Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Bồ cu vẽ

Tên tiếng việt: Bồ cu vẽ, Sâu vẽ, Cứt cu, Cù đề, Bạch địa dương, Đỏ đọt, Dé bụi, Mạy hồ vài (Tày), Rỡ liêu (KHo), Loong tơ uý (Kdong), Co mạy chỉa, Co khí lệch (Thái).

Tên khoa học: Breynia fruticosa (L.) Hook.f.

Tên đồng nghĩa: Andrachne fruticosa L.

Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu)

Công dụng: Chữa viêm họng, viêm dạ dày, mụn nhọt, lở loét, chữa bỏng, rắn cắn và kiết lỵ.

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, sinh thái
  • Cách trồng
  • Bộ phận dùng
  • Thành phần hoá học
  • Tác dụng dược lý
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả cây

Cây nhỏ, cao 3 – 6m. Thân hình trụ nhẵn, cành thường dẹt ở ngọn, đốm đỏ nhạt hoặc đen do sâu vẽ.

Lá mọc so le, phiến dày và dai, hình bầu dục hoặc hình trứng, gốc tròn hoặc thuôn, đầu nhọn, dài 3 – 6cm, rộng 2 – 4,5cm, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới rất nhạt, một số lá thường bị sâu bò thành những đường vòng ngoằn ngoèo; lá kèm hình tam giác nhọn, mặt trong và mép màu vàng.

Mô tả cây 1

Mô tả cây 2
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm có 5 – 6 hoa đực và 1 – 3 hoa cái, màu lục.

Hoa đực:

  • Cuống hoa dài 2-3 mm.
  • Đài hoa có hình chóp xoay ngược, dài khoảng 2 mm, dày, có 6 răng cưa nhỏ ở đầu.
  • Nhị hoa có 3 nhị, hợp lại thành một cột.

Mô tả cây 3

Hoa cái:

  • Cuống hoa dài khoảng 2 mm.
  • Đài hoa có hình chuông, đường kính khoảng 4 mm, có 6 thùy nông, khi ra quả sẽ to lên gấp đôi và trải rộng như một cái đĩa.
  • Bầu nhụy có hình trứng, vòi nhụy có 3 nhánh, mỗi nhánh lại chẻ đôi và hơi uốn cong ra ngoài.

Mô tả cây 4
Quả nang hình cầu dẹt, màu đen, đường kính 5mm, có đài lớn tại; hạt có 3 cạnh, màu nâu nhạt.

Mô tả cây 5
Mùa hoa quả: tháng 6 – 8.

Phân bố, sinh thái

Chi Breynia Forst. et Forst. f. có khoảng 25 loài trên thế giới, gồm phần lớn là cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ. Ở Việt Nam, có 14 loài, trong đó 4 loài được dùng làm thuốc. Bồ cu vẽ là loài có vùng phân bố tương đối rộng rãi ở các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi. Độ cao phân bố phổ biến thường dưới 500m. Loài này còn thấy ở Lào, Campuchia, và Nam Trung Quốc.

Bồ cu vẽ là loài cây bụi nhỏ ưa sáng, hoặc có thể hơi chịu bóng, thường mọc xen kẽ với các loài cây bụi khác, trên các đồi cây bụi thấp, bờ nương rẫy, ven đường đi hoặc trong các lùm bụi quanh làng. Bố cu vẽ có thể sống được trên nhiều loại đất khác nhau. Cây mọc ở đồi còn có khả năng chịu hạn tốt, ra hoa quả đều hằng năm và tái sinh tự nhiên chủ yếu là cây con mọc từ hạt.

Cách trồng

Bồ cu vẽ ưa khí hậu nhiệt đới, không kén đất, có khả năng chịu hạn, không chịu úng.

Cây có thể được nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành vào tháng 2 – 3. Hàng năm, vào tháng 8 – 9, thu bạt chín về, phơi khô và bảo quản đến mùa xuân năm sau đem gieo trong vườn ươm. Khi cây cao 20 – 30 cm có thể đánh đi trồng. Nếu nhân giống bằng cành thì chọn cành bánh tẻ, chặt thành đoạn dài 25 – 30cm, chứa 2 – 3 mắt ngủ, giâm trong vườn ươm theo rạch, vùi đạt 2/3 còn để 1/3 lên khỏi mặt đất, thường xuyên tưới ẩm. Khi cây đã nảy mầm, ra rễ, đánh đi trồng. Cũng có thể gieo hạt hoặc trồng hom thân trực tiếp vào hốc, không qua vườn ươm.

Bồ cu vẽ thường được trồng ở bờ rào, bờ ao, ven đường, đồi khi trồng thành vạt. Khoảng cách thông thường cây nọ cách cây kia chừng 1 – 1,5m. Nếu đánh từ vườn ươm hoặc cành giâm đi trồng, chú ý không làm tổn rễ. Trồng xong tưới nước ngay.

Mỗi hốc bón 4 – 6kg phân chuồng. Hàng năm có thể bón thêm phân đạm, làm cỏ khi cần thiết.

Bồ cu vẽ có khả năng chống chịu cao, ít bị sâu bệnh hại.

Bộ phận dùng

Lá, rễ, vỏ thân, thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hoá học

  • Thân, lá và vỏ cây có chứa tannin (chất chát), trong đó hàm lượng trong vỏ thân đạt 12,02%.
  • Lá chứa hợp chất phenol và triterpen.
  • Hạt chứa dầu béo.

13 hợp chất đã được phân lập và xác định bao gồm bốn triterpenoids , Friedelin (1), Friedelinol (2), lupenone (3), và glochidiol (4); ba steroid , bao gồm β-sitosterol (5), stigmastane-3β, 6β-diol (6), và β-sitosterylglucoside-6′- octadecanoate (7); hai cerebroside , bao gồm 1-O-β-D-glucopyranosyl- (2S, 3R, 4E, 8Z) -2 – [(2-hydroxyoctadecanoyl) amido] -4, 8-octadecadiene-1, 3-diol (8) và 1-O-β-D-glucopyranosyl- (2S, 3S, 4R, 8Z) -2 – [(2R) -2-hydroxypentacosanoylamino] -8-octadecene-1, 3, 4-triol (9); và bốn hợp chất khác, bao gồm (-) – epicatchin (10), ε-caprolactone (11), aviculin (12), và vanillin (13).

Tác dụng dược lý

Ở Việt Nam, đã có những nghiên cứu trên thực nghiệm:

  • Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc, nước ép, cao nước bố cu vẽ có tác dụng trên 6 trong 8 loại vi khuẩn thông thường.
  • Có tác dụng trên amip in vitro.
  • Nước ép lá, cao lỏng lá, cao lỏng rễ có tác dụng chống viêm thực nghiệm.
  • Nâng cao dược lý lệ chuột nhắt sống và kéo dài thời gian cảm cú trước khi chết, khi tiêm nọc rắn hổ mang vào tĩnh mạch.
  • LD₅₀ thử trên chuột nhắt trắng dùng đường uống là 72g/kg (dạng cao lỏng toàn cây).

Thử lâm sàng cho thấy:

  • Điều trị 93 trường hợp mụn nhọt bằng cao dán, chế từ cao mềm bồ cu vẽ, nghệ và mật cóc thấy khỏi 48, đỡ 30 và không kết quả 15.
  • Điều trị 86 trường hợp viêm hắc võng mạc bằng cao bồ cu vẽ 3:1 (cứ 3 kg được 1 lít cao) ngày 50 – 100 ml, phối hợp với cao hà thủ ô trắng 3:1 ngày 100 ml. Kết quả tốt 30 (34,9%), khá 46 (53,5%), không kết quả 10 (11,6%).
  • Nước sắc bồ cu vẽ để rửa các vết thương bỏng, làm mát vết thương, tránh nhiễm khuẩn và mau thành hình tổ chức hạt.
  • Viện sốt rét, ký sinh trùng Việt Nam thí nghiệm sơ bộ thấy cây có tác dụng chữa bệnh giun chỉ.

Tính vị, công năng

Bồ cu vẽ có vị đắng, tính mát, có tác dụng hạ sốt, giải độc, thông mạch, hóa ứ, tiêu sưng, giảm đau.

Công dụng

Bồ cu vẽ chữa kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột cấp, viêm họng, sưng amidan, viêm khí quản, viêm âm đạo, bỏng, lở loét, eczema, viêm da dị ứng, ngứa, mụn nhọt, sỏi niệu đạo, thấp khớp, rắn cắn. Ngày dùng 20 – 40g cây tươi hoặc 10 – 20g cây khô sắc uống. Dùng ngoài, liều lượng tùy thuốc vào vết thương.

Bài thuốc có bồ cu vẽ

1. Chữa viêm họng, sưng amidan, viêm dạ dày, viêm ruột, kiết lỵ:

Lá bồ cu vẽ, cỏ sữa lá to, cỏ sữa lá nhỏ mỗi vị 10 – 15g, sắc uống.

2. Chữa mụn nhọt, lở loét, viêm da, chốc đầu:

Lá bồ cu vẽ tươi, rửa sạch, giã nát, đắp. Nếu lở loét chảy nước, có thể cạo vỏ cây, lấy bột rắc.

3. Chữa bỏng:

Toàn cây bồ cu vẽ cả rễ, chặt nhỏ, sắc đặc, rửa vết bỏng, ngày nhiều lần.

4. Chữa rắn cắn:

Lá bồ cu vẽ tươi 30 – 40g, rửa sạch, nhai, nuốt nước, bã đắp vào vết cắn.

Lá bồ cu vẽ tươi, lá sỏi tía, mỗi vị 20g, giã nát, thêm nước, vắt lấy nước cốt, mài thêm 1 – 2g hùng hoàng vào rồi uống, bã đắp.

Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Cập nhật: 02/06/2025

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Cây rau mát

Rau xương cá

Sơn đậu

Bạc thau

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

  • Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com
  • Số điện thoại: 0243.9901436
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑