Trong Đông y, cây ráy gai được coi là vị thuốc quý, chữa rất nhiều bệnh mà không phải ai cũng biết tác dụng của nó. Ở Việt Nam có nguồn ráy gai dồi dào, không chỉ mọc tự nhiên hoang dại mà ngày nay người ta còn trồng ráy gai để nuôi trồng thủy sản. Vậy củ ráy gai quan trong như thế nào trong chữa bệnh. Ta có thể tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm thông tin bổ ích của củ ráy gai chữa bệnh gì.
Ráy gai
Mô tả cây ráy gai
- Ráy gai hay còn được gọi là củ chóc gai, sơn thục gai, rau mác gai, rau chân vịt, khoai sọ gai, cây cừa. Cây cao 0,4-0,7. Thân rễ nằm ngang, chia nhiều đốt.
- Lá mọc thẳng từ thân rễ, mép nguyên, lá non hình mũi tên, lá già xẻ lông chim, các thùy hình mác, đầu nhọn, mắt dưới có gai ở gân giữa; cuống lá mập, dài hơn phiến lá, phủ dầy gai, gốc có bẹ.
- Cụm hoa là mọt bông mo, có cuống dài hơn hoặc bằng mo, có gai; mo mở ở phần gốc và xoắn lại ở phần trên, trục hoa hình trụ ngắn, mang toàn hoa toàn lưỡng tính; bao hoa có 4-6 thùy, nhị 4-6,chỉ nhị ngắn; bầu hình trứng.
- Mùa hoa quả tháng 3, tháng 4, quả mọng, có gai ngắn ở đỉnh
Ráy gai là loại cây ưa nước, có thể chịu bóng, thường mọc thành đám lớn bờ ao hồ, bờ suối hay kênh rạch. Cây sinh trưởng, phát triển gần như quanh năm, ra hoa quả nhiều và có khả năng đẻ nhánh khỏe. Khi quả chín rụng, phát tán nhờ nước. Ở Việt Nam, chỉ có một loài là Ráy Gai, phân phố rải rác khắp các địa phương ở vùng đồng bằng, trung du và núi thấp.
Bộ phận dùng
Thu hái toàn cây quanh năm, thân rễ mang về, rửa sạch, phơi khô. Khi dùng, ngâm nước phèn và gừng, sau đó đồ mềm, thái mỏng, sao vàng.
Thân rễ, thu hái vào mùa thu đông, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, ngâm nước phèn và nước gừng, rồi đồ cho mềm, thái mỏng, sao khô. Thân rễ ráy gai có vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu đờm, trừ suyễn như vị bán hạ và thanh nhiệt, giải độc.
Công dụng của ráy gai
- Ráy gai được dùng làm thức ăn hàng ngày như một loại rau củ.
- Theo kinh nghiệm dân gian, ráy gai được dùng để chữa ho, đau bụng, phù tũng.
- Ráy gai chữa tê thấp, bàn chân tay tê buốt, lưng đầu gối đau.
- Ráy gai chữa sốt rét, viêm gan, vàng da
- Ráy gai chữa ung nhọt, sưng qiau bị.
Ngoài ra ở một số nước như Ấn Độ, thân rễ được dùng làm thuốc trị đau ngực; lá và rễ dùng trị bệnh trĩ; cuống lá giã ra thêm nước cho trâu bò uống trị bệnh đau ngực.
Ở Trung Quốc, người ta dùng Ráy gai để trị sưng vú, cao huyết áp, chó dại cắn, phong thấp, đòn ngã, bạch đới, đau bụng kinh, viêm dạ dày mạn tính, tiêu hóa không tốt, ho do phổi nóng, viêm thận phù thũng, đái đục, viêm tuyến mang tai, mụn nhọt sưng lở. Dùng ngoài đắp trị rắn độc cắn, viêm hạch bạch huyết, lao hạch.
Cây ráy gai có thể dùng như món ăn hàng ngày và có tác dụng chữa bệnh
Xem thêm: Thành phần và công dụng của ráy gai
Các bài thuốc dân gian của ráy gai
Chữa tê thấp, bàn chân tê buốt
Ráy gai, Cẩu tích, Huyết đằng, Kim cang, Ngưu tất, mỗi vị 12g. Sắc nước hoặc ngâm rượu uống.
Chữa thiên trụy (sa dái, thoát vị bẹn)
Ráy gai 12g, Hạt vải 10g, Lá trâu cổ 10g. Sắc với 400ml nước, còn 100ml, chia làm 2 lần, uống trong ngày.
Chữa bạch đới, thống kinh, viêm thận, tiểu đục:
Ráy gai (toàn cây) 9-15g, sắc thuốc thang uống hoặc hầm với xương heo dùng hàng ngày.
Chữa đau khớp do phong thấp, tổn thương do té ngã
Ráy gai (toàn cây) 9-15g sắc uống hoặc dùng 60g ngâm trong nửa lít rượu, vừa uống trong vừa xoa ngoài.
Ung nhọt, sưng quai bị
Ráy gai tươi cả rể củ cọng lá giã nhuyễn đắp.
Trị viêm gan siêu vi B
Ráy gai khô 20g, Diệp hạ châu (Chó đẻ thân xanh) 20g (tươi 40g), Cỏ mực 20g, Bạch hoa xà thiệt thảo (Cỏ lưỡi rắn) 20g, Bán chi liên (hoặc Xuyên tâm liên) 12g, Mã đề 20g, nấm Linh chi xay, tán mịn 12g. Dược diệu khô, rửa sạch, chặt nhỏ, thêm bột Linh chi và 2 lít nước, nấu sôi 30 phút, chắt ra chai uống thay nước trà trong ngày. Dùng 3 tháng trở lên.
Chữa trẻ nhỏ da lở loét do thai độc hiệu quả
Dùng cây ráy gai nấu nước rửa, sau rắc bột thân rễ lên chỗ da bị bệnh.
Dùng cả cây ráy gai hoặc phần thân rễ nấu nước tắm rửa chữa lở ngứa ngoài da hiệu quả.
Chữa viêm gan, xơ gan hiệu quả
Theo kinh nghiệm dùng các vị còn tươi tốt hơn dùng vị đã phơi khô. Dùng 30g thân rễ ráy gai khô (tươi khoảng 100g); trái dứa dại khô 30g (tươi 100g); chó đẻ răng cưa khô 10g (tươi 30g). Cho các vị vào nấu với 2.000 ml nước, đun nhỏ lửa khi nước còn 300 ml thì chắt ra. Chia 3 lần uống trong ngày
Chữa tê thấp, lưng, gối cẳng chân tê buốt
Dùng thân rễ ráy gai, cẩu tích, kê huyết đằng, kim cang, ngưu tất, tỳ giải, mỗi vị 12g, sắc nước uống trong ngày
Trên là một số bệnh thông dụng dùng ráy gai chữa rất hiệu quả. Ngoài ra cần tư vấn và tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng các loại cây dược liệu, cũng như các sản phẩm được chiết xuất từ các loại dược liệu quý hiếm bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 18001190 hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.