Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Thóc lép nhiều quả

Tên gọi khác: Thóc lép dị quả, cà phấn tàu, tràng dị quả, đậu khác quả

Tên khoa học: Desmodium heterocarpon (L.) DC.

Tên đồng nghĩa: Hedysarum heterocarpon L.

Họ: Đậu (Fabaceae)

Công dụng: làm thuốc trị lỵ, đòn ngã tổn thương, vết thương do dao chém, trị ngoại thương xuất huyết.

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Thành phần
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả

  • Cây thảo hoặc cây bụi, cao 0,3 – 0,9 m, có khi hơn, phân nhánh nhiều. Rễ có nhiều nốt sần.
  • Thân lông chim, mọc so le, 3 lá chét hình bầu dục, dài 2,5 – 6 cm, rộng 1,3 – 2,5 cm, gốc và đầu tròn, mặt trên nhẵn sẫm bóng, mặt dưới màu nâu nhạt hoặc xám trắng, có ít lông, lá chét giữa lớn hơn, lá kèm hình tam giác, dài khoảng 1 cm.
  • Cụm hoa mọc đứng hoặc hơi xiên ở ngọn thân thành chùm bông, cuống có lông mềm màu nâu; lá bắc hình mũi mác dạng trứng, hoa nhiều màu tím hoặc hồng, xếp từng đôi một; đài có 4 thùy dài bằng ống, nhị xốp 1 bó, bao phấn hình bầu dục, màu nâu, bầu nhẵn.
  • Quả mọc thẳng, 6 – 8 đốt, dài 12 – 25 cm, có lông mi.

Phân bố, sinh thái

Desmodium Desv. là một chi lớn trong họ Fabaceae, ở Việt Nam đã biết tới 29 loài và nhiều thứ khác nhau. Thóc lép nhiều quả trên phân bố rộng rãi ở các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi thấp ở nước ta. Trên thế giới loài này cũng phân bố rộng từ Ấn Độ sang đến Trung Quốc (Nam Trung Quốc), xuống hết thảy các quốc gia ở vùng Đông – Nam Á và đến tận Australia.

Thóc lép nhiều quả thuộc dạng cây thảo hoặc bụi nhỏ, sống nhiều năm. Cây ưa sáng và có thể sống được trên nhiều loại đất, kể cả đất bạc màu nghèo dinh dưỡng, cũng như đất pha cát khô cằn ở vùng đồi thấp ven biển và rừng khô rụng lá.

Bộ phận dùng:

Toàn cây.

Thành phần

Thóc lép nhiều quả chứa alcaloid, flavonoid.

Tính vị, công năng

Cây có vị đắng, ngọt, tính hàn, có tác dụng sinh cơ, khứ ứ.

Công dụng

Ở Trung Quốc nhân dân tỉnh Vân Nam dùng toàn cây thóc lép nhiều quả làm thuốc trị lỵ, đòn ngã tổn thương, vết thương do dao chém và ở tỉnh Quảng Tây dùng trị ngoại thương xuất huyết, (Võ Văn Chi, 1997: 1162 – 63).

  • Ở Đài Loan, nước sắc rễ cây được dùng trị bệnh còi xương cho trẻ em.
  • Ở Malaysia, nước sắc cây dùng uống là thuốc bổ và thuốc họ. Rễ nấu chín của cây được dùng ngoài làm thuốc đắp trị đau vú. Thóc lép nhiều quả còn được dùng trị mụn lở, đau tai, đau dạ dày và đau bụng.
  • Ở Campuchia, nhân dân dùng thân cây giã nát đắp bỏ trị gãy xương và rắn cắn.
  • Ở Ấn Độ, nhân dân dùng rễ trị đầy hơi, làm thuốc bổ và lợi tiểu, dùng là để lợi sữa và dùng nước sắc toàn cây để trị đau dạ dày và đau bụng [Perry LM et al., 1980: 213; de Padua L.S et al., 1999: 242].

Cập nhật: 07/11/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Ngái

Mạch Nha

Điều Nhộm

Nguyệt quý

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑