Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Ba gạc bốn lá

Tên tiếng Việt: Ba gạc bốn lá, Ba gạc cu ba

Tên khoa học: Rauvolfia tetraphylla L.

Tên đồng nghĩa: Rauvolfia canescens L.

Họ: Apocynaceae (Trúc đào)

Công dụng: Thuốc hạ huyết áp, an thần. Chữa lỵ (Vỏ rễ).

 

Mục lục

  • Mô tả
  • Bộ phận dùng
  • Nơi sống và thu hái
  • Thành phần hoá học
  • Tính vị, tác dụng
  • Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ba gạc bốn lá có tên gọi khác là Ba gạc Cu Ba. Cây có gốc ở Trung Mỹ, được trồng ở nhiều nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Malaixia… Ta nhập giống trồng từ Liên Xô (trước đây) và Cuba được trồng ở nhiều nơi thuộc vùng trung du và vùng đồng bằng Bắc bộ. Sau 12-14 tháng, cây có thể cho dược liệu. Viên cao Ba gạc Raucaxin bào chế từ bột rễ R. tetraphylla chứa 2 mg alcaloid toàn phần dùng điều trị bệnh tăng huyết áp đặc biệt đối với thể vừa và nhẹ. Thuốc có tác dụng êm dịu, xuất hiện từ sau một tuần lễ, thuốc dung nạp tốt, không gây buồn nôn, mệt mỏi. Bệnh nhân sau khi dùng thuốc, ngoài huyết áp hạ, cảm thấy đỡ nhức đầu, chóng mặt và dễ ngủ hơn trước.

Ba gạc bốn lá 1

Hình ảnh cây ba gạc bốn lá

Mô tả

  • Cây nhỏ cao 40-80cm, có thể đến 2m, phân cành nhiều.
  • Lá mọc vòng 4, hai lá nhỏ và hai lá to; lá to có phiến dài 5-8cm, rộng 2-3cm, lá nhỏ dài 2,5-5cm, rộng 1,5-2cm.
  • Hoa màu trắng lục hoặc trắng ngà, mọc ở nách lá hoặc ở ngọn cành, tràng hoa hình ống ngắn, phình ra ở hai đầu.
  • Quả đại xếp từng đôi khi chín màu đỏ sau chuyển dần sang tím đen.

Bộ phận dùng

Rễ- Radix Rauvolfiae Tetraphyllae.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở Trung Mỹ, được trồng ở nhiều nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Malaixia… Ta nhập giống trồng từ Liên Xô (trước đây) và Cuba được trồng ở nhiều nơi thuộc vùng trung du và vùng đồng bằng Bắc Bộ. Sau 12-14 tháng, cây có thể cho dược liệu.

Thành phần hoá học

Alcaloid toàn phần thay đổi tuỳ giống trồng từ 1,23-2,78% (ở rễ), 0,43-0,83% (ở thân) và 1,35-2,24% (ở lá). Rễ chứa 0,05% reserpin và có hàm lượng rescinnamin, deserpidin cao.

Tính vị, tác dụng

Vỏ rễ có vị đắng tính hàn. Dạng cao chiết thô từ vỏ rễ R.tetraphylla di thực vào Việt Nam có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt và kéo dài, ngoài ra còn có tác dụng an thần, thu nhỏ đồng tử.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Viên cao Ba gạc Raucaxin bào chế từ bột rễ R. tetraphylla chứa 2 mg alcaloid toàn phần dùng điều trị bệnh tăng huyết áp đặc biệt đối với thể vừa và nhẹ. Thuốc có tác dụng êm dịu, xuất hiện từ sau một tuần lễ, thuốc dung nạp tốt, không gây buồn nôn, mệt mỏi. Bệnh nhân sau khi dùng thuốc, ngoài huyết áp hạ, cảm thấy đỡ nhức đầu, chóng mặt và dễ ngủ hơn trước. Loài này cũng được sử dụng nhiều ở Ấn Độ, ở Malaixia rễ được dùng chữa vết rắn cắn và dùng làm thuốc chữa sốt rét, ngã nước.

Cập nhật: 16/08/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Ngưu tất

Hoàng kỳ

Dạ hương

Chuỗi tiền

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑