Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Thu, 27 Mar 2025 03:06:34 +0700 vi hourly 1 Bạn có biết cây Tầm bóp https://tracuuduoclieu.vn/ban-co-biet-cay-tam-bop.html https://tracuuduoclieu.vn/ban-co-biet-cay-tam-bop.html#respond Fri, 13 Aug 2021 01:42:29 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=57998 Tầm bóp hay còn gọi là cây Lồng đèn, Lu lu cái. Tại Việt Nam Tầm bóp chỉ là thứ quả dại, nhưng loại quả này lại được bán với giá rất cao ở Nhật Bản với giá khoảng 700.000 đồng/kg.

Giải thích điều này là do trong quả tầm có rất nhiều giá trị dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, chất xơ, canxi, sắt, vitaminA, vitamin C… Vị của quả Tầm bóp rất ngon, chua ngọt giống cà chua dễ chế biến.

  • Cây Tầm bóp cung cấp một lượng lớn vitamin C giúp ngăn chặn các gốc tự do gây hư hỏng các mạch máu, từ đó hạn chế tối đa các vấn đề về tim mạch, kiểm soát cholesterol máu.
  • Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc sử dụng thực phẩm giàu vitamin C như cây Tầm bóp có thể hỗ trợ hiệu quả quá trình điều trị nhiều bệnh ung thư (bao gồm ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng và ung thư vòm miệng).
  • Sử dụng cây Tầm bóp là một cách bổ sung lượng vitamin A cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể, lượng vitamin này giúp ngăn ngừa tình trạng khô mắt, giữ cho võng mạc khỏe mạnh.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ban-co-biet-cay-tam-bop.html/feed 0
Cách làm mứt bưởi đơn giản tại nhà https://tracuuduoclieu.vn/cach-lam-mut-buoi-don-gian-tai-nha.html https://tracuuduoclieu.vn/cach-lam-mut-buoi-don-gian-tai-nha.html#respond Fri, 19 Feb 2021 01:54:38 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=52799 Bưởi là loại quả một phổ biến trong đời sống nhân dân. Quả bưởi chứa nhiều vitamin C rất tốt cho da, tóc, giữ vóc dáng cơ thể cân đối. Ngoài múi bưởi dùng để ăn, thì cùi bưởi còn được dùng nấu chè thì vỏ bưởi cũng là một món mứt thơm thơm, vị the the khiến không ít người phải mê mẩn. 

Cách làm mứt bưởi đơn giản tại nhà 1

Mứt vỏ bưởi thơm ngon thay đổi hương vị ngày Tết 

Sơ lược về vỏ bưởi

Theo nghiên cứu, trong vỏ bưởi có chứa nhiều tinh dầu, chất xơ, chất chống oxy hóa. Chiết xuất từ vỏ bưởi chứa nhiều vitamin C, hesperidin và naringin là những hợp chất có hoạt tính oxy hóa cao.

Hesperidin và naringin thuộc về một nhóm các chất hóa học có nguồn gốc thực vật được gọi là flavonoid

Theo Viện Linus Pauling, những chất phytochemical này có thể chống lại ung thư bằng cách ức chế sự lây lan của các tế bào ung thư. Hesperidin, hay hesperetin, cho thấy có khả năng làm chậm sự phát triển của các khối u trong đường tiêu hóa và hệ thống phổi, theo một báo cáo trong số tháng 3 năm 2011 của “Tạp chí Phẫu thuật Hoa Kỳ”.

Theo y học cổ truyền, vỏ bưởi có tính bình, vị đắng, cay, thơm và có tác dụng trừ phong, hóa đờm, tiêu báng tích, tiêu phù thũng. Nhờ tính vị đặc biệt này mà nhiều người đã tận dụng cùi trắng bên trong của vỏ bưởi để chế biến thành các món ăn hấp dẫn như chè bưởi, gỏi vỏ bưởi hay làm nem chay và nhiều món ăn khác nữa.

Tác dụng của vỏ bưởi đối với con người là vô cùng to lớn, không chỉ giúp điều trị bệnh từ bên trong mà vỏ bưởi còn giúp cải thiện tóc và da từ bên ngoài rất hiệu quả.

Xem thêm: Vỏ bưởi có dùng để chữa bệnh không?

Cách làm mứt vỏ bưởi đơn giản tại nhà

Làm mứt vỏ bưởi nói dễ nhưng cũng không dễ vì nếu không biết cách làm đúng thì sẽ sót lại vị đắng, rất khó ăn. Tuy nhiên bạn đừng lo lắng quá, chúng tôi sẽ chia sẻ bí quyết ngay dưới đây.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Vỏ bưởi: 1kg
  • Một ít phèn chua (khoảng 1 thìa cafe)
  • Đường kính trắng: 600 gram
  • Muối: 2 thìa canh
  • 2 – 3 ống vani

Nguyên liệu cần chuẩn bị 1

Sơ chế nguyên liệu

Tách phần vỏ bưởi ra khỏi trái bưởi, sau đó rửa sạch, lạng bớt phần cùi trắng bên trong đi rồi thái thành từng miếng vừa ăn.

Ngâm vỏ bưởi

  • Chuẩn bị một âu nước, pha thêm 2 thìa canh muối vào rồi ngâm vỏ bưởi đã sơ chế vào bên trong.
  • Sau khi ngâm xong, vớt vỏ bưởi ra rồi xả qua nước sạch, vừa xả vừa bóp cho nước muối ngấm trong vỏ được loại bỏ hết.
  • Xả khoảng 4 – 5 lần là được nhé! Vỏ bưởi lúc này đã bớt mặn và the, thường thì sau bước này, khi nếm thử sẽ thấy vỏ chỉ còn hơi đắng và the một xíu.
  • Cho phèn chua và nước vào một chiếc nồi, căn sao cho lượng nước đủ để luộc phần vỏ bưởi. Đun sôi nước phèn chua lên sau đó cho vỏ bưởi đã ngâm qua nước muối vào, luộc qua trong vòng 5 phút.
  • Sau khi luộc xong, xả lại khoảng 2 – 3 lần với nước sạch cho vỏ bưởi hết mùi phèn.

==> Đây chính là cách làm mứt vỏ bưởi không bị đắng.

Ngâm vỏ bưởi đã sơ chế với đường

Ngâm vỏ bưởi đã sơ chế với đường 1

  • Thao tác bằng tay vắt nhẹ vỏ bưởi cho phần nước thấm trong đó được ra bớt.
  • Tiếp theo, cho vỏ bưởi cùng với đường vào một âu lớn để ướp. Tỉ lệ 1kg vỏ bưởi thì ướp với 600 gram đường.
  • Trộn đều và để ướp trong khoảng 5 – 7 tiếng để đường tan hoàn toàn là được. Thỉnh thoảng xóc đều âu cho đường được thấm đều vào vỏ bưởi.

Công đoạn sên mứt

Công đoạn sên mứt 1

Cho vỏ bưởi cùng với nước đường đã ướp vào một chiếc chảo sâu lòng, rộng rồi đun với lửa to cho tới khi sôi lên sau đó hạ lửa nhỏ và tiếp tục sên. Sên mứt với lửa liu diu kết hợp với thao tác đảo đều cho vỏ bưởi được ngấm đường.

  • Khi thấy nước đường đã dần cạn hết, dùng đũa đảo liên tục, lúc này đường sẽ keo lại và bám thành một lớp áo trắng tinh ngoài miếng vỏ bưởi. Lúc này, thêm vani vào và trộn đều sau đó tắt bếp.

Hoàn thành và thưởng thức

Hoàn thành và thưởng thức 1

Sau khi tắt bếp, bạn vẫn tiếp tục đảo đều phần mứt trong khoảng 1 phút, tiếp theo bạn đổ phần mứt này ra khay rồi đợi nguội là hoàn thành rồi.

Lưu ý

  • Mứt vỏ bưởi phải được cắt với độ dày vừa phải, không quá dày hoặc quá mỏng.
  • Mứt khi thành phẩm phải khô ráo và không bị ướt, có màu hơi trong một chút.
  • Khi cắn mứt phải cảm nhận được độ dai, giòn sừn sựt, mùi thơm và vị the hơi đắng của vỏ bưởi.

Nguồn: Sưu tầm

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cach-lam-mut-buoi-don-gian-tai-nha.html/feed 0
Top 5 nhóm thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ sức khỏe https://tracuuduoclieu.vn/top-5-nhom-thuc-pham-giup-tang-cuong-he-mien-dich-bao-ve-suc-khoe.html https://tracuuduoclieu.vn/top-5-nhom-thuc-pham-giup-tang-cuong-he-mien-dich-bao-ve-suc-khoe.html#respond Fri, 29 Jan 2021 04:53:29 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=52420 Hệ miễn dịch có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể giúp bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa mắc bệnh, tiêu diệt các kháng nguyên lạ khi xâm nhập vào cơ thể. Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu có thể dẫn đến một số bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch và sức đề kháng. Vì vậy hằng ngày, chúng ta cần có chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt khi bước vào mùa lạnh và cúm.

Hệ miễn dịch của cơ thể

Hệ thống miễn dịch là một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Chúng phối hợp với nhau để bảo vệ con người chống lại vi trùng và vi sinh vật có trong cuộc sống hằng ngày.

Một trong những tế bào quan trọng của hệ miễn dịch là tế bào bạch cầu, bao gồm hai loại cơ bản kết hợp với nhau để tìm kiếm và tiêu diệt các sinh vật truyền nhiễm – “những kẻ xâm lược” có hại cho sức khỏe. Hệ miễn dịch tấn công những yếu tố gây bệnh cho cơ thể con người thông qua một loạt các bước được gọi là phản ứng miễn dịch.
Hệ miễn dịch của cơ thể 1

Hệ miễn dịch tấn công những yếu tố gây bệnh, bảo vệ cho cơ thể con người

Vai trò của hệ thống miễn dịch- Bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm bệnh

Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Trong khi đó, “những kẻ xâm lược” khiến con người mắc bệnh bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, và thậm chí là nấm. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi như trong nhà, nơi làm việc và môi trường tự nhiên.

Phản ứng miễn dịch được diễn ra như sau:

  • Bước 1: Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ con người bằng cách tạo ra một rào cản ngăn chặn mầm bệnh hoặc kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể.
  • Bước 2: Nếu chúng có thể vượt qua khỏi hàng rào, hệ miễn dịch tiếp tục sản sinh các tế bào bạch cầu, cũng như các hóa chất và protein khác nhằm tấn công và phá hủy những yếu tố lạ có thể gây hại này. Hệ miễn dịch sẽ làm mọi cách để tìm ra và loại bỏ kháng nguyên trước khi chúng bắt đầu phân chia.
  • Bước 3: Trong trường hợp thất bại, hệ thống phòng thủ của cơ thể còn tăng cường hoạt động mạnh mẽ hơn nữa để kìm hãm, không để cho mầm mống gây bệnh phát triển.

Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch

Mặc dù không có thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch nào là chiếc pin hoàn hảo cho một hệ thống miễn dịch tối ưu, nhưng những gợi ý dưới đây thực sự là những thực phẩm siêu sao mà bạn nên đưa vào chế độ ăn uống của mình, đặc biệt khi bước vào mùa lạnh và cúm.

Thực phẩm giàu vitamin C – Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin C, một chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể bạn. Bởi với khả năng chống oxy hóa, vitamin C giúp bạn chống lại các gốc tự do – một loại phân tử làm hỏng hệ thống miễn dịch của bạn.

Thực phẩm giàu vitamin C - Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch 1 Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của những người bị stress

Hầu như tất cả các loại trái cây họ cam quýt đều có chứa nhiều vitamin C. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng chúng là ông hoàng vitamin C trong xứ sở rau quả thì bạn nên nghĩ lại. Với cùng một khối lượng, ớt chuông đỏ còn chứa gấp đôi vitamin C so với cam quýt đấy. Bên cạnh đó, ớt chuông còn là một nguồn beta caroten phong phú, cũng mang một ý nghĩa lớn lao để tăng cường hệ miễn dịch của bạn (phần tới của bài viết sẽ nói rõ hơn về điều này).

Nhìn chung, các thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch với vitamin C tiêu biểu mà bạn nên thêm vào chế độ ăn của mình là:

• Trái cây họ cam quýt: cam, chanh, bưởi, quýt,…
• Trái sê-ri
• Ớt đỏ và ớt xanh.
• Bông cải xanh.
• Dâu tây.

Xem thêm: Trái Sơ ri bổ sung nguồn vitamin C tự nhiên khổng lồ

Thực phẩm giàu vitamin E – Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch

Cũng như vitamin C, vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc duy trì bổ sung lượng vitamin E dồi dào là rất quan trọng để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, đặc biệt là bạn là người lớn tuổi. Một cụ thể như: Theo kết quả được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, các chức năng miễn dịch khác nhau đã được tăng cường đáng kể bằng cách bổ sung vitamin E hàng ngày trong 235 ngày, với kết quả tốt nhất là khi bổ sung 200 mg vitamin E mỗi ngày.

Thực phẩm giàu vitamin E - Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch 1

Vitamin E là một vitamin tan trong dầu, do đó, cơ thể của bạn có thể lưu trữ nó và sử dụng khi cần thiết

Để nhận được lợi ích tăng cường hệ miễn dịch của vitamin E, bạn có thể tìm đến những thực phẩm giàu có sau:

• Dầu thực vật, bơ thực vật.
• Các loại quả hạch.
• Hạt hướng dương.

Thực phẩm giàu kẽm – Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả cho hệ miễn dịch của bạn bởi kẽm có liên quan đến sự sản xuất và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch. Viện Y tế Quốc gia (NIH) Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng ngay cả lượng kẽm thấp cũng có thể làm chức năng miễn dịch của bạn bị suy giảm.

Thực phẩm giàu kẽm - Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch 1

Tăng cường hệ miễn dịch với nhóm thực phẩm giàu kẽm

Dưới đây là một số nguồn thực phẩm hàng đầu bổ sung kẽm tăng cường hệ miễn dịch của bạn:

• Hàu.
• Hạt điều.
• Đậu xanh.
• Hạnh nhân.

Thực phẩm giàu beta caroten – Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch

Bản thân beta caroten không phải là một chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng vitamin A sản phẩm của quá trình chuyển đổi beta caroten trong cơ thể bạn thì có. Vitamin A là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch của bạn.

Thực phẩm giàu beta caroten - Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch 1

Beta caroten – một loại chất oxy hóa khác tăng cường hệ miễn dịch của bạn

Bạn có thể bổ sung vitamin A từ thực phẩm mà bạn ăn dưới dạng beta caroten, hoặc ở dạng thuốc, thực phẩm chức năng bổ sung. Tuy nhiên, ưu điểm của beta caroten từ chế độ ăn uống là cơ thể chỉ chuyển đổi nhiều như nó cần.

Theo một báo cáo nghiên cứu mới công bố trên Tạp chí Journal of Leukocyte Biology, quá nhiều vitamin A lại làm giảm khả năng miễn dịch của của bạn, từ đó mở ra cơ hội cho các bệnh nhiễm trùng mà bình thường hệ miễn dịch của bạn có thể chống lại nó.

Hãy thường xuyên bổ sung những thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch thông qua lợi ích của beta caroten vào thực đơn của bạn:

Măng tây
• Bông cải xanh
• Cà rốt
• Bưởi
• Cải xoăn
• Cà chua
• Quả bí ngô

Thực phẩm giàu Omega – 3 – Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch

Omega – 3 là một loại axit béo thiết yếu được biết đến với hiệu quả ức chế viêm và giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn trong tầm kiểm soát.

Mặc dù không biết liệu omega – 3 có thể giúp bạn chống lại nhiễm trùng như cảm lạnh thông thường hay không nhưng các nghiên cứu đã cho thấy omega – 3 có thể bảo vệ cơ thể chống lại các rối loạn của hệ miễn dịch như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, viêm khớp dạng thấp.

Nhưng cơ thể bạn không thể tự sản xuất omega – 3 vì thế bạn cần bổ sung chúng từ thực phẩm để tăng cường sự khỏe mạnh của hệ miễn dịch.

Thực phẩm giàu Omega – 3 - Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch 1

Omega – 3 là một loại axit béo thiết yếu ức chế viêm và giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn trong tầm kiểm soát

Các loại cá béo hay cá dầu (như cá mồi, cá mòi, cá trích, cá cơm, cá thu, cá hồi,…) sẽ là lựa chọn đầu tiên nên được giới thiệu cho bạn khi nói đến những thực phẩm giàu omega 3 tăng cường hệ miễn dịch.

Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch khác cho bạn, bao gồm:

• Dầu tía tô
• Tảo xoắn
• Húng quế
• Các loại rau lá xanh đậm như rau bina
• Trứng

Ds. Phương Thảo

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK230984/
  2. https://www.nytimes.com/1997/05/07/us/vitamin-e-may-enhance-immunity-study-finds.html
  3. https://www.healthline.com/health/food-nutrition/foods-that-boost-the-immune-system#bell-peppers
  4. https://www.verywellhealth.com/types-of-foods-to-boost-your-immune-system-89020
  5. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2277319/
  6. https://www.medicalnewstoday.com/articles/252758.php
  7. https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1_b%C3%A9o
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/top-5-nhom-thuc-pham-giup-tang-cuong-he-mien-dich-bao-ve-suc-khoe.html/feed 0
Vỏ bưởi có dùng để chữa bệnh không? https://tracuuduoclieu.vn/vo-buoi-co-dung-de-chua-benh-khong.html https://tracuuduoclieu.vn/vo-buoi-co-dung-de-chua-benh-khong.html#respond Fri, 18 Dec 2020 06:29:45 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=52687 Đa số chúng ta thường không sử dụng vỏ cam quýt, vỏ cam và hay bưởi.Tuy nhiên bạn có biết rằng chúng ta đang vô tình làm mất đi các chất dinh dưỡng có lợi. Theo nghiên cứu, trong phần vỏ có nhiều chất xơ hơn đáng kể so với cùi vì chứa tinh dầu, chất phytochemical và vitamin C. Tất cả đều có khả năng chống oxy hóa tốt, một số chất trong vỏ bưởi thậm chí còn cho thấy khả năng chống ung thư.

Vỏ bưởi có dùng để chữa bệnh không? 1

Vỏ bưởi có nhiều chất xơ hơn đáng kể so với cùi vì chứa tinh dầu, chất phytochemical và vitamin C

Vỏ bưởi là phần vỏ ngoài của quả bưởi – một loại trái cây rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam, thuộc họ chi Cam chanh và có tên khoa học là Citrus maxima. Vỏ bưởi thường được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh về da, tóc và là nguyên liệu không thể thiếu để chế biến các món ăn như chè bưởi, bóp gỏi…

Nghiên cứu về thành phần hóa học trong vỏ bưởi

Tinh dầu

Tinh dầu của quả bưởi được lưu trữ trong các túi tinh dầu trên bề mặt vỏ quả. Thành phần hóa học chính trong vỏ bưởi là hợp chất limonene thường được sử dụng để thêm hương vị và hương thơm cho các loại thực phẩm khác nhau.

  • Limonene được chứng minh có khả năng chống viêm mạnh mẽ, theo số tháng 7 năm 2013 của “Khoa học đời sống”.
  • Trong khi cần nhiều nghiên cứu khác về limonene cũng cho thấy khả quan trong việc chống lại một số dạng ung thư. Theo số tháng 6 năm 2013 của “Nghiên cứu Phòng chống Ung thư” đã công bố kết quả của một nghiên cứu cho thấy limonene có thể tiêu diệt các tế bào ung thư ở phụ nữ bị ung thư vú giai đoạn đầu.

Chất xơ

Đại học Purdue báo cáo rằng vỏ bưởi sấy dẻo có 2,3 gam chất xơ trên 100 gam vỏ, nhiều hơn khoảng ba lần so với chất xơ mà bạn sẽ nhận được từ cùi.

Đặc biệt, vỏ bưởi giàu chất xơ hòa tan pectin, giúp giảm cholesterol và điều hòa lượng đường vào máu sau khi bạn ăn carbohydrate.

Chất chống oxy hóa

Chiết xuất từ vỏ bưởi chứa nhiều vitamin C, hesperidin và naringin là những hợp chất có hoạt tính oxy hóa cao.

Hesperidin và naringin thuộc về một nhóm các chất hóa học có nguồn gốc thực vật được gọi là flavonoid.

Theo Viện Linus Pauling, những chất phytochemical này có thể chống lại ung thư bằng cách ức chế sự lây lan của các tế bào ung thư. Hesperidin, hay hesperetin, cho thấy có khả năng làm chậm sự phát triển của các khối u trong đường tiêu hóa và hệ thống phổi, theo một báo cáo trong số tháng 3 năm 2011 của “Tạp chí Phẫu thuật Hoa Kỳ”.

Tính vị của vỏ bưởi

Theo y học cổ truyền, vỏ bưởi có tính bình, vị đắng, cay, thơm và có tác dụng trừ phong, hóa đờm, tiêu báng tích, tiêu phù thũng.

  • Nhờ tính vị đặc biệt này mà nhiều người đã tận dụng cùi trắng bên trong của vỏ bưởi để chế biến thành các món ăn hấp dẫn như chè bưởi, gỏi vỏ bưởi hay làm nem chay và nhiều món ăn khác nữa.

Tác dụng của vỏ bưởi

Tác dụng của vỏ bưởi đối với con người là vô cùng to lớn, không chỉ giúp điều trị bệnh từ bên trong mà vỏ bưởi còn giúp cải thiện tóc và da từ bên ngoài rất hiệu quả.

Vỏ bưởi có tác dụng tốt cho tóc

Trong vỏ bưởi có hàm lượng tinh dầu lớn có khả năng dưỡng tóc cực tốt. Vì vậy, nhiều người thường sử dụng vỏ bưởi để nấu nước để gội đầu cho sản phụ (hay rụng tóc sau sinh), giúp cho tóc bớt rụng, đồng thời giúp tóc óng mượt và mềm mại và chắc khỏe hơn.

  • Ngoài ra, việc dùng vỏ bưởi để gội đầu, không chỉ giúp làm sạch da đầu, kích thích tóc mọc nhanh, mà còn rất tốt cho dây thần kinh vùng não. Với hương thơm dịu nhẹ trong tinh dầu vỏ bưởi sẽ giúp người dùng có cảm giác dễ chịu và giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Cách dùng:

  • Lấy khoảng 10 – 15g vỏ bưởi khô, rửa sạch. Sau đó đun sôi với 3 lít nước, sắc còn 1,5 lít nước, để nguội và sử dụng, có thể thay làm thức uống hằng ngày.

Vỏ bưởi có tác dụng tốt cho tóc 1

Gội đầu bằng vỏ bưởi giúp tóc chắc khỏe, ngăn ngừa rụng tóc

Vỏ bưởi có tác dụng chữa hôi miệng

Tinh dầu và vitamin C có trong vỏ bưởi là những thành phần có khả năng giúp phòng trị hôi miệng một cách hiệu quả. Để giải quyết vấn đề hôi miệng, bạn hãy lấy vỏ bưởi đã phơi khô, đun với một chút nước kèm theo vài hạt muối. Dùng nước này súc miệng bạn sẽ thấy mùi hôi nhanh chóng biến mất. Cách này rất được nhiều người tin dùng và đã trị hết hoàn toàn cho nên bạn có thể an tâm khi sử dụng.

Vỏ bưởi có tác dụng tốt cho da

Làm đẹp da là một trong những công dụng của vỏ bưởi mà chị em phụ nữ rất ưa thích. Vỏ bưởi có tác dụng làm giảm tỷ lệ xuất hiện nếp nhăn, tàn nhang do chứng tăng sắc tố cũng như các vấn đề về da tuổi dậy thì hay do rối loạn nội tiết tố gây mụn đầu đen và trắng, da khô. Việc dùng tinh dầu từ vỏ tươi sẽ giúp phái đẹp giải quyết các vấn đề này triệt để, trả lại làn da đẹp mịn màng, trắng sáng.

Cách dùng:

  • Lấy vỏ 3 quả bưởi, rửa sạch rồi cho vào nồi thủy tinh chịu nhiệt, đổ dầu ô liu vào ngập vỏ bưởi, đun nhẹ. Khi dầu ấm, đổ thêm nước sạch vào nửa nồi, đun lửa thật nhỏ từ 3-4 giờ, sau đó lọc bỏ phần bã.
  • Lấy phần dầu bưởi cho vào lọ thủy tinh đậy kín, để ở nơi khô mát, dùng dần.
  • Mỗi lần dùng, lấy lượng nhỏ thoa đều lên da giúp cấp ẩm cho da, giảm nếp nhăn, tàn nhang và làm đẹp da hiệu quả.

Vỏ bưởi có tác dụng chữa ho, khan tiếng

Ho, khan tiếng là những triệu chứng thường gặp ở mọi đối tượng, có thể do biến đổi thời tiết hoặc do tác động từ môi trường bụi bẩn xung quanh. Có thể bạn chưa biết nhưng vỏ bưởi chính là bài thuốc hàng đầu cho việc điều trị ho khan vô cùng hiệu quả. Trong thời gian bị bệnh, bạn nên nấu nước vỏ bưởi để uống hàng ngày, có thể dùng vỏ tươi hoặc khô sẽ thấy bệnh bệnh được cải thiện rõ rệt.

Cách dùng:

  • Lấy 10g vỏ bưởi, rửa sạch, thái chỉ, cho vào bát sau đó thêm đường kính và hấp uống, ngày 3 lần rất hiệu quả.

Vỏ bưởi có tác dụng chữa ho, khan tiếng 1

Vỏ bưởi chính là bài thuốc hàng đầu cho việc điều trị ho khan vô cùng hiệu quả

Vỏ bưởi có tác dụng hạ mỡ máu

Vỏ bưởi có chứa lượng lớn tinh dầu và hoạt chất flavonoid neohesperidin có khả năng giúp chống oxy hóa tốt. Ngoài ra, chất flavonoid trong vỏ bưởi còn giúp bảo vệ tế bào gan, lợi mật và giúp bảo vệ thành mạch máu bền vững, từ đó giúp hạ mỡ máu trong cơ thể. Vì vậy mà vỏ bưởi có tác dụng rất tốt cho những người bị gan nhiễm mỡ hay máu nhiễm mỡ.

Bên cạnh đó, vỏ bưởi còn được chế biến thành món ăn nhờ vị ngọt bùi đắng đắng. Thêm vỏ bào vào món salad rau xanh, bơ và quả óc chó. Bôi hỗn hợp làm từ nước ép bưởi, vỏ bưởi nghiền mịn, sữa chua ít béo và dầu ô liu. Làm lớp phủ cho cá hoặc gà bằng cách sử dụng vỏ bưởi bào, sốt mayonnaise không béo và một chút nước bưởi hoặc giấm.

Nguồn: Grapefruit Peel Benefits – By Sandi Busch

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/vo-buoi-co-dung-de-chua-benh-khong.html/feed 0
Trái Sơ ri bổ sung nguồn vitamin C tự nhiên khổng lồ https://tracuuduoclieu.vn/trai-so-ri-bo-sung-nguon-vitamin-c-tu-nhien-khong-l.html https://tracuuduoclieu.vn/trai-so-ri-bo-sung-nguon-vitamin-c-tu-nhien-khong-l.html#respond Fri, 13 Nov 2020 08:15:18 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48289 Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic là một loại vitamin được tìm thấy trong thực phẩm và được sử dụng như một chất bổ sung chế độ ăn uống, tan trong nước. Một số loài động vật có thể tự tạo ra vitamin C, nhưng con người phải bổ sung từ các nguồn khác. Nguồn cung cấp chủ yếu là trái cây tươi và rau quả. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, trong trái sơ ri cung cấp lượng vitamin C dồi dào hơn cả.

Tác dụng vitamin C với sức khỏe

  • Tham gia tạo colagen và một số thành phần khác tạo nên mô liên kết ở xương, răng, mạch máu.
  • Tham gia quá trình tổng hợp một số chất như các catecholamin, hormon vỏ thượng thận.
  • Xúc tác cho quá trình chuyển Fe+++ thành Fe++ nên giúp hấp thu sắt ở tá tràng (vì chỉ có Fe++ mới được hấp thu). Vì vậy nếu thiếu vitamin C sẽ gây ra thiếu máu do thiếu sắt.
  • Tăng tạo interferon, làm giảm nhạy cảm của cơ thể với histamin, chống stress nên giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Chống oxy hoá bằng cách trung hoà các gốc tự do sản sinh ra từ các phản ứng chuyển hoá, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào(kết hợp với vitamin A và vitamin E).

 1

Nguồn cung cấp vitamin C tự nhiên

Có rất nhiều nguồn thực phẩm giàu vitamin C tự nhiên thay vì uống viên vitamin C, hay viên sủi.

Ớt chuông

Một chén ớt chuông đỏ xắt nhỏ có chứa gần gấp ba lần hàm lượng vitamin C chứa trong một quả cam (khoảng hơn 190 mg). Ớt đỏ cũng là nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời, có thể giúp tăng cường sức khỏe của mắt.

Cải xoăn

Ngoài việc cải xoăn chứa gấp đôi hàm lượng vitamin D khuyến nghị và gấp bảy lần lượng vitamin K khuyến nghị cho cơ thể, một khẩu phần cải xoăn còn cung cấp 80,4 mg vitamin C. Loại rau củ dinh dưỡng này còn cung cấp lượng lớn hàm lượng các chất khoáng và các axit béo.

Đu đủ

Nghiên cứu cho thấy rằng ăn đu đủ có thể giúp làm sạch các xoang, làm sáng da và tăng cường sức khỏe xương cốt. Một khẩu phần đu đủ sẽ cung cấp 88,3 mg vitamin C.

Trái dứa

Ngoài chứa khoảng 78,9 mg vitamin C, dứa còn có chứa bromelain – một loại enzym tiêu hóa giúp phân hủy thức ăn và giảm chứng phình bụng. Bromelain cũng hoạt động như một chất chống viêm tự nhiên có thể giúp bạn hồi phục nhanh hơn sau một buổi tập luyện vất vả.

Trái Sơ ri bổ sung nguồn vitamin C tự nhiên “khổng lồ”

Trái Sơ ri (tên khoa học: Malpighia glabra L.) là một loại cây dại mọc ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Sơ ri có nguồn gốc từ Nam Mexico, Trung Mỹ và khu vực trung tâm của Nam Mỹ

  • Theo nghiên cứu, loại trái cây này chứa: protein (0,21-0,80 g / 100 g), chất béo (0,23-0,80 g / 100 g), carbohydrate (3,6-7,80 g / 100 g), muối khoáng (sắt 0,24, canxi 11,7, phốt pho 17,1 mg / 100 g) và vitamin (thiamine 0,02, riboflavine 0,07, piridoxine 8,7 mg / 100 g).
  • Đáng chú ý hàm lượng vitamin C cao (695 – 4827 mg / 100 g) do đó sơ ri có giá trị kinh tế ngày càng tăng nhờ sức tiêu thụ lớn trong những năm qua.
  • Sơ ri cũng có carotenoid và bioflavonoid cung cấp giá trị dinh dưỡng quan trọng và khả năng sử dụng nó như chất chống oxy hóa.
  • Brazil có khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp cho việc trồng sơ ri, do đó quốc gia này là nhà sản xuất chính của đất nước. Sơ ri được thương mại hóa dưới dạng nước trái cây, mứt, nước đá, gelatin, đồ ngọt hoặc rượu.

Trái Sơ ri bổ sung nguồn vitamin C tự nhiên

Ở Việt Nam, sơ ri được trồng chủ yếu ở vùng Nam Bộ. Đây là một loại trái cây rẻ (khoảng 25k – 35k/kg) nhưng ít ai biết rằng, chúng chứa rất nhiều chất có lợi cho cơ thể, nhất là các chị em đang muốn làm đẹp da hay giữ dáng, giảm cân…

Quả sơ ri chứa rất nhiều vitamin C, thậm chí một quả sơ ri nhỏ như vậy nhưng vitamin C có trong đó gấp 20 – 40 lần trong một quả chanh.

  • Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng một ly nước ép sơ ri 180ml có lượng vitamin C tương đương với 15 lít nước cam.
  • Vitamin A có trong quả sơ ri cũng rất dồi dào. Cụ thể thì một quả sơ ri có thể chứa lượng vitamin A ngang với một củ cà rốt có kích thước trung bình.

Lợi ích sức khỏe từ trái sơ ri

Các chuyên gia khuyên chúng ta nên bổ sung quả sơ ri vào thực đơn hàng ngày vì chúng rất tốt cho sức khoẻ. Đặc biệt, với những ai đang muốn làm đẹp da và giảm cân thì càng nên kết bạn với loại quả này bởi các tác dụng của chúng.

Ngăn ngừa tàn nhang, làm sáng da

Nguồn vitamin C tự nhiên dồi dào trong quả sơ ri có tác dụng hiệu quả trong việc ức chế sự hình thành sắc tố melanin – kẻ thù gây nám da, sạm da và tàn nhang. Nhờ đó, bạn sẽ ngăn ngừa được tình trạng tàn nhang, nám và sạm da, đồng thời có được một làn da trắng sáng, mịn màng hơn.

Ngừa mụn

Không chỉ giàu vitamin C, ăn quả sơ ri cũng giúp chúng ta cung cấp độ ẩm cho làn da. Nhờ đó, da của bạn sẽ được lọc bỏ các độc tố và nuôi dưỡng bằng các dưỡng chất tự nhiên, ngăn ngừa mụn trứng cá cùng nhiều loại mụn khác.

Chống lão hoá da, mang lại làn da tươi trẻ

Quả sơ ri có chứa nhiều hợp chất chống oxy hoá, rất tốt cho da nói riêng và cơ thể nói chung. Cùng với đó, vitamin C có trong loại quả này cũng giúp kích thích sản xuất collagen, mang lại làn da săn chắc, khoẻ mạnh. Đồng thời, vitamin A sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do gây lão hoá da. Nhờ đó, sơ ri giúp chống lão hoá rất tốt, mang lại làn da căng mịn, tươi trẻ và tràn đầy sức sống.

Lưu ý:

  • Chỉ cần ăn 50g sơ ri là đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày
  • Khi ăn nên nhai kỹ vì vỏ sơ ri hơi dai, không tốt cho tiêu hoá
  • Tránh ăn cả hạt vì có thể gây ảnh hưởng không tốt cho quá trình tiêu hoá.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/trai-so-ri-bo-sung-nguon-vitamin-c-tu-nhien-khong-l.html/feed 0
Cây bưởi trong đời sống văn hóa của người Việt https://tracuuduoclieu.vn/cay-buoi-trong-doi-song-van-hoa-cua-nguoi-viet.html https://tracuuduoclieu.vn/cay-buoi-trong-doi-song-van-hoa-cua-nguoi-viet.html#respond Sun, 06 May 2018 07:45:12 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=52686 Bưởi là cây ăn quả được trồng phổ biến ở nhiều địa phương trên cả nước. Trong đó có nhiều vùng trồng lâu năm làm nên thương hiệu bưởi danh tiếng như bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng, bưởi Da xanh, bưởi Năm roi. Bưởi là nguồn cung cấp vitamin C chủ yếu hiện nay nên được sử dụng trong chăm sóc da căng khỏe, ngoài ra bưởi còn được sử dụng để chữa cảm cúm, ho, sốt, gội đầu,…

Thông tin khoa học

Mô tả

  • Bưởi là loại cây to cao 10-13m, vỏ thân màu vàng nhạt, đôi khi ở kẽ nứt thân chảy ra một thứ gôm nhựa. Cành có gai dài, nhọn.
  • Lá hình trứng, dài 11-12cm, rộng 4,5-5,5cm, hai đầu tù, nguyên, dai, cuống có dìa cánh to.
  • Hoa đều, to, mọc thành chùm 6-10 hoa, rất thơm.
  • Quả hình cầu to, có khi to bằng đầu người lớn, vỏ dầy, màu thay đổi tùy theo giống.

Bộ phận dùng

  • Lá, hoa, dịch ép múi bưởi, vỏ quả và hạt

Thu hái

  • Người ta trồng chủ yếu để lấy quả ăn, lấy hoa ướp thơm thức ăn, bánh trái hoặc cất nước hoa bưởi. Người ta còn hái lá làm thuốc, thường chỉ dùng lá tươi.
  • Người ta còn dùng vỏ quả và hạt bưởi sau khi đã ăn quả.

Một số giống bưởi nổi tiếng hiện nay

​Bưởi Năm roi

​Bưởi Năm roi 1

Bưởi Năm roi là đặc sản của vùng đất Vĩnh Long nổi tiếng trên cả nước

Đây là giống đặc sản của tỉnh Vĩnh Long, vào những năm thuộc thập niên 1920, giống này lần đầu tiên được nhà vườn ở Bình Minh – Vĩnh Long đem đấu xảo và trở nên nổi tiếng từ đó.

  • Bưởi Nam roi có mùi thơm, tép màu vàng nhạt, bó chặt, dễ tách khỏi vách múi và nhiều nước, thịt quả mềm, vị ngọt chua nhẹ
  • Trọng lượng quả:1,2kg – 1,4kg

Bưởi Da xanhBưởi Da xanh 1

 

Bưởi Da xanh đặc sản của tỉnh Bến Tre và vùng Đồng Bằng sông Cửu Long

Bưởi  Da xanh có tên gọi như vậy là xuất phát từ đặc tính của quả khi chín vỏ quả vẫn giữ màu xanh. Bưởi Da xanh được xếp vào loại ây ăn quả đặc sản của tỉnh Bến Tre và vùng Đồng Bằng sông Cửu Long từ những năm cuối thập niên 1990. Giống này có màu thịt quả đẹp, phẩm chất ngon.

  • Quả thuộc loại quả khá to, có trọng lượng 1,6-2,0 kg, có 13-14 múi, thịt quả giòn, màu hồng, đỏ.

Bưởi Diễn

Bưởi Diễn 1

Bưởi Diễn được trồng lâu đời ở xã Phú Diễn – Từ Liêm nước tiếng cả miền Bắc

Có nguồn gốc từ giống bưởi ngọt Đoan Hùng, được trồng lâu đời ở xã Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội song chín muộn hơn, mã quả đẹp hơn và trở thành giống đặc sản của địa phương.

  • Quả tròn hơi dẹt, khối lượng trung bình 0,8 – 1,2 kg/quả, có vỏ quả mỏng khi chín có màu vàng nhạt, múi bưởi dày, mọng nước, tép quả màu hung vàng, ăn có vị vị ngọt thanh mát.

Công dụng của quả bưởi

Theo Đông y, lá bưởi có vị đắng, thơm, tính ấm; tác dụng trừ hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm trừ đờm, hoạt huyết tiêu sưng. Vỏ quả vị đắng cay, tính bình; tác dụng trừ phong hóa đờm, tiêu tích, tiêu phù, hòa huyết giảm đau.

Múi bưởi vị ngọt, chua, mát; vào tỳ, vị, phế; tác dụng kiện tỳ tiêu thực, khoan trung hạ khí, nhuận phế hóa đàm, chỉ khái, giải tửu.

  • Dùng tốt cho người bị đầy trướng đau tức vùng ngực bụng rối loạn tiêu hóa, nôn ói do nhiễm độc thai nghén, nôn ói do say tàu xe, viêm khí phế quản, viêm họng ho nhiều đàm, say bia rượu…

Pectin – vị thuốc quý có trong cùi bưởi, vỏ hạt bưởi

Pectin là chất nhầy bao quanh vỏ hạt bưởi và trong cùi quả bưởi chín. Bản chất của nó là một loại chất xơ, tan trong nước, làm tăng độ nhớt.

  • Trong cùi bưởi tươi chứa từ 1-2% pectin (khô), nhưng khi phơi cùi bưởi khô thì chỉ còn 0,5-1% pectin (khô).
  • Quanh vỏ hạt bưởi tươi có từ 3-16% pectin (khô), khi phơi khô vỏ hạt bưởi (nhân trong còn ẩm) thì có 4-20% pectin (khô).

Pectin – vị thuốc quý có trong cùi bưởi, vỏ hạt bưởi 1

Pectin được tìm thấy trong bưởi đặc biệt là ở hạt và vỏ bưởi

Tác dụng dược lý của pectin:

Pectin là một loại chất xơ hòa tan trong nước. Nó không cung cấp năng lượng nhưng có nhiều giá trị phòng, chữa bệnh như:

  • Kéo dài thời gian tiêu hóa thức ăn trong ruột, có tác dụng tăng hấp thu dưỡng chất trong thức ăn.
  • Giảm béo (do tạo cảm giác no bụng kéo dài, giảm năng lượng ăn vào, do đó giúp giảm cân ở người béo phì).
  • Giảm cholesterol toàn phần trong máu (đặc biệt là giảm cholesterol xấu LDL-c) ở người rối loạn lipid máu.
  • Khống chế tăng đường huyết trước và sau bữa ăn ở người có bệnh tiểu đường.
  • Sát trùng.

Bài thuốc chữa bệnh với quả Bưởi

Bài 1: hạt bưởi 15g giã nát sắc uống để chữa thoát vị, sa ruột, sa dạ dày tử cung, bôi ngoài để chữa lang ben bạch điến (theo kinh nghiệm dân gian).

Bài 2: xâu các hạt bưởi vào sợi dây thép, đốt trên ngọn lửa cho thành than, nghiền nhỏ; gội rửa nơi chốc bằng nước ấm, chấm khô, rắc bột thuốc. Ngày 1 – 2 lần; làm liên tục 5 – 7 ngày. Chữa chốc đầu trẻ em.

Bài 3: lá bưởi tươi kết hợp với nhiều lá thơm khác, nấu xông chữa cảm cúm, nhức đầu hoặc để gội đầu làm sạch gàu, tóc thơm bóng mượt, phòng trị nấm tóc và ngứa da đầu.

Bài 4: vỏ bưởi khô 4 – 12g, sắc uống hay kết hợp với các thuốc khác. Chữa ăn uống không tiêu, đau bụng, ho.

Bài 5: vỏ bưởi đào 20 – 30g, mộc thông 20 – 30g, bồ hóng bếp 20 – 30g, diêm tiêu 12g, cỏ bấc 8g. Sắc uống ngày 2 lần, vào lúc đói, trước và sau khi uống ăn một khẩu mía. Chữa thũng trướng. Lưu ý: kiêng muối và chất mặn.

Bài 6: vỏ bưởi đào 600g, cỏ roi ngựa 500g, bồ hóng bếp 400g, bích ngọc đơn 400g, hồi hương 200g, quế thanh 200g, phèn phi 200g, phèn chua 100g. Tất cả tán bột làm hoàn. Ngày uống 20g. Tác dụng làm tiêu phù.

Tham khảo thêm:

  • Bưởi là bài thuốc quý giúp giã rượu
  • Hoa Bưởi ướp trà rất thơm ngon, giúp thanh nhiệt
  • Lá và Vỏ quả bưởi cùng bồ kết đun nước tắm, gội đầu rất tốt
  • Ăn bưởi tốt cho người giảm béo, người bệnh tim mạch.

Xem thêm: Trái Sơ ri bổ sung nguồn vitamin C tự nhiên khổng lồ

Nguồn: Sưu tầm

 

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cay-buoi-trong-doi-song-van-hoa-cua-nguoi-viet.html/feed 0