Mục lục
Mô Tả
- Cây thảo, cao 1 – 2m. Thân rễ mập, ít phân nhánh, có nhiều ngấn ngang. Thân nhẵn, giống cây riềng, cây gừng.
- Lá mọc so le, không cuống, hình dải hẹp – mũi mác, dài 40 – 50 cm, rộng 5-10 cm, gốc thắt lại, đầu thuôn nhọn, mặt trên nhẵn màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt có lông dễ rụng; bẹ lá to, có khía màng; lưỡi bẹ 2 – 3 cm, nguyên.
- Cụm hoa hình trứng mọc ở ngọn thân, dài 5-7 cm gồm nhiều lá bắc lợp lên nhau; lá bắc và lá bắc con có màu lục ở đầu; hoa to, màu trắng rất thơm; đài dạng ống, răng không rõ; tràng có ống dài hơn đài, nhẵn, có 3 cánh, hai cánh bên hình mác, cánh giữa rộng, lõm ở đầu; nhị có chỉ nhị dài, bao phấn có các ô kéo dài thành cựa, trung đới dạng bản, có nhị lép dính nhau ở nửa dưới; bầu có lông.
- Quả khi chín màu vàng; hạt màu dỏ. Mùa hoa quả: tháng 7 -10.
Phân bố, sinh thái
Chi Hedychium Koening có gần 50 loài, phân bố chủ yếu ở vùng Himalaya và các vùng cận nhiệt đói khác ò châu Á. Một số loài còn được trổng làm cảnh, trong đó có cây bạch điệp. ở Việt Nam, chi này có khoảng 10 loài, phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng núi phía bắc. Bạch điệp có nguồn gốc ở vùng cận Himalaya và Nam Trung Quốc, kéo dài xuống Bắc Việt Nam.
Hiện cây được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả Nam Mỹ và Nam Phi với mục đích làm cảnh hoặc lấy tinh dầu thân rễ để làm nước hoa và làm thuốc. Ở Việt Nam, bạch điệp phân bố tự nhiên ỏ một số vùng núi cao thuộc các tỉnh Lào Cai (xung quanh vùng núi Hoàng Liên Sơn gồm huyện Sa Pa, Bát Xát, Than Uyên); Lai Châu (Phong Thổ, Sìn Hồ, Tủa Chùa); Hà Giang (Quản Ba, Đồng Văn)… Cây còn được trồng rải rác ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, ngoại thành Hà Nội (Gia Lâm).
Theo Halijah, Ibrahim, 2001; Hedychium Koening, in J.L.C.H. van Valkenburg et al, PROSEA N° 12 (2) – Med & pois. Pl. 2: 290 – 295, loài bạch diệp được chia thành một vài dưới loài như H. coronarium J. Koening var. coronarium – hoa màu trắng; H. coronarium J. Koening var. flavescens – hoa màu vàng… Cả 2 đại diện này đều có mặt ở vùng núi Hoàng Liên Sơn (Lào Cai).
- Chúng mọc tự nhiên xen lẫn một số cây gỗ nhỏ, cây bụi và cây thảo ở ven rừng kín thường xanh, ven đồi (gần các bờ khe suối), ở độ cao 1400 – 1800m.
- Cây đặc biệt ưa ẩm, có thể hơi chụi bóng và ưa khí hậu mát của vùng nhiệt đới núi cao. Loài có hoa màu trắng thường được trồng làm cảnh, với biên độ sinh thái rộng, có thể sinh trưởng phát triển tốt cả ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, với nền nhiệt độ cao hơn hẳn (23 – 24°C) so với vùng á nhiệt đới có cây mọc tự nhiên. Bạch điệp ra hoa quả đều hàng năm, trồng được dễ dàng bằng các đoạn thân rễ hoặc nhánh con.
- Nhìn chung, nguồn bạch điệp ở miền Bắc Việt Nam tương đối phong phú. Tuy nhiên, cây thuốc này dường như còn nguyên trạng, ít được chú ý.
Bộ phận dùng
Thân rễ và quả.
Thành phần hóa học
- Thân rễ bạch điệp chứa (E) – labda – 8 (17), 12 – dien – 15, 16 – dial, coronarin B, 7β hydroxycoronarin B, cononarin – D, coronarin – D ethyl ether, coronarin – D – methyl ether, labda – 8 (17), 11, 13 – trien – 15 (16) – olid, một ester của acid labda – 8 (17, 11, 13 – trien – 15 – al – 16 – oie, isocoronarin D, coronarin E, coronarin F, (+) – 14β – hydroxylabda – 8 (17), 12 – dieno – 16, 15 – lacton (isocoronarin – D), 14, 15, 16 – trinorlabda – 8 (17), 11 – (E) – dien – 13 – al (CA 117: 23.235 d; CA 121: 153.352h; CA 122: 156.276t; CA 109: 226.702m).
- Các chất coronarin A, coronaria B, coronarin C, coronarin D và (E) – labda – 8 (17), 12 – dien – 15, 16 – dial là các hoạt chất độc đối với tế bào (CA 110: 92.001s). Coronarin AHoa chiết xuất bằng dung môi cho 175 thành phần trong đó có linalol, Me benzoat, cis – jasmon, eugenol, (E) – isoeugenol, jasmin lacton, Me jasmonat, Me epi – jasmonat, indol, nhiều chất nitril và oxim. Dịch chiết absolu của hoa có 220 thành phần trong dó có các chất trans – ocimen, 2 – và 3 – methylbutanal oxim, 2 – exohyđroxy – 1,8 – cineol, Me epijasmonat, cis – jasmen lacton tạo ra mùi của hoa bạch diệp (CA 116: 91. 194 u; CA 119: 177.576 u).
- Toyoda Taksaki và cs, 1991, đã tạo ra hương liệu có mùi của hoa bạch điệp trong đó có isobutylaldehyd oxim, 2 – methylbutylaldehyd oxim và isovaleraldehyd (CA 118: 175.541 j).
- Lá chứa tinh dầu trong đó có eucalyptol (Trung dược từ hải I, 1993).
Tác dụng dược lý
- Tác dụng kháng vi sinh vật: Tinh dầu hoa bạch điệp tươi có tác dụng ức chế sự phát triển của con men (bia, rượu) của nấm (là mầm sinh bệnh cho cây và động vật), nhưng tác dụng yếu trên một số vi khuẩn đã thử. Tinh dầu của cành non và chồi của cây ức chế sự phát triển của sợi nấm Aspergillus flavus à nồng độ 1000 ppm (phần triệu) và gây độc cho nấm ở nồng độ 3000 ppm.
- Tác dụng trên động vật thân mềm: Tinh dầu của thân rễ bạch điệp có tác dụng trên sán lợn Taenia solium mạnh hơn piperazin phosphat, nhưng lại kém hơn hexylresorcinol trên Bunostomum trigonocephalum và Oesophagostomum columbianum. Cao chiết từ hạt bạch điệp có tác dụng diệt động vật thân mềm Lymnaea cubensis và L. columella. Cao cũng có tác dụng diệt côn trùng trên loại rệp Macrosiphumrosae.
- Tác dụng lợi niệu và chống tăng huyết áp: Cao bạch diệp chiết bằng cồn 50% từ lá ở nhiệt độ thấp, sau đó làm bay hơi cồn, có tác dụng lợi niệu và chống tăng huyết áp ở chuột cống trắng bình thường và chuột cống trắng được gây tăng huyết áp. Cũng với tác dụng này, 32 cây thuốc đã được chọn dùng trong nhân dân Brasil để thử ở chuột cống trắng không gây mô bằng cao lỏng ethanol – nước (50: 50), với liều 40 ml/kg thấy cao bạch điệp có tác dụng lợi tiểu mạnh nhất trong số 32 loại cây đã nghiên cứu.
- Tác dụng trên cơ trơn ruột: Trên mô hình ruột mèo tại chỗ, tinh dầu chiết từ thân rễ bạch điệp có tác dụng ức chế sự co bóp ruột.
- Chất eucalyptol trong tinh dầu lá bạch điệp có tác dụng hạ sốt, chống viêm, kháng khuẩn, giãn phế quản và giảm đau.
Tính vị, công năng
Thân rễ và quả bạch điệp có vị cay, mùi thơm, tính ấm có tác dụng khu phong trừ thấp, ôn trung, tán hàn. Tinh dầu gây trung tiện.
Công dụng
- Thân rễ và quả bạch điệp được dùng chữa đau bụng lạnh, bụng đầy trướng, tiêu hóa kém. Thân rễ sắc lấy nước súc chữa hôi miệng, uống để chữa cảm sốt, đau mình mẩy, phong thấp, nhức mỏi gân xương. Hoặc thân rễ, thái mỏng, phơi khô, ngày 6 – 12 g, sắc hay tán bột uống.
- Dùng ngoài, lấy thân rễ tươi giã nát, uống nước, bã đắp chữa rắn cắn, đòn ngã tổn thương. Thân cây thái nhỏ, sắc, ngậm chữa viêm lợi, viêm amidan. Hoa bạch điệp có thể dùng để ăn.
- Tinh dầu của hoa là một loại hương liệu cao cấp.
Bài thuốc có bạch điệp
Chữa sốt: Thân rễ bạch điệp, hành, thìa là (liều lượng bằng nhau) dùng tươi, giã nát, đắp.