Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Tai tượng xanh

Tên tiếng Việt: Tai tượng xanh, tai tượng ấn, tai tượng lá mác.
Tên khoa học: Acalypha indica L
Họ: Thầu dầu - Euphorbiaceae
Công dụng: Chữa viêm phế quản, hen suyễn, táo bón, bệnh ngoài da, đắp vết thương
 

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Thành phần hóa học
  • Tính vị, tác dụng
  • Công dụng

Mô tả

Cây: Cỏ cao 40cm hay hơn, thường phân cành từ gốc.

Lá: Lá hình trái xoan, hình thoi có góc ở gốc, tù ở chóp, nhẵn, hơi có chấm trong suốt, có răng cưa thưa ở nửa trên của phiến lá, dài 3,5-5cm, rộng 2,5-4cm, cuống mảnh hơi có lông lún phún, dài 3,5-7,5cm.

Hoa: Hoa thành bông ở nách lá, đơn độc, hơi có lông lún phún, dài 4-8cm, hoa đực ở phần gần ngọn  của trục. Quả nang đường kính 2-3mm, hơi có lông. Hạt hình trứng, dài 1-4mm, có mồng ở đỉnh. Ra hoa tháng 2.

Phân bố, sinh thái

Loài cổ nhiệt đới, phổ biến dọc các bãi cỏ đường đi ở đồng bằng và vùng núi. Thu hái toàn cây quanh năm.

Bộ phận dùng

Toàn cây – Herba Acalyphae Indicae.

Thành phần hóa học

Trong cây có acalyphine, một glucosid cyanogenetic và triacetonamine. Còn có HCN (aacid cyanhydric) và một chất rất độc chưa xác định gây nên sự biến màu của máu và kích thích dạ dày ruột

Tính vị, tác dụng

Cây có tác dụng gây nôn, làm long đờm. Rễ có tác dụng tẩy. Lá có tác dụng nhuận tràng và sát trùng, kháng sinh.

Công dụng

Toàn cây được dùng chữa:

  • Viêm khí quản, viêm phổi và hen suyễn.
  • Táo bón. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc.

Lá được dùng trị bệnh ngoài da, ghẻ, và rắn cắn, dùng tươi giã đắp.

Ở Ấn Độ, lá khô tán bột dùng trị giun và tẩy, có thể đắp vết thương. Rễ cũng dùng làm thuốc
xổ.

Ở Inđônêxia, cả cây dùng chữa táo bón, xổ và chữa nhức đầu.

Nguồn: 3033 cây thuốc Đông y Tuệ Tĩnh

Cập nhật: 29/05/2025

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Keo dậu

Bí ngô

Ngọc lan tây

Xoan ấn độ

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

  • Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com
  • Số điện thoại: 0243.9901436
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑