Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Wed, 15 May 2024 09:53:36 +0700 vi hourly 1 Dó đất – Những loài cây không diệp lục https://tracuuduoclieu.vn/do-dat-nhung-loai-cay-khong-diep-luc.html https://tracuuduoclieu.vn/do-dat-nhung-loai-cay-khong-diep-luc.html#respond Fri, 23 Oct 2020 00:57:50 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=47234 Trong tự nhiên có một số loài thực vật kỳ lạ nhưng là một phần không thể tách rời trong các khu rừng nhiệt đới, Á nhiệt đới Việt Nam. Những loài này không có chất diệp lục trên cơ thể chúng mà sống nhờ vào dinh dưỡng từ các chất hữu cơ phân huỷ từ sinh vật khác hoặc từ mô chết. Quá trình này phát triển hết sức chậm chạp trong tiến trình sự sống của chúng nhằm tích luỹ dưỡng chất để tập trung cho quá trình phát hoa. Hầu hết các loài thực vật này sống ở các vùng núi cao, là những loài thuốc quý trong dân gian. Tuy nhiên số lượng loài rất hiếm gặp đối với ngay cả những nhà nghiên cứu về thực vật. Một số loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam.

Dó đất hoa thưa Balanophora laxiflora

Trên đỉnh Mẫu Sơn – Cao Bằng, ở độ cao 1600m so với mặt biển loài thực vật Balanophora laxiflora đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam đang khoe sắc trong cái lạnh cuối thu và như báo hiệu những cơn gió mùa Đông bắc sẽ tràn về.

Dó đất hoa thưa Balanophora laxiflora 1

Hình ảnh Dó đất hoa thưa Balanophora laxiflora – Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Mô tả:

  • Củ hình trứng, đường kính 2 – 2,5cm, bề mặt sần sùi và có mụn hình sao nổi rõ.
  • Thân khí sinh (là cuống cụm hoa) mang 5 – 10 lá dạng vảy ở phần gốc. Với cụm hoa đơn tính, khác gốc, hợp thành cụm hoa dạng bông nạc.
  • Hoa cái không có bao hoa, mọc ở quanh chân của vảy bảo vệ, vảy hình trứng lõm ở đỉnh, 1 vòi nhụy. Khi loài thực vật quý hiếm này phát hoa và chỉ khi có hoa mới dễ phát hiện còn thời gian sinh trưởng của chúng nằm sâu dưới lớp thảm mục thực vật và ký sinh vào những rễ các loài thực vật khác bị chết.

Với khả năng sinh sản vô tính (tái sinh bằng cách đẻ nhánh) chúng có thể tạo thành những đám hoa rất lớn rực rỡ sắc màu.

Vào khoảng thời gian tháng 10- 11 là lúc loài này phát hoa, mọc rải rác trong rừng cây lá rộng, trên núi đá, nơi ẩm, ở độ cao 600 – 2300 m. Mới chỉ gặp ở vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình, và Kon Tum (núi Ngọc Pan), Mẫu Sơn – Cao Bằng.

Đây là nguồn gen qúy hiếm và rất độc đáo, cây còn được dùng làm thuốc. Hiện nay chúng là loài bị săn tìm ráo riết để phục vụ cho những bài thuốc tăng cường sinh lực cho các quý ông và nếu những cánh rừng đầu nguồn biến mất thì hệ lụy kéo theo sự tuyệt chủng của loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam này.

Dó đất cúc phương Balanophora cucphuongensis

Đây là loài đặc hữu hẹp của miền Bắc Việt Nam, lần đầu tiên loài này được các nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Bân phát hiện ở khu vực Bống thuộc vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình năm 1995. Hiện nay loài này được đưa vào trong Sách đỏ Việt Nam.

Dó đất cúc phương Balanophora cucphuongensis 1

Dó đất cúc phương Balanophora cucphuongensis – Ảnh: Nguyển Anh Tuấn

Mô tả:

  • Với chiếc củ sần sùi, không có mụn hình sao.
  • Thân khí sinh (là cuống cụm hoa) mang 6 – 10 lá dạng vảy, phiến lá hình mũi mác, dài 1,5 – 2cm, rộng 1 – 1,5cm.
  • Hoa đơn tính, khác gốc, hợp thành bông nạc; cả cụm hoa đực và cụm hoa cái đều hình trứng hay hình đầu. Hoa đực không có cuống rõ, bao hoa gồm 3 mảnh đều nhau. khối phấn bị ép ngang.
  • Hoa cái mọc ở xung quanh chân vảy bảo vệ; vảy hình trứng cụt đầu.

Dó đất nấm Balanophora fungosa

Trong các loài thực vật thuộc họ dương đài Balanophoraceae thì Dó đất nấm Balanopphora fungosa có vùng phân bố rộng khắp từ Ấn Độ, Đông Dương đến đảo Hải Nam, bán đảo Malaixia, đảo Sumatra (Inđônêxia), vài đảo ở Thái Bình Dương và Ôxtrâylia.

Ở nước ta có gặp từ Hà Tây tới An Giang. Đây là loài mọc phổ biến trong rừng thường xanh, ở độ cao (150) 500 – 2.600. Ra hoa quanh năm nhưng chủ yếu từ tháng 11 – 4, sống ký sinh trên rễ các loài cây thân gỗ, cả cây gỗ và dây leo, như rễ củ nhiều loài cây của các chi Cissus, Tetrastirma thuộc họ nho và nhiều loại cây họ Đậu Fabaceae.

Dó đất nấm Balanophora fungosa 1

Hình ảnh Dó đất nấm Balanophora fungosa – Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Mô tả:

  • Cây sống ký sinh ở trên rễ cây khác; thân thoái hóa thành một củ có nhiều dạng khác nhau, thường gồm nhiều thùy. Hoa đơn tính khác gốc.
  • Cụm hoa đực dài, trục hoa ở gốc, có một ít lá; bao hoa 4 – 7 thùy; nhị có 4 – 7 bao phấn. Cụm hoa cái ngắn, hoa không có bao hoa và chỉ có những khối hình trứng có chân và kéo dài bằng một sợi mảnh.

Đồng bào dân tộc ở Ninh Thuận thường dùng cây sắc nước uống làm thuốc trị bệnh đau bụng và đau toàn thân. Củ gió đất được nhân dân địa phương dùng làm thuốc bổ, kích thích ăn ngon miệng, chữa đau bụng, nhức mỏi chân tay, nhất là dùng cho phụ nữ sau khi đẻ, người mới ốm dậy chóng lại sức. Dạng dùng thông thường là thuốc rượu.

Một số loài Dó đất khác

Dương đài-  Balanophora laxiflora Hemsl

Dương đài-  Balanophora laxiflora Hemsl 1

  • Công dụng: Toàn cây làm thuốc bổ, chữa đau đầu, đau lưng, đinh nhọt (cả cây).
  • Phân bố: Ninh Bình (Cúc Phương), Kon Tum. Cây mọc ký sinh trên rễ, rải rác trong rừng nguyên sinh.
  • Mùa hoa quả: 7-12

Dương đài ngắn – Balanophora abbreviata Blume

Dương đài ngắn - Balanophora abbreviata Blume 1

  • Công dụng: Thuốc nhuận tràng. Thuốc sưng đau do đánh, ngã (cả cây).Cây mọc ký sinh trên cây gỗ.
  • Phân bố: Ninh Bình (Cúc Phương), Quảng Nam (Tây Giang). Cây ký sinh trên rễ, rải rác trong rừng nguyên sinh.
  • Mùa hoa quả: 7-12

Dó đất hình cầu – Balanophora latisepala (Tiegh.) Lecomte

Dó đất hình cầu - Balanophora latisepala (Tiegh.) Lecomte 1

  • Công dụng: Bổ máu (cả cây sao vàng ngâm rượu uống). Cả cây sắc uống chữa nấc.
  • Phân bố: Khánh Hoà, Minh Hải, An Giang. Loài đặc hữu của Việt Nam. Cây thường ký sinh trên cây gỗ của một số loài cây khác.
  • Mùa hoa quả: IX-X.

Nguồn: theo vncreatures.net

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/do-dat-nhung-loai-cay-khong-diep-luc.html/feed 0
Cao dược liệu nào tốt cho sức khỏe? https://tracuuduoclieu.vn/cao-duoc-lieu-nao-tot-cho-suc-khoe.html https://tracuuduoclieu.vn/cao-duoc-lieu-nao-tot-cho-suc-khoe.html#respond Thu, 22 Oct 2020 03:36:16 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=47190 Từ xa xưa, ông cha ta đã biết dùng những dược liệu trong tự nhiên để chữa bệnh, tăng cường sức khỏe. Có nhiều cách bào chế dược liệu khác nhau tùy vào từng loại và từng vị để đạt dược tính cao và thuận tiện khi sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn một số dạng cao dược liệu phổ biến hiện nay.

Cao dược liệu nào tốt cho sức khỏe? 1

Dược liệu là gì?

Dược liệu có nguồn gốc từ các nguyên liệu có trong tự nhiên chứa các tinh chất quý giá trong các cây thuốc, động vật, các loài vi sinh vật.

Theo thời gian, con người đã tìm ra nhiều cách sử dụng dược liệu khác nhau nhằm mục đích hấp thụ tối đa các thành phần có lợi cho sức khoẻ có trong dược liệu, cách phổ biến và thường thấy nhất hiện nay là theo dạng trà túi lọc hoặc trà dược liệu thô, dạng cao dược liệu, hay dạng tinh dầu.

Cao dược liệu là gì?

Cao dược liệu là sản phẩm được bào chế bằng cách chiết xuất, cô hoặc sấy từ dịch chiết thực vật hay động vật. Trước khi chiết xuất cao dược liệu, cần phải xử lý cẩn thận nguồn nguyên liệu dược liệu ( được làm sạch sẽ, phơi hoặc sấy khô và được chia nhỏ theo kích thước nhất định).

Cao dược liệu chia làm 3 loại là:

Cao lỏng

  • Là chất lỏng hơi sánh, là dược chất có mùi vị đặc trưng của dược liệu thiên nhiên tương ứng được sử dụng để chiết xuất hoặc cô đặc thành cao, trong đó có các phụ chất như cồn và nước giữ vai trò là các dung môi quan trọng và chủ yếu (còn gọi là chất bảo quản).
  • Cao lỏng dễ uống, dễ hấp thu, dễ hòa tan các chất khác. Tuy nhiên thường dễ bị lắng cặn, kết tủa ở đáy lọ khi dùng thời gian dài.

Cao đặc

  • Là những khối chất đậm đặc, đặc quánh. Tiêu chuẩn hàm lượng dung môi chiếm tỉ lệ thấp hơn so với cao lỏng, lượng thực tế không được vượt quá 20%.
  • Cao đặc thường dễ men mốc, dễ chảy nếu không được bảo quản ở nhiệt đột thích hợp.

Cao khô

  • Là những khối hoặc lượng bột khô, là lượng chất đồng nhất và cực kỳ dễ hút ẩm. Cao dược liệu khô với độ ẩm cực thấp so với cao đặc và cao lỏng, lượng ẩm thực tế cho phép tối đa là 5%.
  • Cao khô khá phổ biến hiện nay, do dễ sử dụng và bảo quản. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất cao khô được sử lý bằng công nghệ hiện đại nên sản phẩm cao khô vẫn giữ được các hoạt chất có hoạt tính sinh học cao.

Bảo quản cao dược liệu:

Cao dược liệu phải được đóng gói kín cẩn thận trong thùng hoặc các loại bao bì kín, để ở nơi thoáng và khô, mát, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ thích hợp không thay đổi hoặc thay đổi rất ít.

Cao dược liệu tốt cho sức khỏe?

Hiện nay, Công ty TNHH Tuệ Linh là đơn vị tiên phong trong việc đầu tư, xây dựng những vùng trồng, kiểm soát chất lượng nguyên liệu nghiêm ngặt đạt nhằm phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm từ thảo dược của mình.

Từ thành công ban đầu với mô hình trồng cà gai leo tại xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, Công ty đã tiếp tục triển khai thêm nhiều vùng nguyên liệu trọng điểm khác như vùng trồng Giảo cổ lam tại Mộc Châu, Sơn La; vùng trồng gấc tại Gia Bình, Bắc Ninh,… Đây là các vùng trồng phục vụ nguyên liệu sản xuất cho các sản phẩm chủ đạo của công ty là: Giải độc gan Tuệ Linh, Dầu tỏi Tuệ Linh (thành phần tỏi tía), Dầu gấc Tuệ Linh,Giảo cổ lam Tuệ Linh,… Trong đó có các sản phẩm cao dược liệu được sản xuất trên dây truyền hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP – WHO đảm bảo chất lượng sản phẩm đã được đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước yêu mến, tin tưởng sử dụng trong nhiều năm qua.

Lý do nên dùng cao dược liệu Tuệ Linh?

Cao dược liệu Tuệ Linh được sản xuất theo quy trình GMP thực hiện trong hệ thống chiết khép kín. Quy trình được kiểm soát nhiệt độ, áp suất phù hợp tùy vào từng loại dược liệu và mục đích sử dụng.

  • Để giữ nguyên những tính chất và hoạt tính sinh học vốn có của các hoạt chất chứa trong dược liệu, dịch chiết sẽ được lọc qua thiết bị lọc thô, sau đó đưa vào thiết bị cô chân không ở nhiệt độ thấp. Điều này sẽ tránh làm hỏng hoạt chất có trong cao khô dược liệu.
  • Giai đoạn sấy tĩnh sẽ được thay thế bằng công nghệ phun sấy. Sau khi lọc ,cao dược liệu ở dạng đặc sẽ được chuyển qua hệ thống máy phun sấy. Từ đó, dịch đang ở thể lỏng sau một vài giây sẽ lập tức chuyển sang thể khô. Do thời gian tiếp xúc với nhiệt độ rất ít nên sản phẩm cao dược liệu không bị hỏng mất hoạt chất và hoạt tính sinh học.

==> Như vậy ta có thể thấy cao dược liệu khô thu được vẫn giữ nguyên hàm lượng, màu sắc, tính chất mùi thơm đặc trưng và có được sự đồng đều về hàm lượng hoạt chất trong cao dược liệu.

Một số sản phẩm cao dược liệu Tuệ Linh

Cao khô Cà gai leo

Cao khô Cà gai leo 1

Cao khô Cà gai leo – Chuyên trị nóng gan, mẩn ngứa, giải độc gan

  • Giải độc gan, tăng cường chức năng gan, bảo vệ và hồi phục gan
  • Làm hết các triệu chứng mẩn ngứa, mề đay do chức năng gan kém
  • Hạ men gan trong các trường hợp men gan cao
  • Bảo vệ gan trước tác hại của rượu bia, hóa chất độc hại
  • Ức chế virus viêm gan (đặc biệt viêm gan B mãn tính thể hoạt động)
  • Ngăn chặn xơ gan tiến triển

Cao giảo cổ lam

Cao khô Cà gai leo 2

Cao Giảo cổ lam – Ổn định đường huyết, tăng cường miễn dịch

  • Giúp hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch
  • Hạ đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường
  • Giải độc cơ thể mạnh, ngăn ngừa nguy cơ ung thư
  • Tăng cường lưu thông máu giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc
  • Tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa lão hóa

Cao Tỏa dương

Cao khô Cà gai leo 3

Cao Tỏa dương – Bổ thận, tráng dương, mạnh gân cốt

  • Hỗ trợ tăng cường sinh lực
  • Nhuận tràng, thông tiểu
  • Bổ thận tráng dương, ích tinh huyết, mạnh tình dục, mạnh gân cốt
  • Kích thích ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc

Cao Diệp hạ châu

Cao Diệp hạ châu 1

Cao Diệp hạ châu – Tiêu độc, lợi mật, mát gan

  • Tiêu độc, sát trùng, tán ứ
  • Thông huyết, điều kinh lợi tiểu, thông sữa kích thích tiêu hóa
  • Mát gan, giải độc, ổn định đường huyết
  • Giảm mụn nhọt, nổi mề đay do chức năng gan kém

Cao Sâm cau

Cao Sâm cau 1

Cao Sâm cau – Bổ thận, tráng dương, sinh tinh, ích huyết

  • Bổ thận tráng dương
  • Ôn trung táo thấp
  • Tán ứ trừ tê, mạnh gân cốt
  • Bồi bổ cơ thể, chống viêm, kích thích miễn dịch, chống co giật, an thần

Cao Chè vằng

 1

Cao Chè vằng – Phụ nữ sau sinh khỏe đẹp, mát sữa

  • Ích sữa, lợi sữa
  • Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn sau sinh và các nguy cơ hạch bạch huyết, viêm tử cung, viêm tuyến sữa, thấp khớp, nhức xương.
  • Giúp phụ nữ sau sinh lấy lại vóc dáng săn chắc sau sinh.
  • Nâng cao sức đề kháng, chống lại các bệnh: gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, kinh nguyệt không đều, huyết áp cao
  • Thanh nhiệt, giải độc, mát gan

Trên đây là một số thông tin về hình ảnh về Cao dược liệu. Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về Cao dược liệu và các loại cây dược liệu khác bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 1800.1190 (miễn phí tư vấn) hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cao-duoc-lieu-nao-tot-cho-suc-khoe.html/feed 0
Tổng hợp các cây thuốc nam quý, hiếm cho người Việt ( Phần II) https://tracuuduoclieu.vn/tong-hop-cac-cay-thuoc-nam-quy-hiem-cho-nguoi-viet-phan-ii.html https://tracuuduoclieu.vn/tong-hop-cac-cay-thuoc-nam-quy-hiem-cho-nguoi-viet-phan-ii.html#respond Thu, 17 May 2018 20:17:21 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/tong-hop-cac-cay-thuoc-nam-quy-hiem-cho-nguoi-viet-phan-ii-187/ Như bài viết trước phần I danh mục những cây thuốc nam quý, hiếm cho người Việt gồm: Cà gai leo, giảo cổ lam, hà thủ ô, đan sâm, sâm cau. Trong bài viết này sẽ giới thiệu thêm 5 loại cây thuốc nam quý và hiếm thuộc top 10 loại cây thuốc nam quý hiếm cho người Việt mà Dược liệu Tuệ Linh chú trọng đầu tư phát triển, mang đến người dùng Việt những dược liệu sạch tốt cho sức khỏe.

7. Ba kích

Giới thiệu về ba kích

  • Ba kích tên khoa học: Morinda officinalis How ,
  • Tên gọi khác: Ba kích, Ruột gà, Thao tày cáy (Mán), Ba kích thiên, Sáy cáy (Thái), Chầu phóng sì (Tày), Chổi hoàng kim, Chày kiằng đòi (Dao). Thuộc họ Cà Phê (Rubiaceae.)
  • Ba kích có vài chục loài trên thế giới gồm phân lớn là là những cây bụi, gỗ nhỏ hoặc dây leo, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới.
  • Ở Việt Nam hiện đã biết khoảng gần chục loài. Trong số 3 -4 loài dây leo, ba kích là một cây thuốc quan trọng. Ba kích mới chỉ thấy phân bố ở một số tỉnh trung du và miền nùi thấp phía Bắc, bao gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình và Hà Tây. Một vài địa phương khác cũng đã phát hiện thấy cây Ba kích nhưng không đáng kể. Cây còn phân bố ở tình Quảng Tây, Vân Nam…của Trung Quốc.

Tác dụng của ba kích

  • Ba kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp, đặc biệt đối với những trường hợp giao hợp yếu và thưa.
  • Ba kích có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, mặc dầu nó không làm tăng đòi hỏi tình dục, không thấy có tác dụng kiểu Androgen.
  • Ba kích còn có tác dụng hỗ trợ cải thiện hoạt động sinh dục cũng như điều trị vô sinh cho nam giới. Ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt cho tuổi già, cải thiện tình trạng kém ăn, đau mỏi khớp, kém ngủ, mệt mỏi, gầy yếu.
  • Hơn nữa theo tài liệu cổ, ba kích chữa dương thủy di tinh, phong thấp cước khí, gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi đau. Là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều, bệnh phong thấp.

7. Ba kích 1

Ba kích có rất nhiều tác dụng bồi bổ sức khỏe cho nam giới

Xem thêm:  Cây Ba kích

8. Ráy gai

Mô tả cây ráy gai

  • Ráy gai tên khoa học Lasia spinosa (L.) Thwaites. Hay còn được gọi là củ chóc gai, sơn thục gai, rau mác gai, rau chân vịt, khoai sọ gai, cây cừa, k’lạng đờn (k’Ho) thuộc họ Ráy(Araceae)
  • Ráy gai là một chi nhỏ có 2 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á, thuộc các nước Ấn độ, Malaysia, Thái lan, Indonesia, Srilanca, Campuchia, Lào, Việt Nam và một phần lãnh thổ phía nam Trung Quốc.
  • Ở Việt Nam, chỉ có một loài là Ráy Gai, phân phố rải rác khắp các địa phương ở vùng đồng bằng, trung du và núi thấp.
  • Ráy gai là loại cây ưa nước, có thể chịu bóng, thường mọc thành đám lớn bờ ao hồ, bờ suối hay kênh rạch. Cây sinh trưởng, phát triển gần như quanh năm, ra hoa quả nhiều và có khả năng đẻ nhánh khỏe. Khi quả chín rụng, phát tán nhờ nước.
  • Việt nam có nguồn ráy gai tương đối dồi dào. Bên cạnh quần thể mọc tự nhiên, người ta còn trồng ráy gai dọc theo bờ ao để tránh xói lở, và tạo thêm nơi trú ngụ cho cá.

Công dụng của ráy gai

  • Ráy gai theo kinh nghiệm dân gian thường được dùng để chữa ho, đau bụng, phù thũng, tê thấp, lưng, đầu gối đau, bàn chân tê buốt, suy gan, di chứng do sốt rét.
  • Ngoài ra xưa kháng chiến ráy gai được dùng để chữa viêm gan, vàng da, cơ thể suy nhược sau khi bị sốt rét có kết quả tốt
  • Ở Trung Quốc, ráy gai được dùng chữa ho, phế nhiệt, nước tiểu vàng đỏ.
  • Ở Malaysia, ráy gai là một thành phần trong bài thuốc chữa ho.
  • Ở Indonesia, nước hãm của rễ dùng cho đàn bà sau khi đẻ, nước sắc rễ và thân chữa các cơn đau thắt.
  • Thân rễ ráy gai có vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu đờm, trừ suyễn như vị bán hạ và thanh nhiệt, giải độc.

8. Ráy gai 1

Ráy gai có tác dụng tiêu đờm, trừ suyễn như vị bán hạ và thanh nhiệt, giải độc

Xem thêm: Củ ráy gai chữa bệnh gì

9. Mật nhân

Giới thiệu về mật nhân

  • Mật nhân tên khoa học: Eurycoma longifolia, hay còn được gọi là cây bá bệnh, bách bệnh hay hậu phác nam có danh pháp hai phần là Eurycoma longifolia.
  • Đây là loại cây mộc, được biết đến là một vị thuốc dùng trong Đông y
  • Cây thường xuất hiện ở nhiều nơi trải dài khắp cả nước, nhưng phổ biến nhất là ở khu vực các tỉnh Vùng núi và miền Trung, chúng mọc trong các khu rừng thưa, dưới tán các cây gỗ lớn ở vùng Tây Nguyên, Trung Nam bộ như Đak Lak, Ninh Thuận. Loại cây mật nhân này được chúng tôi được chọn lựa kỹ càng, và có dược tính cao hơn so với xuất xứ từ những nước khác.

Công dụng của cây mật nhân

  • Cây mật nhân có khá nhiều công dụng đa dạng, mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Một trong những tác dụng đặc biệt nhất của cây mật nhân là tác dụng tăng cường sinh lý nam giới.
  • Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cây mật nhân có tác dụng tăng cường sức khỏe tình dục cho nam giới, kích thích cơ thể tăng tiết hormone giới tính nam một cách tự nhiên, ngăn chặn các dấu hiệu suy giảm khi bước vào độ tuổi trung niên như giảm sự ham muốn, chất lượng sinh hoạt tình dục, xuất tinh sớm…
  • Ngoài ra cây mật nhân còn biết đến  giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngủ ngon ,ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các khối u,ngăn ngừa viêm gan B, giảm đau nhức xương, khớp, và hỗ trợ điều trị gout .

9. Mật nhân 1

Rễ cây mật nhân mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng

Xem thêm: cây mật nhân chữa bệnh gì?

10. Tam thất

Mô tả về cây tam thất:

  • Tam thất tên khoa học là: Panax pseudoginseng, hay còn được gọi là sâm tam thất, kim bất hoán, điền thất nhân sâm là một loài thực vật có hoa trong Họ Cuồng cuồng.
  • Cây tam thất được trồng từ lâu nhưng đối với một lượng ít ở tỉnh Hà giang (Đồng Văn) Lào cai (Mường Khương, Bát xát, Phà Lùng) Cao bằng…tại các vùng núi cao 1.200-1.500m.
  • Cần chọn những nơi sườn núi ít gió mạnh, phải làm giàn che nắng và phải rào để bảo vệ chuột, sóc hay đến ăn củ. Cây tam thất còn được trồng ở Trung quốc. Vân nam, Quảng tây, Tứ xuyên, Hồ bắc, Giang tây. Vân nam trồng nhiều nhất và tam thất Vân nam được coi là tốt nhất

Tác dụng của cây tam thất

  • Tam thất vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào hai kinh can và vị. có tác dụng hành ứ, cầm máu, tiêu thũng dùng chữa thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, đẻ xong máu hôi không sạch, ung thũng, bị đòn tổ thương, thiếu máu nặng, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu ít ngủ.
  • Kinh nghiệm dân gian Tam thất có thể chữa được một số trường hợp như ung thư( Ung thư vú, ung thư máu….
  • Nhân dân coi tam thất là một vị thuốc cầm máu dùng trong các trường hợp chảy máu, bị đánh tổn thương, vì ứ huyết mà sưng đau.

10. Tam thất 1

Cây tam thất chữa mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu ít ngủ

 

11. Tỏa dương

Giới thiệu về cây tỏa dương

  • Tỏa dương tên khoa học: Balanophora sp. Hay còn được gọi là nấm ngọc cẩu, ngọc cẩu, gió đất, cây cu chó, củ ngọc núi, hoa đất, cây không lá, xà cô, ký sinh hoàn.
  • Cây thuộc họ gió đất: Balanophoraceae
  • Tỏa dương là dạng hình thái tương đối khác biệt trong giới thực vật có hoa.
  • Trên thế giới, có khoảng 20 loài, chúng phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đói châu Á, châu Phi và Australia. Một số loài phân bố cả ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới ẩm. Nơi đã phát hiện một trong 3 loài này mọc tập trung nhất là vùng núi Bát Đái Sơn, thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, độ cao khoảng 1600m.
  • Hiện nay đã có 2 loại của gió đất được đưa vào sách đỏ Việt Nam.
  • Nhìn chung, các loài củ gió đất thường chỉ phát hiện thấy trong các loại rừng kín thường xanh ẩm hoặc rừng cây lá rộng núi đá vôi.

Công dụng của Tỏa dương

  • Tỏa dương có rất nhiều công dụng giúp bổ thận táng dương bồi bổ cơ thể, chống viêm, kích thích miễn dịch, chống co giật, an thần, mạnh gân cốt, ôn trung táo thấp.
  • Củ gió đất được nhân dân đại phương dùng làm thuốc bổ, kích thích ăn ngon miệng, chữa đau bụng,  nhức mỏi chân tay, nhất là dùng cho phụ nữa sau sinh, mới ốm dậy chóng lại sức. Dạng dùng thông thường là rượu thuốc.
  • Cây hái về rửa sạch, thái mỏng, sao qua, rồi ngâm rượu với tỉ lệ 1:5, trong một tháng hoặc càng lâu càng tốt. Rượu có màu đỏ sẫm, vị hơi chất đắng.
  • Ở Malaysia, tỏa dương còn được dùng làm thuốc kích dục.

11. Tỏa dương 1

Tỏa dương có công dụng giúp bổ thận táng dương bồi bổ cơ thể

Xem thêm: Tổng hợp cây thuốc nam quý, hiếm cho người Việt Phần I

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tong-hop-cac-cay-thuoc-nam-quy-hiem-cho-nguoi-viet-phan-ii.html/feed 0