Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Biến hoá

Tên tiếng việt: Biến hoá, Thổ tế tân, Đỗ hành, Quán chì (HMông)

Tên khoa học: Asarum caudigerum Hance

Họ: Aristolochiaceae ( Mộc hương nam)

Công dụng: Ho, bổ máu, tê thấp (Rễ sắc uống).

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng và liều dùng

Mô tả cây

  • Cây thân thảo, sống dai, cao 30-50cm, bò lan trên mặt đất. Thân rễ nằm ngang dưới đất. Thân trông như có đốt do vết lá rụng còn sẹo.
  • Từ thân rễ mọc lên 1-2 lá, có cuống dài 20- 30cm, phiến lá hình tim màu xanh đậm, hơi tía, bóng nhẵn, dài 10-15cm, cuống có lấm chấm màu tím, bẻ dễ gãy. Hai mặt lá đều có lông, mặt dưới nhạt.
  • Hoa sinh ra từ gốc, mọc riêng lẻ, hình loa kèn, tràng hoa màu tím.
  • Quả màu nâu đen khi chín, trong chứa nhiều hạt cứng.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây mọc hoang dại ở những vùng cao, lạnh, chỗ bờ suối ẩm mát, có tán che, thường ở những khu vực núi đá ẩm thấp có rêu như Tam Đảo, Ba Vì, Cao Bằng, Lạng Sơn không chịu được vùng nóng thấp. Mùa hoa: tháng 3-4, mùa quả: tháng 5-6.
  • Người ta thu hái toàn cây: Gốc, rễ và lá, có khi chỉ thu hái rễ. Mùa thu hái gần như quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông. Hái về rửa sạch thái nhỏ phơi hay sấy khô.

Thành phần hoá học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

Biến hoá mới thấy dùng trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân làm thuốc chữa ho, ho có đờm, ho gà, có người dùng làm thuốc bổ làm cho da dẻ hồng hào. Ngày dùng 20-40g dưới dạng thuốc sắc hoặc tán bột uống. Có khi còn dùng chữa thấp khớp.

Đơn thuốc có vị biến hoá 

Chữa ho khan, rát cổ, hoặc ho có đờm: Biến hoá cả cây lá và rễ 40g, thêm nước vào sắc kỹ. Chia hai ba lần uống trong ngày. Nên uống lúc thuốc còn nóng. Uống liên tục trong 5-7 ngày.

Cập nhật: 12/11/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Trứng cuốc

Dâu tằm

Cò ke

Đại bi

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑