar; nước cất, nuôi trong 12 giờ ở 37°C, lắc 100 vòng/phút.
  • Huyền phù vi sinh vật đạt mật độ 106 CFU/mL được dùng trong thí nghiệm khảo sát hoạt tính kháng khuẩn.

Phương pháp xử lý số liệu

Kết quả thí nghiệm được phân tích ANOVA và kiểm định Tukey (5%) để so sánh sự khác biệt về mặt thống kê giữa các giá trị trung bình. Các phân tích thống kê sử dụng phần mềm SPSS 20.

KẾT QUẢ

Sự ảnh hưởng của tỉ lệ dung môi/nguyên liệu và thời gian chưng cất đến lượng tinh dầu thu được

Tỷ lệ dung môi/nguyên liệu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất và chất lượng tinh dầu thu được sau quá trình chưng cất.

Nguyên liệu (100 g) sau khi xử lý, tiến hành chưng cất với các tỷ lệ dung môi/nguyên liệu (v/w) khác nhau (3/1; 4/1; 5/1 và 6/1) thu được thể tích tinh dầu từ cây rau tần thu được cũng khác nhau lần lượt là: 13,37 (µL); 18,37 (µL); 18,33 (µL) và 17,27 (µL).

  • Khi tăng lượng dung môi (nước cất) thì thể tích tinh dầu tăng, đạt cực đại (18,37 µL) tương ứng với tỷ lệ dung môi/nguyên liệu 4/1.
  • Nếu tiếp tục tăng lượng dung môi, thể tích tinh dầu thu được không tăng và có xu hướng giảm xuống dần.

Sự ảnh hưởng của tỉ lệ dung môi/nguyên liệu và thời gian chưng cất đến lượng tinh dầu thu được 1

 

Sự ảnh hưởng của tỉ lệ dung môi/nguyên liệu và thời gian chưng cất đến lượng tinh dầu thu được 2

Nhận xét:

Ở các mức thời gian khác nhau là 1 giờ; 1,5 giờ; 2 giờ; 2,5 giờ và 3 giờ thì thể tích tinh dầu thu được trên 100 g cũng khác nhau lần lượt là 6,83 (µL); 12,47 (µL); 18,37 (µL); 18,33 (µL) và 18,37 (µL).

Thời gian chưng cất càng lâu thể tích tinh dầu từ cây rau tần thu được càng tăng.

  • Có thể nhận thấy, thể tích tinh dầu tăng dần theo thời gian chưng cất và lượng tinh dầu thu được cao nhất sau 2 giờ chưng cất (18,37 µL) và sau đó không tăng nữa.
  • Lượng tinh dầu sau 2,5 giờ chưng cất (18,33 µL) và 3 giờ chưng cất (18,37 µL) không sai khác có ý nghĩa so với mẫu thí nghiệm 2 giờ (p<0,05).

==> Vì vậy, thời gian chưng cất thích hợp là 2 giờ với thể tích tinh dầu đạt 18,37 µL.

Phân tích định tính thành phần hóa học của tinh dầu cây rau tần

Tinh dầu cây rau tần được đưa vào máy sắc ký khí ghép khối phổ GC/MS để phân tích thành phần định tính. Kết quả thu được phổ sắc ký theo hình 3 và thành phần tinh dầu được xác định bảng 1.

Bằng phương pháp GC/MS đã xác định được 19 thành phần hóa học. Trong đó, các thành phần chiếm hàm lượng cao là D – Verbenone (30,21%), cinnamyl alcohol (16,70%), trans – Caryophyllene (15,89%). Nghiên cứu chỉ ra rằng trans -Caryophyllene (chiếm tỷ 15,89%) là cao hơn so với nghiên cứu của Valer và đồng tác giả (2003) với trans -caryophyllene chỉ chiếm 9,1%.

Bên cạnh đó ở nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Huyền và đồng tác giả (2012), thành phần nổi bật trong tinh dầu rau tần được trồng ở huyện Thốt Nốt thành phố Cần Thơ là carvacrol (69%), cymene (9%) không có sự có mặt của d – verbenone và cinnamyl alcohol và trans – caryophyllene chỉ chiếm 4%.

  • Theo Adinee và đồng tác giả (2008), những thành phần chính trong tinh dầu rau tần là tương đối khác so với kết quả nghiên cứu của công trình này. Theo đó, thành phần tinh dầu rau tần là trans – carveol 28,89%, citronellol 25,24%, gamma – 3 – cavene 5,26%.
  • Trong khi đó, kết quả của Lữ Thị Mộng Thy (2016) cho thấy thành phần chính của tinh dầu rau tần là carvacrol (63,29%), caryophyllene (12,39%), anpha – caryophyllene (2,05%), caryophyllene oxide (2,12%).

Từ kết quả thu được ở công trình này so với các công trình khác cho thấy có sự khác biệt về thành phần hóa học của tinh dầu rau tần. Sự khác biệt này có thể là do sự khác nhau về phương pháp chưng cất, độ tuổi của cây, vị trí địa lý, khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng.

Phân tích định tính thành phần hóa học của tinh dầu cây rau tần 1

Phân tích định tính thành phần hóa học của tinh dầu cây rau tần 2
Khả năng kháng oxy hóa của tinh dầu cây rau tần

Bảng 2 cho thấy phần trăm hoạt tính bắt gốc tự do DPPH của tinh dầu rau tần được khảo sát ở các nồng độ khác nhau. Kết quả cho thấy, nếu tăng nồng độ từ 5 μL/mL đến 25 μL/mL thì giá trị SC% của tinh dầu tăng dần từ 45,848 % đến 62,656 %, chứng tỏ thể tích tinh dầu càng tăng thì khả năng kháng oxy hóa của tinh dầu càng cao.

Khả năng kháng oxy hóa thể hiện tốt nhất ở công thức 6 với khả năng bắt gốc tự do là 62,656 %. Khả năng kháng oxy hóa của tinh dầu rau tần tương đối cao (IC50= 9,19 μg/mL) và chỉ thấp hơn vitamin C (IC50 = 4,36 μg/mL) 2,1 lần.

  • Theo nghiên cứu của Manjamalai và đồng tác giả (2012) đã công bố rằng tinh dầu rau tần thể hiện khả năng kháng oxy hóa đáng kể chống lại các tế bào ung thư phổi gây ra bởi dòng tế bào trong cả hai mô hình (in vitro và in vivo) có thể là do sự hiện diện của các hợp chất phytochemical như carvacrol và thymol.
  • Alpha -Terpinene (1,72%), Gamma-Terpinene (1,02%) được công bố là có khả năng chống oxy hóa đáng kể (Brand et al., 2001). Các hợp chất này có thể ngăn chặn sự sản xuất superoxide và gốc tự do làm hư hại đến các thành phần của tế bào.

Phân tích định tính thành phần hóa học của tinh dầu cây rau tần 3

Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu cây rau tần

Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu cây rau tần được xác định dựa trên khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, thể hiện qua đường kính vòng kháng khuẩn được tạo ra trên đĩa petri.

Kết quả bảng 3 chỉ ra rằng tinh dầu cây rau tần có khả năng kháng 2 chủng vi khuẩn E. coli và Salmonella. Mức độ kháng phụ thuộc vào nồng độ của tinh dầu sử dụng. Ngoài mẫu đối chứng không có khả năng kháng khuẩn ra thì các nồng độ còn lại đều ức chế được sự phát triển vi khuẩn.

  • Ngay từ nồng độ pha loãng 0,5% đã xuất hiện vòng tròn kháng khuẩn tuy không lớn nhưng đã cho thấy được hai loại vi khuẩn đã bị ức chế ở nồng độ khảo sát nhỏ nhất. Đường kính đo được khá nhỏ với vòng kháng của E. coli đo được là 2,5 mm, với Salmonella đường kính vòng kháng đo được là 3,17 mm.
  • Tuy nhiên, ở nồng độ cao hơn từ 1%, 2%, 4% thì vòng tròn kháng khuẩn đã có sự khác biệt rõ rệt. Ở nồng độ 1% đường kính vòng kháng khuẩn đối với E.coli là 6 mm với samonella là 7 mm và tăng dần ở các nồng độ 2%, 4% với đường kính vòng tròn kháng khuẩn lần lượt với E. coli là 8,5 mm, 13,5 mm và Samonella là 10 mm, 14 mm.

==> Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hassani và đồng tác giả (2012) về khả năng kháng khuẩn của tinh dầu rau tần trên chủng gram (+) (S. aureus) và chủng gram (-) (E. coli). Điều này lý giải việc sử dụng cây rau tần như một vị thuốc trong dân gian để chữa một số bệnh như cảm lạnh, hen suyễn, ho, sốt…

Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu cây rau tần 1

KẾT LUẬN

  • Nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lượng tinh dầu của rau tần được trồng trên địa bàn Thừa Thiên Huế chiếm 1,83%. Trong đó gồm một số các hợp chất chính như D – Verbenone (30,21%), cinnamyl alcohol (16,70%), trans -Caryophyllene (15,89%).
  • Thông số tối ưu của quá trình chưng cất thu tinh dầu là 2 giờ với tỉ lệ dung môi/nguyên liệu là 4/1. Bên cạnh đó, ở nồng độ 25 (μL/mL), tinh dầu rau tần có khả năng bắt gốc tự do là lớn nhất đạt 62,656a%.
  • Tinh dầu rau tần thể hiện khả năng ức chế sự phát triển của 2 loài vi khuẩn khảo sát là E. coli, Salmonella tốt nhất ở nồng độ 100%.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/thu-nhan-va-mot-so-tinh-chat-co-loi-cua-tinh-dau-rau-tan-plectranthus-amboinicus-o-thua-thien-hue.html/feed 0
Khảo sát hoạt tính sinh học và khả năng kháng khuẩn của tinh dầu từ cây Sả chanh Cymbopogon citratus https://tracuuduoclieu.vn/khao-sat-hoat-tinh-sinh-hoc-va-kha-nang-khang-khuan-cua-tinh-dau-tu-cay-sa-chanh-cymbopogon-citratus-trong-tai-mot-so-tinh-mien-bac-viet-nam.html https://tracuuduoclieu.vn/khao-sat-hoat-tinh-sinh-hoc-va-kha-nang-khang-khuan-cua-tinh-dau-tu-cay-sa-chanh-cymbopogon-citratus-trong-tai-mot-so-tinh-mien-bac-viet-nam.html#respond Sat, 14 Nov 2020 08:05:50 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48340 Nguyễn Thị Thanh Mai, Trần Bảo Trâm, Đỗ Thị Kim Trang, Trần Văn Quảng,
Trương Thị Chiên, Mai Thị Đàm Linh

Báo cáo Khoa học về nghiên cứu và giảng dạy Sinh học ở Việt Nam – Hội nghị Khoa học toàn quốc gia lần thứ 4.

Nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát chất lượng và khả năng kháng khuẩn của tinh dầu từ cây Sả chanh (Cymbopogon citratus) trồng tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam như: Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định. Kết quả cho thấy hàm lượng citral dao động từ 75,35 – 79,71% (thân Sả chanh) và 77,10 – 80,73% (lá Sả chanh). Tinh dầu Sả chanh thu được có khả năng chống oxy hóa với hàm lượng DPPH đạt 89,31% (thân Sả chanh) và 69,31% (lá Sả chanh). Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu Sả chanh được thực hiện bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch, sử dụng 07 chủng vi sinh vật kiểm định. Kết quả cho thấy tinh dầu Sả chanh C. citratus trong các mẫu thu thập của thí nghiệm này trồng tại Hòa Bình có hoạt tính sinh học và khả năng kháng khuẩn tốt.

MỞ ĐẦU

Sả chanh (Cymbopogon citratus) là một cây thuốc lâu năm thuộc họ Poaceae. Trong y học cổ truyền, Sả chanh có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, thông tiểu, hạ khí, tiêu đờm (Đỗ Tất Lợi, 2006).

MỞ ĐẦU 1

Hình ảnh cây Sả chanh

Theo nghiên cứu, thành phần hóa học chính của tinh dầu tạo nên mùi đặc trưng của Sả chanh là citral luôn dao động trong khoảng 30,0 – 93,76% và neral aldehyde (25 – 38%). Bên cạnh đó, tinh dầu Sả chanh là có khả năng kháng lại một số vi sinh vật, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh.

Việc sử dụng các loại tinh dầu và các chất chiết từ thực vật để kiểm soát mầm bệnh là một xu hướng phát triển tất yếu phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại. Tính kháng khuẩn của tinh dầu Sả chanh được chứng minh là do sự hiện diện của một số hoạt chất như citral, phenol, terpen và aldoketone (Tatiana et al., 2017).

Do vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu xác định một số thành phần hóa học chính, hàm lượng hoạt chất đặc trưng cũng như khả năng kháng một số vi khuẩn gây bệnh của tinh dầu Sả chanh trồng tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam như: Hòa Bình, Hà Nam và Nam Định từ đó đưa ra các kết quả so sánh chất lượng tinh dầu của các vùng trồng Sả chanh khác nhau và đề xuất hướng ứng dụng tinh dầu sả trong các sản phẩm dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật liệu

  • Mẫu Sả chanh (Cymbopogon citratus) được thu hái tại các tỉnh Hòa Bình (SHB), Hà Nam (SHN) và Nam Định (SNĐ) sau 4-6 tháng trồng năm 2019.
  • Các chủng vi sinh vật kiểm định Enterococcus faecalis (ATCC-33186), Shigella flexneri (ATCC-12022), Escherichia coli (ATCC-25922), Streptococcus pneumoniae (ATCC-49619), Staphylococcus aureus (ATCC-25923), Salmonella typhi (ATCC-14028), Klebsiella pneumoniae (ATCC-70063) được cung cấp bởi Bộ môn Vi sinh vật học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tách chiết tinh dầu

  • Thân củ tươi, lá tươi được tách riêng và cắt nhỏ.
  • Chưng cất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước trong thời gian 3-5 giờ ở áp suất thường (Bộ Y tế, 1974) thu được tinh dầu thân và lá Sả chanh và được làm khan bằng Na2SO4.

Xác định thành phần hóa học chính của tinh dầu Sả chanh

Sử dụng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS): Việc phân tích tinh dầu Sả chanh được thực hiện trên hệ thống thiết bị sắc ký khí GC/MS của hãng Agilent Technologies HP 6890N. Agilent Technologies HP 6890N ghép nối với Mass Selective Detector Agilent HP 5973 MSD. Cột HP5 MS có kích thước 0,25 m x 30 m x 0,25 mm và HP1 có kích thước 0,25 m x 30 m x 0,32 mm. Chương trình nhiệt độ với điều kiện 60 oC/2 phút; tăng nhiệt độ 4 oC/1 phút cho đến 220 oC, sau đó lại tăng nhiệt độ 20 oC/phút cho đến 260 oC; với He làm khí mang.

Khảo sát khả năng quét gốc tự do DPPH

Khả năng quét gốc tự do của tinh dầu Sả (thân, lá) được thực hiện theo phương pháp DPPH (2,2 – Diphenyl – 1 – picrylhydrazyl):

  • Tinh dầu được pha thành các nồng độ 50, 100, 150, 200, 250 µL trong methanol.
  • Lượng mẫu sử dụng vào phản ứng là 250 µL và DPPH 0,006% là 250 µL.
  • Hỗn hợp phản ứng được ủ ở nhiệt độ phòng trong 60 phút trong tối, sau đó đo độ hấp thu quang phổ ở bước sóng 517 nm.
  • Khả năng quét gốc tự do được tính dựa vào hiệu suất phản ứng và hàm lượng chất kháng oxy hóa tính tương đương vitamin C (Molyneux., 2004).

Xác định hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu Sả chanh

Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu Sả chanh được thực hiện bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch.

  • Nhỏ 100 µL dịch vi khuẩn kiểm định (đã nuôi qua đêm) vào trên đĩa petri chứa môi trường MPA (agar 20 g/l; cao thịt 3 g/l; pepton 5 g/l; NaCl 5 g/l), trải đều.
  • Tiến hành khoan lỗ thạch trên đĩa, sau đó cho 100 µL tinh dầu Sả chanh vào các giếng thạch trên đĩa petri, ủ ở 4 °C trong 2 giờ để hoạt chất kháng khuẩn từ giếng thạch khuếch tán vào môi trường, sau đó ủ đĩa petri ở 37 °C trong 24 h.
  • Hoạt tính kháng khuẩn được xác định theo công thức: D – d (mm), trong đó D: đường kính vòng kháng khuẩn (mm), d: đường kính lỗ khoan (mm).
  • Đối chứng được sử dụng là kháng sinh vancomycin (ĐC1) 8 µg/mL và ampicillin (ĐC2) 40 µg/mL.

Phương pháp xử lý số liệu

Kết quả được xử lý bằng phần mềm Excel 2010, các thí nghiệm được lặp lại 3 lần (n=3).

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Khảo sát thành phần hóa học chính của tinh dầu Sả chanh trồng tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam

Chất lượng của dầu Sả chanh được đánh giá dựa trên hàm lượng citral. Citral là sự kết hợp của geranial (α-citral) và aldehyde đồng phân (β-citral).

Bằng phương pháp GC/MS nghiên cứu này đã xác định được một số thành phần chính của tinh dầu Sả chanh được chiết xuất từ thân và lá cây sả trồng tại một số tỉnh phía Bắc như Hòa Bình, Hà Nam và Nam Định. Kết quả được thể hiện tại Bảng 1.

Khảo sát thành phần hóa học chính của tinh dầu Sả chanh trồng tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam 1
Kết quả ở Bảng 1 cho thấy:

  • Hàm lượng citral tổng số trong tinh dầu Sả chanh dao động trong khoảng 75,35 – 79,71% (thân) và 77,10 – 80,73% (lá).
  • β-myrcene và 2,6- octadien-1-ol 3,7-dimethyl-acetate không tìm thấy ở trong thân Sả mà có ở lá dao động từ 9,96 – 11,15% và 0,98 – 1,12%.
  • Một số thành phần còn lại không tìm thấy ở lá nhưng lại có trong thân Sả chanh như eudesm-7(11)-en-4-ol, caryopyllene, β-pinene và 1,3,6- octatriene 3,7-dimethyl.

Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Tajidin et al., 2012 với hàm lượng citral đạt 79,69%, myrcene là 8,05%. Và đồng thời cũng phù hợp với TCVN 11425:2016 (Tiêu chuẩn tinh dầu Sả chanh), hàm lượng citral tối thiểu phải đạt 75%.

Kết quả Bảng 1 cũng cho thấy hàm lượng hoạt chất trong tinh dầu Sả chanh trồng tại Hòa Bình cao hơn so với tinh dầu Sả chanh trồng tại Hà Nam và Nam Định. Kết quả này phản ánh sự khác nhau về chất lượng Sả tại các vùng trồng khác nhau.

Khảo sát khả năng quét gốc tự do DPPH của tinh dầu Sả chanh

Tiến hành khảo sát khả năng quét gốc tự do trên DPPH (2,2-diphenyl-1 picrylhydrazyl) của tinh dầu Sả chanh, kết quả thu được tại Hình 1 và Hình 2.

Khảo sát khả năng quét gốc tự do DPPH của tinh dầu Sả chanh 1

Kết quả ở Hình 1 và Hình 2 cho thấy:

  • Ở tất cả các nồng độ thí nghiệm tinh dầu Sả chanh đều có khả năng quét gốc tự do cả ở thân và lá Sả chanh.
  • Tuy nhiên, khả năng quét gốc tự do đạt cao nhất 89,31% (thân Sả chanh) và 69,31% (lá Sả chanh) ở nồng độ tinh dầu bão hòa.
  • Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả của Rao et al., 2009 cũng báo cáo cho thấy rằng khả năng quét gốc tự do DPPH của tinh dầu Sả chanh là 85%.

Qua đó, cũng cho thấy khả năng quét gốc tự do trong tinh dầu ở thân và lá Sả chanh trồng tại Hòa Bình cao hơn ở Hà Nam và Nam Định.

Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu Sả chanh

Tiến hành nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu sả với 07 chủng vi khuẩn kiểm định: E. faecalis, S. flexneri, E. coli, S. pneumoniae, S. aureus, S. typhi, K. pneumoniae. Kết quả được thể hiện tại Bảng 2.

Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu Sả chanh 1

Kết quả tại Bảng 2 cho thấy

  • Tinh dầu Sả chanh có khả năng ức chế sự phát triển của 06/07 chủng vi khuẩn kiểm định bao gồm E. faecalis, S. flexneri, E. coli, S. pneumoniae, S. aureus, K. pneumoniae, không có khả năng ức chế sự phát triển của S. typhi.
  • Tinh dầu SHB có khả năng ức chế mạnh nhất sự phát triển của 02 chủng vi khuẩn S. flexneri và S. pneumoniae với đường kính vòng kháng khuẩn đạt 20 mm và 20,5 mm.
  • Ở tinh dầu thân Sả chanh và ở tinh dầu lá Sả chanh là 19 mm đối với vi khuẩn S. pneumoniae. Đặc biệt, một số tinh dầu sả có khả năng kháng khuẩn cao hơn cả đối chứng – là chất kháng sinh thường được dùng trong nhiều trị nhiễm khuẩn hiện nay (như đường kính vòng vô khuẩn của SHB với vi khuẩn S. flexneri là 20 mm trong khi ở kháng sinh ampicilin chỉ là 18mm).

Nghiên cứu của Tatiana et al., 2017 cũng cho thấy rằng tinh dầu Sả chanh có khả năng ức chế sự phát triển của V. cholera, S. paratyphi, E. coli, B. subtilus, S. aureus. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã cho thấy khả năng kháng khuẩn của nhiều loại tinh dầu sả khác nhau, kháng được vi khuẩn Gram âm, vi khuẩn Gram dương, nấm men và nấm mốc (Tatiana et al., 2017, Vyshali et al., 2016).

Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu Sả chanh 2

Kết quả cho thấy tiềm năng ứng dụng của loại tinh dầu Sả chanh và thích hợp cho việc sản xuất các loại nước rửa tay diệt khuẩn – một sản phẩm đang có nhu cầu rất lớn hiện nay

KẾT LUẬN

  1. Hàm lượng một số hoạt chất chính trong tinh dầu Sả chanh trồng tại Hòa Bình cao hơn so với tinh dầu thu được từ Sả chanh trồng tại Hà Nam và Nam Định với hàm lượng citral đạt 79,71% (thân) và 80,73% (lá).
  2. Tinh dầu thu được cả ở thân và lá cây Sả chanh đều có khả năng quét gốc tự do với hàm lượng DPPH đạt 89,31% (thân) và 69,31% (lá).
  3. Tinh dầu Sả chanh trồng tại Hòa Bình có khả năng ức chế mạnh nhất sự phát triển của 02 chủng vi khuẩn S. flexneri và S. pneumoniae với đường kính vòng vô khuẩn đạt 20 mm và 20,5 mm; đối với vi khuẩn S. pneumoniae là 19 mm ở mẫu tinh dầu thân và lá Sả chanh.
  4. Tinh dầu Sả chanh có khả năng kháng 06/07 chủng vi khuẩn kiểm định sử dụng bao gồm cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương.

Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được thực hiện với sự hỗ trợ về kinh phí từ nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ Khoa học và Công nghệ: “Đánh giá chất lượng tinh dầu sả thu hồi từ các phương pháp chưng cất khác nhau”.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/khao-sat-hoat-tinh-sinh-hoc-va-kha-nang-khang-khuan-cua-tinh-dau-tu-cay-sa-chanh-cymbopogon-citratus-trong-tai-mot-so-tinh-mien-bac-viet-nam.html/feed 0
Thành phần hóa học tinh dầu Thiên niên kiện (Homalomena occulata (Lour.) Schott ở vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An https://tracuuduoclieu.vn/thanh-phan-hoa-hoc-tinh-dau-thien-nien-kien-homalomena-occulata-lour-schott-o-vuon-quoc-gia-pu-mat-nghe-an.html https://tracuuduoclieu.vn/thanh-phan-hoa-hoc-tinh-dau-thien-nien-kien-homalomena-occulata-lour-schott-o-vuon-quoc-gia-pu-mat-nghe-an.html#respond Fri, 06 Nov 2020 03:33:16 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48046 Lê Thị Hương, Đào Thị Minh Châu, Nguyễn Viết Hùng, Nguyễn Công Trường, Đỗ Ngọc Đài

Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 7

Chi Thiên niên kiện (Homalomena) là 1 chi lớn của họ Ráy (Araceae), có khoảng 100 loài, phân bố ở khu vực đông nam Á, Nam Thái Bình Dương và Nam Mỹ. Ở Việt Nam hiện biết 8 loài, phân bố chủ yếu nơi ẩm, dưới tán rừng, ven suối (Nguyễn Văn Dư, 2006). Trong dân gian, rễ loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta) được sử dụng để điều trị bệnh dạ dày và viêm khớp dạng thấp, cũng như làm thuốc chống viêm và thuốc bổ (Võ Văn Chi, 2012).

Thành phần hóa học tinh dầu Thiên niên kiện (Homalomena occulata (Lour.) Schott ở vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An 1

Hình ảnh cây Thiên niên kiện

Nghiên cứu về thành phần hóa học tinh dầu của chi Thiên niên kiện (Homalomena) đã có một số công trình công bố như: Policegoudra R.S. et al. (2012), từ rễ loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta) được xác định với thành phần chính của tinh dầu là linalool (62,5%), terpen-4-ol (7,1%), δ-cadinen (5,6%), α-cadinol (3,7%). Tinh dầu có khả năng kháng nấm Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes, Microsporum fulvum, Microsporum gypseum, Trichosporon beigelii và Candida albicans. Cũng từ loài này V. S. Rana et al. (2010), công bố với linalool (58,3%), terpinen-4-ol (16,7%), α-terpineol (1,8%) là các thành phần chính của tinh dầu. Bài báo này cung cấp thêm những dẫn liệu về thành phần hóa học tinh dầu của loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott) phân bố ở VQG Pù Mát.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott) được thu ở VQG Pù Mát, Nghệ An vào tháng 5/2013.

  • Các mẫu được giám định tên khoa học và lưu giữ tại Phòng Tiêu bản Thực vật, Bộ môn Thực vật, Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Vinh.
  • Rễ tươi (1 kg) được cắt nhỏ và chưng cất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước trong thời gian 3 giờ ở áp suất thường theo Dược điển Việt Nam III (2002).

Phương pháp nghiên cứu

Hàm lượng tinh dầu: được xác định bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước có hồi lưu trong thiết bị Clevenger. Tinh dầu được làm khan bằng Na2SO4 và để trong tủ lạnh ở nhiệt độ < 5oC. Sắc ký khí (GC): Được thực hiện trên máy Agilent Technologies HP 6890N Plus gắn vào detectơ FID của hãng Agilent Technologies, Mỹ. Cột sắc ký HP-5MS với chiều dài 30 m, đường kính trong (ID) = 0,25 mm, lớp phim mỏng 0,25 m đã được sử dụng. Khí mang H2. Nhiệt độ buồng bơm mẫu (Kĩ thuật chương trình nhiệt độ-PTV) 250oC. Nhiệt độ detector 260oC. Chương trình nhiệt độ buồng điều nhiệt: 60oC (2 phút), tăng 4oC/phút cho đến 220oC, dừng ở nhiệt độ này trong 10 phút.

Sắc ký khí-khối phổ (GC/MS): Việc phân tích định tính được thực hiện trên hệ thống thiết bị sắc ký khí và phổ ký liên hợp GC/MS của hãng Agilent Technologies HP 6890N. AgilentTechnologies HP 6890N ghép nối với Mass Selective Detector Agilent HP 5973 MSD. Cột HP- 5MS có kích thước 0,25 m×30 m×0,25 mm và HP1 có kích thước 0,25 m×30 m×0,32 mm. Chương trình nhiệt độ với điều kiện 60oC/2 phút; tăng nhiệt độ 4oC/1 phút cho đến 220oC, sau đó lại tăng nhiệt độ 20o/phút cho đến 260oC; với He làm khí mang. Việc xác nhận các cấu tử được thực hiện bằng cách so sánh các dữ kiện phổ MS của chúng với phổ chuẩn đã được công bố có trong thư viện Willey/Chemstation HP (Adam RP, 2001).

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Thành phần hóa học tinh dầu loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott)

  • Mẫu rễ có số hiệu (NVH 311) được thu ở Môn Sơn vào tháng 5 năm 2013.
  • Hàm lượng tinh dầu đạt 0,12% trọng lượng tươi, tinh dầu có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước và rất thơm.
  • Thành phần hóa học được phân tích và trình bày trong bảng 1.

Thành phần hóa học tinh dầu loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott) 1Thành phần hóa học tinh dầu loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott) 2

Kết quả phân tích thành phần hóa học tinh dầu cho thấy

  • Từ tinh dầu rễ loài Thiên niên kiện đã xác định được 54 hợp chất, chiếm 88,8% tổng lượng tinh dầu.
  • Trong tinh dầu các monotecpen có hàm lượng 25,1% (16,1% là monotecpen hydrocacbon và 9,0% là monotecpen chứa oxy), các sesquitecpen (47,1%) với sesquitecpen chứa oxy chiếm 34,3% và sesquitecpen hydrocacbon là 12,8%; các chất thơm chiếm 16,3%, các hợp chất khác có hàm lượng không đáng kể.

Như vậy, thành phần tinh dầu từ rễ có hàm lượng các sesquitecpen cao, nên tạo mùi thơm cho tinh dầu.

Ngoài ra, mùi thơm tinh dầu rễ còn được đặc trưng bởi các hợp chất thơm có hàm lượng tương đối cao (16,3%), trong đó benzyl benzoat là chất thơm chính chiếm tới 11,4%. Hơn thế nữa, thành phần chính của tinh dầu là α-bisabolol (22,8%), benzyl benzoat (11,4%), linalool (8,6%). Đây là các hợp chất chứa oxy tạo mùi thơm cho tinh dầu.

So sánh với kết qủa phân tích tinh dầu rễ loài này ở Trung Quốc thấy có sự sai khác nhau nhiều về thành phần chính của tinh dầu. Từ rễ của loài này phân bố ở Trung Quốc có các thành phần chính là linalool (47,7%), 4-terpineol (16,5%) và α-terpineol (11,2%) (Ding YP et al., 2006). Nguồn gen và điều kiện sinh thái đã ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp chuyển hóa và tích lũy tinh dầu ở trong chúng.

KẾT LUẬN

  • Hàm lượng tinh dầu thu từ rễ loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta) đạt 0,12% trọng lượng tươi
  • Đã xác định được 54 hợp chất, chiếm 88,8% tổng lượng tinh dầu. α-bisabolol (22,8%), benzyl benzoat (11,4%), linalool (8,6%) là thành phần chính của tinh dầu.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/thanh-phan-hoa-hoc-tinh-dau-thien-nien-kien-homalomena-occulata-lour-schott-o-vuon-quoc-gia-pu-mat-nghe-an.html/feed 0
Tinh dầu thực vật và những ứng dụng trong đời sống https://tracuuduoclieu.vn/tinh-dau-thuc-vat-va-nhung-ung-dung-trong-doi-song.html https://tracuuduoclieu.vn/tinh-dau-thuc-vat-va-nhung-ung-dung-trong-doi-song.html#respond Thu, 22 Oct 2020 06:32:38 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=46765 Từ xa xưa, tổ tiên chúng ta đã sử dụng cây tinh dầu với nhiều mục đích làm thuốc, làm gia vị, hương liệu – hóa mỹ phẩm, hay là một chất định hương. Bên cạnh đó, các nhà khoa học đang nghiên cứu tìm ra những hợp chất sinh học tiềm năng có trong tinh dầu.

Tinh dầu thực vật và những ứng dụng trong đời sống 1

Tinh dầu thực vật là một hỗn hợp của các hợp chất hữu cơ có cấu tạo phân tử phức tạp và khác nhau về đặc tính lý học cũng như hóa học. Đa số các loại tinh dầu có tỷ trọng nhẹ nhỏ hơn nước.

Trong thành phần hóa học của tinh dầu, nhóm hợp chất terpenoid là nhóm lớn gồm nhiều hợp chất, đa dạng về cấu trúc thường gặp trong nhiều loài thực vật.

Tinh dầu thực vật và những ứng dụng trong đời sống 2

  • Các hydrocarbon terpen góp phần tạo nên mùi vị của đặc trưng tinh dầu đặc biệt là những dẫn xuất oxi hóa của chúng.
  • Các monoterpen thường được sử dụng như những nguyên liệu khởi đầu cho việc tổng hợp sinh học hoặc hóa học tạo thành những hương liệu có giá trị trong thực phẩm và mỹ phẩm.
  • Nhiều este của các alcohol terpen cyclic là những hợp chất thơm có giá trị sử dụng cao trong công nghiệp hương liệu.

Cách đây 4.000 năm Trước Công Nguyên (TCN), người Ai Cập đã dùng tinh dầu để ướp xác các vua chúa và làm nước thơm. Người Trung Hoa đã dùng tinh dầu làm thuốc chữa bệnh và có công thức ướp xác bằng tinh dầu Thông, tinh dầu Bạc hà và tinh dầu Hoàng đàn vào khoảng 100 năm TCN.

Tinh dầu thực vật và những ứng dụng trong đời sống 3

Ngày nay, tinh dầu thực vật được biết đến với vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hằng ngày và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trong lĩnh vực y học

Tinh dầu có tác dụng trị bệnh như: chống co thắt, kháng viêm, thông mũi, tiêu đờm, tăng cường miễn dịch, chống ôxi hóa và tác động đến thần kinh. Tinh dầu còn được sử dụng rộng rãi trong phương pháp trị liệu bằng chất thơm (aromatherapy). Liệu pháp này đã cho thấy có hiệu quả trong việc tăng cường tâm trạng (mood enhancement), giảm đau, cải thiện chức năng nhận thức và ngày càng được sử dụng phổ biến.

Trong lĩnh vực thực phẩm

Nhiều nghiên cứu chỉ ra tinh dầu có tác dụng chống ôxi hóa, ngăn ngừa vi khuẩn, nấm nên được ứng dụng để làm chất bảo quản trong lĩnh vực thực phẩm. Tinh dầu còn có tác dụng kháng khuẩn diện rộng kháng lại các chủng Listeria monocytogenes, Salmonella typhimurium, Escherichia coli O157.

Ngoài ra, tinh dầu làm tăng hương vị các món ăn, đồ uống, bánh kẹo thêm ngon và đậm đà hơn.

Trong công nghiệp hóa mỹ phẩm

Tinh dầu được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm như: xà phòng, các sản phẩm tẩy rửa, nước hoa, nước thơm… vì có tính kháng nấm, kháng khuẩn, chống ôxi hóa.

Trong công nghiệp hóa mỹ phẩm 1

Ngoài ra, nhiều tinh dầu còn có tác dụng ngăn cản UV, chống ôxi hóa rất tốt nên chúng được sử dụng trong các loại mỹ phẩm bảo vệ da ngăn cản quá trình lão hóa và chống tác hại của UV. Tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm của tinh dầu cũng đã được ứng dụng vào trong các sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng… vừa làm thơm miệng vừa chữa bệnh nha chu, viêm lợi.

Xem thêm: Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Lưu ý: Không sử dụng tinh dầu nguyên chất thoa trực tiếp lên da, lên mắt. Tinh dầu nguyên chất rất đậm đặc nên dễ gây ra các cảm giác nóng da. 
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tinh-dau-thuc-vat-va-nhung-ung-dung-trong-doi-song.html/feed 0
Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng) https://tracuuduoclieu.vn/thanh-phan-hoa-hoc-trong-tinh-dau-loai-pueraria-mirifica-kwao-krua-trang.html https://tracuuduoclieu.vn/thanh-phan-hoa-hoc-trong-tinh-dau-loai-pueraria-mirifica-kwao-krua-trang.html#respond Tue, 01 Sep 2020 04:56:26 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=46776 Nobuo Yagi, Hiroshi Nakahashi, Tomohiro Kobayashi, Mitsuo Miyazawa

Journal of Oleo Science, 62 (3), pp. 175-179


Bằng phương pháp GC-MS đã xác định được 82 hợp chất hóa học chiếm 88,5% tổng hàm lượng tinh dầu rễ củ của P. mirifica. Đối với các thành phần mùi từ tinh dầu được xác định bằng phương pháp GC-O cho thấy, hợp chất phenylacetaldehyde và (2E) -nonenal tạo mùi xanh, và geraniol góp phần tạo ra mùi ngọt của tinh dầu.

Pueraria mirifica Airy Shaw et Suvatabhandu là một loài thực vật thuộc họ Fabaceae (Đậu) và thường mọc trong các khu rừng ở Thái Lan. Ở Việt Nam, loài này được gọi với tên Sâm tố nữ, sắn dây củ tròn.

Trong nghiên cứu trước đã phân lập được hợp chất miroestrol và deoxymiroestrol từ rễ củ của P. mirifica. Đây là những phytoestrogen hoạt động như estrogen cao nhất có nguồn gốc từ thực vật. Đối với mùi của chi Pueraria, thành phần este dimetyl, acetyl carbinol và các hợp chất furan được tìm thấy như là nguồn caramellic và mùi ngọt từ P. lobate.

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng) 1

Hình ảnh rễ củ loài Pueraria mirifica

Nguyên liệu

  • 200g củ khô Pueraria mirifica chưng lôi cuốn hơi nước trong 3 giờ.
  • Tinh dầu thu được được làm khô trên natri sunfat khan.
  • Hàm lượng tinh dầu đạt 0,025 %.

Phương pháp Sắc ký khí – Khối phổ (GC-MS)

GC-MS được thực hiện với Công nghệ Agilent Máy sắc ký 6890 với Agilent Technologies 5973A máy dò chọn lọc. GC được trang bị hai cột mao quản (HP-5MS, 30 m × 0,25 mm, độ dày màng 0,25 μm). Đối với HP-5MS, nhiệt độ cột được lập trình từ 40 ℃ đến 260 ℃ ở 4 ℃ / phút và giữ ở 260 ℃ trong 5 phút. Tốc độ dòng chảy của khí mang (Heli) là 1,8 mL / phút.

Phương pháp Sắc ký khí – Dò khứu giác (GC-O)

GC-O được thực hiện bằng máy sắc ký khí Agilent 6890N được trang bị khối lượng Agilent 5973N MSD quang phổ kế và một cổng đánh hơi ODP2 (Máy dò khứu giác Port2, Gerstel, Tokyo, Nhật Bản. GC đã được trang bị với cột HP-5MS (30 m × 0,25 mm, độ dày phim 0,25 μm). Mẫu được đưa vào GC ở chế độ không tách lớp. Các điều kiện lò nướng và nhiệt độ kim phun và đầu báo như đã đưa ra ở trên để phân tích GC.

Kết quả và Thảo luận

  • Tinh dầu từ củ rễ của P. mirifica nhạt màu vàng xanh lá và mùi ngọt.
  • Hàm lượng đạt 0,025 % (W / w). Đã xác định được 82 hợp chất hóa học, chiếm 88,9 %.
  • Các thành phần chính là 2-pentylfuran (8,3 %), hexanal (6,0 %), hexanol(4,9 %), 4-vinyl-o-guaiacol (4,9 %), hexadecanol (5,1 %), 2,3-dihydrobenzofuran (3,2 %), axit palmitic (3,1 %), và 2-cis-9-octadecenyloxyetanol (3,1 %).
    • Nhóm hợp chất Ancol bao gồm nhóm hợp chất chiếm ưu thế, chiếm 32,5 % trong số tổng số dầu, bao gồm hexadecanol (5,1 %), hexanol(4,9 %) và 4-vinyl-o-guaiacol (4,9 %).
    • Nhóm Anđehit và xeton chiếm 31,3 % tổng số dầu.
    • Ngược lại, nhóm Hydrocacbon gần như không đáng kể trong tinh dầu loài này. Trước báo cáo chỉ mô tả một lượng nhỏ hydrocacbon trong tinh dầu từ hoa Pueraria thomsonii, và hydrocacbon trong rễ của Pueraria lobat.

Kết quả và Thảo luận 1

Bảng thành phần hóa học của tinh dầu từ P. mirifica

Ngoài ra, trong báo cáo trước, chúng tôi đã xác định các thành phần của tinh dầu từ rễ của Pueraria lobata và thấy rằng nó không chứa các hợp chất C6. Tuy nhiên, các hợp chất C6 như hexanal, hexanol, 2-xyclohexen-1-one và 2-ethyl1-hexanal đã được xác nhận trong tinh dầu của P. mirifica.

  • Lần đầu tiên phát hiện hợp chất α-numrodol trong chi Pueraria. Báo cáo trước về hoạt động chống côn trùng của α-mortrodol chống lại loài Gián Mỹ Periplaneta Americana và Nhặng đen Phormia regina.

==> Các hợp chất hoạt tính tạo mùi thơm của tinh dầu từ P. mirifica đã được các định là phenylacetaldehyde(mùi xanh, FD = 16, (2E)-2-nonenal (mùi xanh, FD =16), 2-ethyl-1-hexanol (mùi xanh lục, FD = 8), linalool (ngọt mùi, FD = 8), nonanal (mùi lục, FD = 8), và các hợp chất C-8, như 1-octen-3-one (mùi xanh lục, FD = 4), 3-octen-2-one (mùi xanh, FD = 8), và (2E) -octenal (mùi xanh lục, FD = 8), góp phần vào mùi của tinh dầu.

Kết quả và Thảo luận 2

Bảng các hợp chất có hoạt tính tạo mùi trong tinh dầu P. mirifica

Hợp chất monoterpene có vai trò quan trọng trong việc sản xuất mùi ngọt, và nhóm C-9 aldehyde đóng một vai trò quan trọng trong mùi xanh. Các thành phần này kết hợp với nhau để tạo ra mùi ngọt xanh của P. mirifica.

 

Kết quả và Thảo luận 3

Sắc ký đồ khí và biểu đồ thơm (FD-factor) của tinh dầu từ P. mirifica

*Nguồn: Nobuo Yagi, Hiroshi Nakahashi, Tomohiro Kobayashi, Mitsuo Miyazawa (2013), Characteristic chemical components of the essential oil from white kwao krua (Pueraria mirifica), Journal of Oleo Science, 62 (3), pp. 175-179.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/thanh-phan-hoa-hoc-trong-tinh-dau-loai-pueraria-mirifica-kwao-krua-trang.html/feed 0