Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ

Bạch đàn lá liễu

Tên tiếng Việt: Bạch đàn lá liễu

Tên khoa học: Eucalyptus exserta F.v Muell.

Họ: Myrtaceae (Sim)

Công dụng: Lá Bạch đàn để làm nước uống, làm thuốc bổ, chữa ho, xông mũi, chữa cảm cúm. Chất bay hơi của tinh dầu cũng có tác dụng diệt khuẩn mạnh (đối với các loài Bacillus, Staphyloccus, Candida albi)

 

Bạch đàn lá liễu có tên khoa học là Eucalyptus exserta F.v Muell. Nhân dân ta dùng lá Bạch đàn để làm nước uống, làm thuốc bổ, chữa ho, xông mũi, chữa cảm cúm. Qua nghiên cứu thì chất kháng khuẩn lấy từ lá có tác dụng đối với nhiều loại vi khuẩn gram + như cầu khuẩn, vi khuẩn bạch hầu và một số loài vi khuẩn đường ruột.

Bạch đàn lá liễu 1

 Bạch đàn lá liễu

1. Mô tả:

  • Cây gỗ trung bình, vỏ màu tro nâu, nhánh có cạnh, lá ở nhánh trưởng thành hình lưỡi liềm cong, dài đến 15cm có đốm.
  • Cụm hoa tán ở nách lá, 2-7 hoa; cuống hoa ngắn hơn cuống lá; nắp hoa hình chuỳ cao hơn phần bầu hoa; nhị nhiều.
  • Quả nang 3-5 mảnh; hột có cánh, đen đen.
  • Hoa tháng 2-3.

2. Bộ phận dùng:

Lá và tinh dầu – Folium et Oleum Eucalypti.

3. Nơi sống và thu hái:

Gốc ở châu úc, được nhập trồng.

4. Thành phần hoá học:

Lá chứa 0,65% tinh dầu. Tinh dầu chứa 30% cineol, 8% pinen, 10% pinocarveol, pinocarvon. Sau khi cất tinh dầu để chuyển thành màu đỏ nhạt và vẩn đục, tạo thành các hợp chất có nhóm carbonyl và carboxyl, cho mùi khó chịu.

5. Công dụng, chỉ định và phối hợp:

  • Nhân dân ta dùng lá Bạch đàn để làm nước uống, làm thuốc bổ, chữa ho, xông mũi, chữa cảm cúm. Qua nghiên cứu thì chất kháng khuẩn lấy từ lá có tác dụng đối với nhiều loại vi khuẩn gram + như cầu khuẩn, vi khuẩn bạch hầu và một số loài vi khuẩn đường ruột.
  • Chất bay hơi của tinh dầu cũng có tác dụng diệt khuẩn mạnh (đối với các loài Bacillus, Staphyloccus, Candida albicans và Shigella flexneri). Rõ ràng là nồi xông phổ biến trong nhân dân vừa có tác dụng làm thoát mồ hôi, giảm sốt, giải độc, còn có tác dụng diệt vi khuẩn đường hô hấp và ngoài da.

Dược liệu khác

Cao cẳng

Ngưu tất

Sa sâm nam

Tử uyển

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Cò ke

Cò ke

Cò ke - có tác dụng chữa ho, sốt rét, trị rối loạn tiêu hóa...
Ô Đầu và Phụ Tử

Ô Đầu và Phụ Tử

Ô đầu và phụ tử đều do rễ củ của một cây cung cấp, do chế bi...
Thanh cao hoa vàng

Thanh cao hoa vàng

Cây sống lâu năm. Mọc hoang thành từng đám ở vùng đồi núi ve...
Đậu mèo

Đậu mèo

Dây leo sống hàng năm, có thân khía dọc mang nhiều lông màu ...
Dương địa hoàng

Dương địa hoàng

Cây thảo lớn, sống 2 năm, cao 0,5-1,5m tạo thành trong năm đ...
Dưa gang tây

Dưa gang tây

Dây leo có thân hình 4 cạnh. Lá mọc so le, nhẵn, hình tim, d...

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat với chuyên gia

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu