Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Top 10+ cách chữa ngứa khi ăn củ ráy

Top 10+ cách chữa ngứa khi ăn củ ráy

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Củ ráy hay còn được biết tới với nhiều cái tên khác nhau như khoai ráy, ráy dại. Loại củ này thường sẽ bị nhầm lẫn với các loại củ khác thuộc họ Ráy nên có người đã ăn phải và gặp hiện tượng ngứa rát ở vùng cổ họng. Khi gặp phải tình trạng ngứa rát này thì bạn cần ngừng ăn ngay lập tức. Sau đó bạn hãy thực hiện một trong những cách dưới đây để cải thiện tình trạng ngứa rát trong miệng.

Top 10+ cách chữa ngứa khi ăn củ ráy 1

Mục lục

  • 1. Uống nhiều nước
  • 2. Súc miệng bằng nước muối
  • 3. Đánh răng và cạo lưỡi
  • 4. Uống sữa
  • 5. Uống trà túi lọc
  • 6. Làm mát vùng bị kích ứng
  • 7. Sử dụng dầu dừa
  • 8. Dùng mật ong
  • 9. Thuốc giảm dị ứng
  • 10. Thuốc chống axit
  • 11. Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

Bên trong thành phần của củ ráy có chứa một loại chất có tên oxalate, loại chất này cũng là tác nhân chính gây ra tình trạng ngứa khi chúng ta tiếp xúc với củ ráy. Bởi khi oxalate tiếp xúc với các mô mềm như mô miệng hay niêm mạc, loại chất này sẽ kết tinh và gây ra kích ứng tạo cảm giác ngứa, rát.

Nếu gặp phải tình trạng này bạn có thể làm theo một số cách sau để chữa ngứa hiệu quả

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước 1

Đây là cách chữa ngứa khi ăn củ ráy nhanh chóng và hiệu quả nhất, việc uống nước ngay khi gặp phải các triệu chứng ngứa rát cổ họng vì ăn củ ráy sẽ giúp loại bỏ các độc tố còn sót lại ở vùng miệng và cổ họng, tăng cường tốc độ đào thải các chất độc này ra khỏi cơ thể. Nhưng cách chữa trị này chỉ hiệu nghiệm đối với các trường hợp kích ứng nhẹ.

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối có khả năng khử trùng và giảm các triệu chứng kích ứng cao, vì thế sử dụng nước muối để súc họng hoặc rửa trôi các độc tố vướng trên miệng, niêm mạc họng cũng là một cách hay để làm giảm tình trạng ngứa rát do củ ráy gây ra. Bạn có thể sử dụng nước muối ấm pha loãng hoặc nước muối sinh lý đều được.

Đánh răng và cạo lưỡi

Các chất độc tố có trong củ ráy khi người bệnh sử dụng thường sẽ mắc lại ở vùng miệng và niêm mạc. Đánh răng và cạo lưỡi sẽ giúp loại bỏ phần lớn độc tố có trong khoang miệng của bệnh nhân, đồng thời cũng loại bỏ được các vi khuẩn có hại khác trên lưỡi và trong miệng của người bệnh.

Uống sữa

Uống sữa 1

Trong sữa có chứa thành phần chất béo và protein, chúng cũng có thể giảm ngứa và loại bỏ độc tố của củ ráy. Chất béo trong sữa có khả năng bám vào các chất độc giúp làm giảm tiếp xúc với niêm mạc, protein có khả năng kết hợp với oxalate cũng làm giảm kích ứng.

Uống trà túi lọc

Trà túi lọc là một thức uống có nhiều lợi ích dành cho người sử dụng. Uống trà túi lọc mỗi ngày sẽ giúp lợi tiểu, đào thải độc tố một cách nhanh chóng. Do vậy sử dụng trà túi lọc khi gặp các triệu chứng ngứa rát cổ họng do củ ráy gây ra cũng là một cách vô cùng hiệu quả.

Làm mát vùng bị kích ứng

Chườm lạnh là một phương pháp hiệu quả đối với các triệu chứng sưng tấy, tổn thương các mô bên trong khoang miệng. Sử dụng khăn hoặc lớp vải mỏng đã nhúng lạnh để chườm lên vị trí bị kích ứng do độc tố của củ ráy gây ra, từ đó sẽ làm giảm triệu chứng đau rát và tạo cảm giác dễ chịu hơn cho người bệnh.

Sử dụng dầu dừa

Sử dụng dầu dừa 1

Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm và giảm viêm nên thường được sử dụng để bôi những vùng bị dị ứng bởi củ ráy. Điều này sẽ làm dịu và giảm tình trạng kích ứng. Ngoài ra, dầu dừa cũng có khả năng chống oxy hóa, giảm lão hóa da và ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men.

Dùng mật ong

Người bệnh có thể sử dụng mật ong để bôi lên da, những vùng bị ảnh hưởng bởi độc tố oxalate hoặc uống trực tiếp mật ong để làm giảm triệu chứng ngứa rát ở trong cổ họng. Bởi trong mật ong có các thành phần như protein, carbohydrate,… có thể làm giảm viêm, diệt khuẩn một cách hiệu quả.

Thuốc giảm dị ứng

Nếu đã thử qua các biện pháp mà không thấy hiệu quả, bạn có thể sử dụng các loại thuốc dị ứng không kê đơn qua việc tham khảo ý kiến các dược sĩ như: Loratadin, Clorpheniramin, Cetirizine, Fexofenadine,… Các loại thuốc này có thể làm giảm các triệu chứng như kích ứng da, mẩn ngứa khi do độc tố của củ ráy gây ra.

Thuốc chống axit

Thuốc chống axit 1

Các loại thuốc chống axit thông thường hay trung hòa axit trong miệng, tăng độ pH như Alka-Seltzer, alusi, maalox, gastropulgite,…  sẽ giúp làm giảm các kích ứng gây ra bởi axit trong vùng miệng của người bệnh. Tuy nhiên loại thuốc này có thể mang lại một số tác dụng phụ như: dị ứng, mẩn ngứa,… Vì thế người bệnh chỉ nên sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

Những loại thuốc chống viêm không có steroid này có tác dụng giảm đau và chống viêm hiệu quả. Do vậy, có thể ngăn ngừa các triệu chứng kích ứng hoặc ngứa do viêm gây ra. Một số loại thuốc chống viêm không steroid phổ biến như: ibuprofen, Naproxen, Diclofenac, Celecoxib, Etoricoxib,…

Lưu ý: Nếu người bệnh ăn phải củ ráy mà gặp phải tình trạng ngứa rát nghiệm trọng, bị sưng nhiều ở lưỡi hoặc niêm mạc họng, dẫn đến tình trạng khó thở thì cần phải đưa đến bệnh viện để cấp cứu.

Lưu ý:

Củ ráy có độc tố rất lớn và có thể gây kích ứng, bỏng rát, ngứa ngáy nên không ăn được. Không nên sử dụng củ ráy như một loại thức ăn thông thường. Cây và củ ráy dễ nhầm lẫn với củ khoai sọ, khoai môn nên cần chú ý phân biệt, không ăn những loại củ mọc dại ngoài tự nhiên để tránh gây ra những vấn đề không mong muốn.

Thực tế, người ta chỉ dùng củ ráy để chữa bệnh bằng cách bôi đắp chữa bệnh xương khớp, mụn nhọt, giải cảm. Ngay cả khi sơ chế, nếu không cẩn thận củ ráy cũng dễ gây ngứa ngáy da tay. Vì thế để tránh tình trạng này, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Sử dụng găng tay, khẩu trang, kính mắt khi sơ chế củ ráy tươi để tránh bị chạm vào da gây ngứa.
  • Khi chế biến làm dược liệu cần phải ngâm với nước gạo, rửa kỹ, sao đó nấu chín rồi sao vàng khô thì mới sử dụng được.

Đọc thêm: Các công dụng chữa bệnh của của cây ráy gai

Tác giả: Nguyễn Trang - 13/12/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: Ráy gai

Bài viết liên quan

  • Bật mí cách dùng củ ráy chữa ho

  • Củ ráy gai chữa bệnh gì

  • Công dụng và cách dùng củ ráy gai

  • Các bài thuốc dân gian từ củ ráy gai

  • Tác dụng không ngờ của ráy gai – xem ngay!

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑