Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ

Râu ngô

Tên tiếng Việt: Râu ngô

Tên khoa học: Stigmata Maydis

Công dụng: Viêm túi mật, viêm gan với hiện tượng trở ngài bài tiết mật. Có thể phối hợp với vitamin K để làm thuốc cầm máu Còn dùng làm thuốc thông tiểu tiện, dùng trong các bệnh về tim, đau thận

Râu ngô (Stigmata Maydis hay Styli et Stigmata Maydis là vòi và núm phơi khô của hoa cây ngô (Zea mays L.) đã già và cho bắp. Râu ngô hái vào lúc ta thu hoạch ngô.

A. Thành phần hoá học 

  • Trong râu ngô có chất xitosterol, stigmasterol, chất dầu, tinh dầu, saponin, glucozit đắng, vitamin C, vitamin K, chất nhầy và một số chất khác
  • 1g râu ngô chứa tới 1600 đơn vị sinh lý vitamin K
  • Tỷ lệ muối kali trong râu ngô cũng cao: 20g râu ngô phơi khô chứa 0,028g canxi và 0,532g kali

B. Tác dụng dược lý

  • Râu ngô làm tăng lượng nước tiểu từ 3-5 lần
  • Râu ngô uống vào làm tăng sự bài tiết của mật, nước mật lỏng hơn và tỷ lệ trong nước mật giảm đi, lượng bilirubin trong máu cũng giảm. Lượng prothrombin trong máu tăng lên và do đó làm máu chóng đông.

C. Công dụng và liều dùng

Râu ngô là một vị thuốc dùng trong nhân dân từ lâu. Hiện nay khoa học đã chứng minh kinh nghiệm cổ truyền đó và được áp dụng trong các bệnh sau đây:

Viêm túi mật, viêm gan với hiện tượng trở ngài bài tiết mật. Có thể phối hợp với vitamin K để làm thuốc cầm máu

Còn dùng làm thuốc thông tiểu tiện, dùng trong các bệnh về tim, đau thận ,tê thấp, sỏi thận

Dùng dưới hình thức thuốc pha hoặc nấu sôi hoặc chế thành cao lỏng. Ngày uống 10-20g râu ngô

Có thể tự chế như sau: 

Cân 10g râu ngô, cắt nhỏ, cho vào 1 bát nước (200ml) đun sôi, để nguội mà uống. Cứ 3-4 giờ uống 1-3 thìa xúp

Nếu chế thành cao lỏng, đóng thành lọ 20g. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 30-40 giọt trước bữa ăn.

Dược liệu khác

Dây hương

Chó đẻ răng cưa (Diệp hạ châu đắng)

Bán biên liên

Dây sương sâm

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Cò ke

Cò ke

Cò ke - có tác dụng chữa ho, sốt rét, trị rối loạn tiêu hóa...
Ô Đầu và Phụ Tử

Ô Đầu và Phụ Tử

Ô đầu và phụ tử đều do rễ củ của một cây cung cấp, do chế bi...
Thanh cao hoa vàng

Thanh cao hoa vàng

Cây sống lâu năm. Mọc hoang thành từng đám ở vùng đồi núi ve...
Đậu mèo

Đậu mèo

Dây leo sống hàng năm, có thân khía dọc mang nhiều lông màu ...
Dương địa hoàng

Dương địa hoàng

Cây thảo lớn, sống 2 năm, cao 0,5-1,5m tạo thành trong năm đ...
Dưa gang tây

Dưa gang tây

Dây leo có thân hình 4 cạnh. Lá mọc so le, nhẵn, hình tim, d...

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat với chuyên gia

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu