Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Tác dụng không ngờ của ráy gai – xem ngay!

Tác dụng không ngờ của ráy gai – xem ngay!

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Thượng Dong

Ai cũng biết công dụng của ráy gai chữa được rất nhiều bệnh như trị các chứng bệnh về gan vàng da, tê buốt bàn chân, đau lưng, mỏi gối…Ngoài ra trong sách đông y cũng như dân gian truyền tai nhau. Ráy gai còn chữa được rất nhiều bệnh, những như công dụng của nó ko chỉ chữa bệnh còn dùng làm các món ăn. Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn có góc nhìn mới và những tác dụng không ngờ từ củ ráy gai.

Tác dụng không ngờ của ráy gai - xem ngay! 1

Cây gáy gai

Mục lục

  • Mô tả cây ráy gai
  • Tác dụng của cây ráy gai
  • Cây ráy gai được dùng như món ăn
  • Các bài thuốc từ cây móp gai

Mô tả cây ráy gai

Cây ráy gai hay còn có tên móp gai, chóc gai, đây là cây thuộc họ ráy.

Ráy gai thuộc cây thảo, có thân rễ và cuống lá đều có gai. Lá hình mũi tên về sau xẻ lông chim , có khi đa dạng; cuống lá có bẹ. Cụm hoa không phân nhánh, có mo dài bao lại, phần gốc mở ra còn phần trên khép kín. Trục hoa hình trụ, ngắn hơn mo nhiều. Hoa nhiều, tất cả đều lưỡng tính. Bao hoa gồm 4-6 mảnh, bộ nhị gồm 4-6 nhị có chỉ nhị ngắn, bầu 1 ô có chứa 1 noãn treo. Quả mọng hình trứng vuông, có gai ngắn rậm ở đỉnh; hạt dẹp. Cây ra hoa vào mùa hạ.

Ở nước ta, cây mọc hoang ở gần mép nước, các mương rạch, chỗ có nước đọng nhưng không sâu, nhiều bùn, thường tập trung thành đám, gặp từ Hà Tây, Hòa Bình, Hà Nội, Ninh Bình qua Nghệ An tới thành phố Hồ Chí Minh, Ðồng Nai, Sông Bé, Ðồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.

Bộ phận dùng: Dùng toàn cây, thân rễ mang về, rửa sạch, phơi khô. Khi dùng, ngâm nước phèn và gừng, sau đó đồ mềm, thái mỏng, sao vàng.

Tác dụng của cây ráy gai

  • Ráy gai được dùng làm thức ăn hàng ngày như một loại rau củ.
  • Theo kinh nghiệm dân gian, ráy gai được dùng để chữa ho, đau bụng, phù tũng.
  • Ráy gai chữa tê thấp, bàn chân tay tê buốt, lưng đầu gối đau.
  • Ráy gai chữa sốt rét, viêm gan, vàng da
  • Ráy gai chữa ung nhọt, sưng qiau bị.

Xem thêm: Củ ráy gai chữa bệnh gì

Cây ráy gai được dùng như món ăn

Đọt non, lá và bẹ non và hoa non được dùng như một món rau cao cấp. Ở Indonéia món ráy gai được dùng là rau ăn

Ráy gai dùng ăn sống hay bóp gỏi:

Đọt non, lá và bẹ non và phát hoa non của cây móp gai được dùng làm rau sống và bóp gỏi.

Dùng làm rau xào:

Đọt non, lá và bẹ non và phát hoa non của cây móp gai được dùng làm rau xào với thịt, tôm và hải sản khác, là món ăn cao cấp ở các nhà hàng.

Dùng để nấu canh chua và nhúng lẩu:

Đọt non, lá và bẹ non và phát hoa non của cây móp gai được dùng để nấu canh chua và nhúng lẩu chua là món ăn đặc sản.

Dùng để muối dưa chua:

Đọt non, lá và bẹ non và phát hoa non của cây móp gai được dùng muối dưa chua có hương vị rất ngon

Móp gai được dùng làm thuốc:

Theo Y học cổ truyền Việt Nam cho rằng thân rễ ráy gai có vị cay, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tán ứ, được coi là vị thuốc hay. Ráy gai có thể chữa nhiều bệnh.

Theo tây y thân và rể cây móp gai chứa nhiều chất polyphenol  và a xít ascorbic có tác dụng chống oxy hóa.

Các bài thuốc từ cây móp gai

Chữa lở ngứa ngoài da:

Dùng cả cây móp gai hoặc phần thân rễ nấu nước tắm rửa rất hiệu quả. Ngày 1 lần

Chữa trẻ nhỏ da lở loét do thai độc:

Lấy cây ráy gai nấu nước rửa, sau rắc bột thân rễ lên chỗ da bị bệnh, rất hiệu quả

Chữa viêm gan, xơ gan:

Dùng 30g thân rễ ráy gai khô (tươi khoảng 100g); trái dứa dại khô 30g (tươi 100g); chó đẻ răng cưa khô 10g (tươi 30g). Cho các vị vào nấu với 2.000ml nước, đun nhỏ lửa khi nước còn 300ml thì chắt ra. Chia 3 lần uống trong ngày rất hiệu quả (theo dân gian dùng tươi tốt hơn hẳn khô) Chữa tê thấp, lưng, gối cẳng chân tê buốt:

Dùng thân rễ ráy gai 12g, cẩu tích 12g, kê huyết đằng 12g, kim cang 12g, ngưu tất 12g, tỳ giải 12g, sắc nước uống trong ngày. Cần dùng 5 – 7 thang liền

Trị nám mặt do độc trong gan:

Củ mớp gai tươi thái mỏng, đổ nước vào nồi ngập xâm xấp, đun sôi rồi để nguội, dùng nước để uống như nước trà, uống liên tục trong nhiều ngày. Có thể dùng xác đã nấu để nấu lại lần hai.

Thanh nhiệt, giải độc:

Củ móp gai rửa sạch, xắt mỏng, phơi khô rồi đem sao thủ thổ, dùng một nhúm nấu nước sôi, uống như nước trà

Xem thêm: Các bài thuốc dân gian từ củ ráy gai

Trên đây là 1 số bài thuốc thông dụng cũng như công dụng hàng ngày của cây ráy gai. Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng các loại cây dược liệu, cũng như các sản phẩm được chiết xuất từ các loại dược liệu quý hiếm bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 18001190 hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

Tác giả: admin - 13/12/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: Ráy gai

Bài viết liên quan

  • Bật mí cách dùng củ ráy chữa ho

  • Top 10+ cách chữa ngứa khi ăn củ ráy

  • Củ ráy gai chữa bệnh gì

  • Công dụng và cách dùng củ ráy gai

  • Các bài thuốc dân gian từ củ ráy gai

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑