Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Dưa gang tây

Tên tiếng Việt: Dưa gang tây

Tên khoa học: Passiflora quadrangularis L.

Họ: Passifloraceae (Lạc tiên)

Công dụng: Trong y học dân gian được dùng làm thuốc diệt giun sán.

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Thành phần hóa học
  • Tác dụng dược lý
  • Công dụng

Mô tả cây

  • Dây leo bằng tua cuốn, dài hàng mét.
  • Thân, cành vuông, mềm, mép có cánh. Lá mọc so le, chia 3 – 5 thùy, thùy giữa lớn hơn, gốc hình tim, đầu nhọn, mép khía răng và lượn sóng, mặt trên nhẵn bóng, gần lá hình chân vịt, cuống lá dài có đôi tuyến mật; lá kèm hình sợi.
  • Hoa mọc riêng lẻ ở kẽ lá, màu tím, có cuống dài; không có tổng bao; đài 5 răng hẹp nhọn, tràng 5 cánh rời nhau, xếp xen kẽ với lá đài; tràng phụ có 2 vòng, vòng ngoài gồm những phiến xoăn hình sợi màu trắng tím xen kẽ nhau, vòng trong ngắn hơn, cuống nhị nhuỵ thành cột mang 5 nhị ngắn và bầu cao hơn; bầu 1 ô, nhiều noãn.
  • Quả mọng, hình trứng hoặc hình tròn, khi chín màu vàng; hạt có áo và vỏ cứng.
  • Mùa hoa: tháng 4 – 7; mùa quả: tháng 8 – 11.

Phân bố, sinh thái

Chi Passiflora L. có khoảng 400 loài trên thế giới, trong đó có gần 60 loài có quả ăn được. Ở Việt Nam, chi này có khoảng hơn 10 loài. Dưa gang tây là một trong số 3-4 loài đã được nhập trồng lấy quả ăn hoặc làm cảnh.

Dưa gang tây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Từ thế kỷ 18 và 19, cây đã được du nhập sang nhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khác của thế giới. Dưa gang tây có lẽ cũng được nhập vào Việt Nam từ lâu. Cây được trồng rải rác trong nhân dân ở khắp các tỉnh miền Bắc cũng như miền Nam. Dưa gang tây là cây ưa ẩm, ưa sáng. Cây trồng phải có giàn để leo (giàn) mới có nhiều hoa quả. Cây thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm hoặc hơi khô. Ở Việt Nam, dưa gang tây không trồng được ở vùng núi cao như Sa Pa do có mùa đông lạnh kéo dài. Dưa gang tây ra hoa quả nhiều, trồng được bằng hạt và bằng các đoạn thân.

Bộ phận dùng

Rễ thu hái quanh năm, dùng tươi. Quả thu hái khi chín.

Thành phần hóa học

Quả dưa gang tây chứa chất có tác dụng gây ngủ nếu ăn nhiều. Rễ được coi là độc. Toàn cây chứa một alcaloid là passiflorin, chất này giống chất harman trong Passiflora incarnata (CA. 1956, số. 14183). Lá chứa HCN.

Tác dụng dược lý

Theo tài liệu nước ngoài, rễ dưa gang tây với liều nhỏ có tác dụng diệt giun sán, nhưng với liều cao lại gây độc. Rễ tươi có độc gây sủi bọt, nôn và làm mê sảng và co độc. Cho chó khỏe mạnh uống nước sắc rễ thì xuất hiện co giật toàn thân rồi ngừng thở và chết sau vài phút. Độc tính của rễ dưa gang tây có thể do alcaloid passiflorin. Lá dưa gang tây cũng có độc.

Công dụng

Cây dưa gang tây được nhập trồng trong các vườn gia đình ở các tỉnh miền Trung và các tỉnh phía nam để làm cây cảnh và lấy quả ăn. Quả chưa chín được ăn thay rau, dùng nấu canh như đu đủ (nên người ta còn gọi là đu đủ leo). Thịt quả hơi chua, có mùi dễ chịu, thêm đường ăn tráng miệng rất ngon và bổ.

Ở Mi-an-ma, rễ dưa gang tây được dùng làm thuốc diệt giun sán.

Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Cập nhật: 05/06/2025

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Keo dậu

Dây mảnh bát

Cửu lý hương

Cau

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

  • Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com
  • Số điện thoại: 0243.9901436
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑