Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Bổ béo

Tên tiếng Việt: Bùi béo, Béo trắng, Bổ béo

Tên khoa học: Gomphandra mollis Merr.; Gomphandra tonkinensis Gagnep.

Họ: lcacinaceae (Thụ đào)

Công dụng: Là vị thuốc bổ dùng trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân. Người ta cho rằng vị bổ béo vừa ngọt, vừa hơi đắng có tác dụng bồi dưỡng, kích thích ăn ngon, nhuận tràng, lợi tiểu.

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hóa học
  • Công dụng và liều dùng

Mô tả cây

Bổ béo là một loại cây nhỏ cao 1-2m hay hơn, rễ mập giống củ sắn, mềm và nạc, màu trắng ngà. Cành non, có lông ngắn. Lá mọc so le hình mác, đầu nhọn, mép nguyên, mặt trên nhẵn, mặt dưới phủ lông. Cuống lá cũng có lông. Hoa màu trắng, mọc thành ngù kép đối xứng với lá. Nhị thò ra ngoài. Quả thuôn tròn, có đài còn lại có lông. Mùa hoa quả tháng 5-7.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây mọc hoang dại ở những nơi mát vùng núi ở các tỉnh Hà Tây, Hoà Bình, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, …
  • Người ta đào lấy rễ củ thường vào mùa thu. Đào về rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con thái mỏng phơi khô. Có người ngâm nước vo gạo trong 24 tiếng, lấy ra phơi khô rồi lại tẩm gừng hoặc rượu rồi sao vàng.
  • Khi dùng cứ để nguyên ngâm rượu hoặc tán bột làm thành viên.

Thành phần hóa học

Rễ cây Bổ béo có polysaccharide, lipid, acid amin, saponin.

Công dụng và liều dùng

  • Còn là một vị thuốc bổ dùng trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân. Người ta cho rằng vị bổ béo vừa ngọt, vừa hơi đắng có tác dụng bồi dưỡng, kích thích ăn ngon, nhuận tràng, lợi tiểu. Người uống lâu ngày béo khỏe cho nên có tên là bổ béo.
  • Mỗi ngày dùng 10-20g rễ khô dưới dạng thuốc sắc hay tán bột làm thành viên mà uống. Có thể ngâm rượu.

Dược liệu khác

Lúa mạch

Chuối rừng

Quế rừng

Bồ Bồ

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Mục lụcĐặc điểm mô tảPhân bốThành phần hóa họcTác dụng dược ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Mục lụcMô tả câyPhân bốBộ phận dùngThành phần hóa họcTính vị...
Sâm cau

Sâm cau

Là cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30 cm, có khi hơn. Thân ...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat với chuyên gia

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑