Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Thiên danh tinh

Tên tiếng Việt : Thiên danh tinh, Cẩu nhi thái

Tên khoa học:  Carpesium abrotanoides L.

Họ : Asteraceae (Cúc) 

Công dụng: Sưng tấy, giun đũa, giun kim, sán dây. Trẻ em cam tích; viêm cuống họng, mạng sườn, phế quản; thối gan bàn chân (quả, cả cây).

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố
  • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hóa học
  • Tính vị
  • Công dụng 

Mô tả

  • Cây thân thảo, sống lâu năm. Thân cao từ 0.5 – 1m mọc đứng đơn hoặc phân nhánh.
  • Lá thuôn nhọn, mắt lá có chấm tuyến, hình chóp nhọn ở cả hai mặt, thu hẹp ở gốc thành một cuống lá rộng, dài 10 – 15cm có lông ráp ở trên, có lông mềm nhiều hơn ở mặt dưới.
  • Cụm hoa đầu vàng, ở nách những lá phía trên, không cuống hoặc gần như không cuống, rộng 7-8mm.
  • Quả bế dài 2,5mm có rạch dọc theo chiều dài.
  • Mùa ra hoa: Tháng 6 – 10.

Phân bố

  • Thiên danh tinh phân bố ở các khu vực ven đường, bãi cỏ, bụi rậm, lề rừng, ven suối. Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên ,Nhật Bản và Bắc Việt Nam.
  • Ở Việt Nam, Thiên danh tinh phân bố phổ biến ở phía Bắc Việt Nam chủ yếu là vùng cao Lào Cai, Hà Tây và Lạng Sơn

Bộ phận sử dụng

Quả (Hạc sắt), toàn cây.

Thành phần hóa học

Cây có tinh dầu. Trong quả có chứa thành phần carabrone, carpesialactone, n-hexanoic acid.

Tính vị

Thiên danh tinh có vị đắng, cay, tính bình.

Công dụng 

  • Quả của Thiên danh tinh dùng để trị giun đũa, giun kim, sán dây, đau bụng giun, viêm mủ ra.
  • Cành, rễ, lá dùng làm thuốc trị các chứng viêm do xung huyết như viêm cuống họng, viêm mạng sườn, viêm phế quản. Có tác dụng trị đau họng khá tốt.
  • Ngoài ra cành và lá có thể trị được trùng độc cắn.
  • Theo kinh nghiệm của dân gian Trung Quốc lá non giã nhừ chữa bệnh thối gan bàn chân. Dùng cành lá giã đắp ngoài trị côn trùng độc cắn, đốt.

Đơn thuốc có Thiên danh tinh

  • Trị giun đũa, giun kim : Hạc sắc 10g, hạt Cau 10g, Sử quân tử 10g sắc nước uống.
  • Trị côn trùng độc cắn, đốt: Sử dụng cành lá thiên danh tinh giã nát đắp bên ngoài vùng bị bệnh.

 

Dược liệu khác

Hạt bí ngô

Thùn mũn

Dây mảnh bát

Ráng lông

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Mục lụcĐặc điểm mô tảPhân bốThành phần hóa họcTác dụng dược ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Mục lụcMô tả câyPhân bốBộ phận dùngThành phần hóa họcTính vị...
Sâm cau

Sâm cau

Là cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30 cm, có khi hơn. Thân ...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat với chuyên gia

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑