Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Vọt đồi

Tên gọi khác: Cây guộc, cỏ tế, ràng ràng

Tên khoa học: Dicranopteris linearis (Burm. f.) Undrew

Tên đồng nghĩa: Gleichemia linearis Clarke

Họ: Vọt (Dicranopteridaceae)

Công dụng: Thân rễ cây vọt đồi được dùng làm thuốc trị giun, lá cây để chữa hen.

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Tác dụng dược lý
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả

  • Dương xỉ, cao 20 – 30 cm. Thân mọc bò, ngầm dưới đất, có nhiều lông màu nâu. Rễ chùm.
  • Lá to, rộng, chia làm 3 – 4 nhánh, mỗi nhánh mang những lá chét chẻ lông chim sâu, các nhánh bậc nhất lại chẻ nhiều lần, các nhánh chẻ cuối cùng có phiến dạng trái xoan – ngọn giáo, dài khoảng 25 cm, rộng 6 cm, chia lông chim sâu; các đoạn cuối cùng hình dải dài 2 cm, rộng 0,2 cm, có chóp tròn, mép nguyên cuộn lại, hai mặt nhẵn; gân ở các thuỳ có dạng lông chim và thường chẻ đôi từ gốc; lá kèm ngắn, chia thuỳ nhiều hay ít.
  • Ổ túi bào tử nằm ở gần chỗ giữa gân nhỏ, gồm 7 – 8 túi bào tử, không có áo túi, bào tử hình 4 mặt không đều, không màu, có cạnh dày màu nâu.
  • Mùa sinh sản: tháng 1 – 8.

Phân bố, sinh thái

Chi Dicranopteris ở Việt Nam có 2 loài có kích thước lớn đều được dùng làm thuốc là D.dichotoma (Thumb.) Bernh và D. linearis (Burm.f) Undrew. Trên thế giới, vọt đồi phân bố ở Trung Quốc, Lào… Ở Việt Nam, cây phân bố rộng khắp từ các tỉnh ở vùng trung du và miền núi đến độ cao khoảng 1.000m.

Vọt đồi là loại dương xỉ ưa sáng, thường mọc thành đám dày đặc trên các đồi cây bụi, thậm chí lấn át cả những cây bụi vốn có hoặc ở dưới rừng thông. Nơi có loài cây này mọc, đất thường nghèo dinh dưỡng và rất chua.

Bộ phận dùng:

Thân rễ, chồi lá.

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc lá cây vọt đồi có tác dụng ức chế một số chủng vi khuẩn.

Tính vị, công năng

Thân rễ và lá non cây vợt đồi có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hoá ứ.

Công dụng

Thân rễ cây vọt đồi được dùng làm thuốc trị giun, lá cây để chữa hen. Liều dùng, ngày 9 – 15g sắc uống. Đọt non của cây vọt đồi có thể ăn được.

  • Theo tài liệu Ấn Độ thân rễ cây vọt đồi chữa giun sán; dịch chiết lá cây có tác dụng kháng khuẩn và được dùng chữa hen.
  • Ở Malaysia, lá cây vọt đồi rửa sạch, giã nát, làm thành miếng thuốc đắp, rang nóng, rồi đắp lên trán và thái dương cho người bệnh bị sốt; có thể sắc đặc rồi xoa. Cũng có thể hãm lá khô uống, nhưng không dùng liều cao và có độc.

Dược liệu khác

Muồng trinh nữ

Biến hoá

Rau khúc nếp

Tang ký sinh

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Mục lụcĐặc điểm mô tảPhân bốThành phần hóa họcTác dụng dược ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Mục lụcMô tả câyPhân bốBộ phận dùngThành phần hóa họcTính vị...
Sâm cau

Sâm cau

Là cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30 cm, có khi hơn. Thân ...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat với chuyên gia

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑