Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Dây chiều

Tên tiếng việt: Dây chiều, Dây tứ giác, Chạc chìu (Tày), Tích diệp đằng, Chong co (Thái), Dạt lồng nhây (Dao)

Tên khoa học: Tetracera scandens (L.) Merr.

Họ thực vật: Dilleniaceae (Sổ)

Công dụng: Chữa tê thấp, ứ huyết, đau bụng, phù thũng, gan lách sưng to, bạch đới...

 

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Thành phần hoá học
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả cây

  • Dây trườn, thân màu nâu, cành mềm dài, cánh non có lông nhám.
  • Lá mọc so le, phiến hình bầu dục, không dài hơn 10cm, cũng rất nhám, mép khía răng.
  • Chuỳ hoa to, ở nách lá hay ở ngọn cành. Hoa có 5 lá đài, 5 cánh hoa màu trắng, mau rụng, nhiều nhị và bầu 1 lá noãn.
  • Quả đại có lông, chứa 1-2 hạt, có áo hạt có rìa, màu đỏ.
  • Mùa ra  hoa quả: Tháng 7-9

Tránh nhầm với dây tứ giác (Tetracera indica) có lá nhẵn.

Phân bố, sinh thái

Tetracera L. gồm một số loài dây leo gỗ, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam, có 5 loài (Nguyễn Tiến Bản, 1997), trong đó 4 loài được dùng làm thuốc (Võ Văn Chi, 1997).

Dây chiều phân bố rộng rãi ở hầu hết các nước vùng nhiệt đới Đông Nam Á, Nam Á và Trung Quốc. Ở Việt Nam, dây chiều cũng phân bố khá phổ biến ở tất cả các tỉnh thuộc vùng núi thấp (dưới 1000m) và trung du.

Dây chiều thuộc loại cây ưa sáng và chịu hạn, mọc ở rừng thứ sinh, rừng thưa, ven rừng núi đá vôi hoặc đồi cây bụi. Cây ra hoa quả nhiều hằng năm. Xung quanh gốc cây mẹ có các cây con mọc từ hạt. Dây chiều là đối tượng chặt bỏ khi tu bổ rừng, song phần còn lại vẫn có khả năng tái sinh cây chồi mới.

Bộ phận dùng

Rễ, thân dây chiều thu hái quanh năm, phơi khô. Dùng sống hoặc tẩm rượu sao vàng.

Thành phần hoá học

Dây chiều chứa isorhamnetin, rhamnetin, azaleatin, rhamnocitrin.

Tính vị, công năng

Dây chiều vị chát hơi chua, tính bình, mát, có tác dụng tán ứ, hoạt huyết, thu liễm, cố tinh.

Công dụng

Chữa tê thấp, ứ huyết, đau bụng, phù thũng, gan lách sưng to, bạch đới… Liều dùng 10-30g dây hoặc 8-16g rễ, sắc nước uống; thường phối hợp với các vị thuốc khác. Còn dùng làm thuốc bổ và tẩy máu.

Ở Trung Quốc, người ta dùng dây chiều chữa viêm ruột, kiết lỵ, di tinh, vết thương. Ngày 10-30g dây thân hoặc 8-16g rễ, sắc uống, thường phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài, sắc đặc, rửa vết thương.

Bài thuốc có dây chiều

1. Chữa phụ nữ tích huyết, báng máu, u xơ hay gan lách sưng cứng:

Dùng u chạc chìu, Ngải máu đều 20g, Xạ can, Hồi, đều mỗi vị 12g, sắc uống.

2. Chữa phong thấp, gân xương đau nhức hay chân gối sưng đau:

Dây chiều, Huyết giác, Cỏ xước hay Ngưu tất, Tổ rồng, Tầm xuân, Kim cang, Dây đau xương, Dây chìa vôi (ngâm nước vo gạo 1 đêm) sao vàng, mỗi vị 15-20g, sắc uống. Hoặc dùng Dây chiều phối hợp với Dây gắm, Thổ phục linh, Cà gai leo, Dây đau xương, Ngũ gia bì.

3. Chữa nam di tinh, nữ bạch đới

Dây chiều, rễ Bươm bướm, Bạc san, Cẩu tích, mỗi vị 20g, sắc uống.

4. Chữa kiết lỵ, đau bụng đi ngoài ra máu:

Dây chiều (hoặc rễ) 30g, sắc nước chia 3 lần uống trong ngày. Nếu chưa khỏi dùng tiếp dây chiều 6g, mộc miên hoa (hoa gạo) 6g. Sắc uống. Dùng 1–2 lần.

5. . Chữa vết thương, lở loét, chảy nước vàng:

Dây chiều sắc đặc, rửa.

6. Chữa cổ trướng:

Dây chiều 40g, rễ ngấy hương 20g, rễ xấu hổ 20g, hy thiêm 20g, cây sả 20g, râu ngô 10g. Sắc uống trong ngày, dùng từ 7-10 ngày. Khi uống thuốc có thể bị nôn nao, mệt nhưng nằm nghỉ một lát là hết.

Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Cập nhật: 05/06/2025

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Hy thiêm

Ráng bay

Đan Sâm

Dạ hợp

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

  • Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com
  • Số điện thoại: 0243.9901436
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑