Củ ráy được biết đến là dược liệu trong các bài thuốc để chữa bệnh. Thế nhưng không phải ai cũng biết củ ráy cũng có thể chưa ho mà hiệu quả mang lại rất tốt. Dưới đây chúng tôi sẽ bật mí cho bạn các sử dụng củ ráy chữa ho hiệu quả, an toàn tại nhà.
Công dụng của củ ráy chữa ho
Cây ráy còn có tên khác như chóc gai, hải vu, dã vu, cây cừa, sơn thục gai, cây móp (ở Nam Bộ) và tên khoa học là Lasia spinosa Thwaites thuộc họ Ráy (Araceae). Đây là một loại cây mọc tự nhiên ở nhiều vùng đất ẩm ướt, như ruộng nước, ven ao, bờ suối, kênh rạch,… Củ ráy được thu hái vào mùa đông, sau đó được rửa sạch và phơi khô. Người bệnh có thể cắt thành lát mỏng trước khi phơi khô. Củ ráy thuộc tính hàn và chứa nhiều độc tố, vì thế, người bệnh nên chế biến kĩ càng để tránh bị ngứa rát cổ họng và khoang miệng.
Theo y học cổ truyền, củ ráy có rất nhiều công dụng được kể đến như thanh nhiệt, tiêu đờm, giải độc, bình suyễn, giảm đau… Bên cạnh đó, trong y học hiện đại cho biết thành phần của củ ráy có chứa một số khoáng chất như sắt, magie, canxi, kali và vitamin như A, D2, retinol,…
Thành phần của củ ráy có chứa hoạt chất saponin có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Chúng có khả năng làm sạch đường hô hấp bằng cách kích thích tiết dịch làm ẩm và loại bỏ đờm ở phế quản, từ đó giúp giảm ho hiệu quả. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa như polyphenol và polyphenol giúp ngăn cặn các gốc tự do làm tổn thương tế bào, cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng để cơ thể chống lại các tác nhân gây ho và hen suyễn.
Củ ráy thường được sử dụng để chữa trị một số bệnh như ho, ho gà, đau họng, viêm amygdale, viêm phế quản, viêm phù thũng, tê thấp, tiêu viêm, đau nhức xương khớp, chữa gout và các di chứng do sốt rét.
Xem thêm: Cách dùng củ ráy chữa gout hiệu quả
Mẹo chữa ho tại nhà từ củ ráy
Dưới đây cách sử dụng củ ráy chữa ho tại nhà đơn giản mà người bệnh có thể tham khảo:
Bài thuốc 1
Những bệnh nhân ho khan, ho có đờm, rát cổ họng, khi uống nước củ ráy đều nhận thấy cổ họng êm dịu, bớt đau rát hơn. Người bệnh có thể thực hiện theo các bước như sau:
- Củ ráy làm sạch vỏ, rửa sạch ( Lưu ý phải đeo bao tay khi chế biến để tránh ngứa rát).
- Thái mỏng củ ráy thành từng lát khoảng 0.5 – 1 cm.
- Sao vàng hạ thổ củ ráy trên bếp cho đến khi co khô lại.
- Lấy một lượng vừa đủ củ ráy đã sao khô (1 nắm tay) cho vào ấm sắc thuốc với 6 chén nước (khoảng 1,5 lít nước lọc).
- Sắc thuốc cho đến khi còn lại 3 chén (750 ml) là hoàn thành.
- Chia lượng thuốc uống nhiều lần trong ngày để thấy được sự cải thiện rõ rệt.
Bài thuốc 2
Một cách khác từ củ ráy chữa ho đơn giản nhưng cực kì hiệu quả mà người bệnh có thể thực hiện tại nhà với cách làm như sau:
- Chuẩn bị: 12g củ ráy gai, 20g lá dâu, 12g hạt cải củ
- Rửa sạch các dược liệu rồi đem sắc lấy thuốc.
- Đun nhỏ lửa cho đến khi thuốc sôi rồi chắt lấy thuốc để uống.
- Duy trì uống hàng ngày từ 2 – 3 lần, mỗi ngày một thang thuốc.
Lưu ý khi sử dụng củ ráy chữa bệnh
Mặc dù củ ráy là một dược liệu được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, nhưng để đạt hiệu quả tốt nhất và an toàn khi dùng thuốc, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
- Chất canxi oxalat có trong củ ráy có thể gây kích ứng da, ngứa và đau. Vì vậy, khi chế biến hoặc sử dụng củ ráy tươi, cần đeo bao tay để tránh tiếp xúc trực tiếp với nó.
- Canxi oxalat là chất dễ phân hủy khi được phơi khô hoặc nấu chín. Để bảo quản lâu dài và an toàn, người bệnh nên chế biến củ ráy chín kỹ trước khi sử dụng.
- Củ ráy có tính hàn, vị nhạt, vì thế mà không nên sử dụng cho những người có sức khỏe yếu hoặc có cơ địa lạnh.
- Phương pháp dùng củ ráy chữa ho là một phương pháp đơn giản và phổ biến trong dân gian. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả trong việc chữa bệnh, cần kiên nhẫn vì tác dụng sẽ chậm hơn so với các phương pháp khác.
- Các phương pháp chữa bệnh bằng củ ráy thường chỉ hiệu quả đối với các trường hợp bệnh nhẹ hoặc giai đoạn đầu, và ít có tác dụng khi bệnh đã trở nặng.
- Mỗi người có thể có phản ứng khác nhau với củ ráy tùy theo cơ địa. Do đó, bệnh nhân cần theo dõi cẩn thận khi sử dụng thuốc từ củ ráy.
- Nếu có bất kỳ biểu hiện kích ứng hoặc không khỏi sau thời gian sử dụng, cần đến bệnh viện để được điều trị tốt nhất.
Không nên ăn củ ráy tươi trực tiếp chưa qua chế biến kỹ, vì nó có thể gây rát miệng và cổ họng. - Đã xảy ra trường hợp ngộ độc khi nhầm cây ráy với cây dọc mùng và cây khoai nước. Vì vậy, khi tìm kiếm củ ráy tươi, cần phân biệt cẩn thận vì củ ráy có diện mạo khá giống với hai loại cây trên.
Đọc thêm: Dùng củ ráy đánh cảm có được không?