Mô tả
Cây to, sống lâu năm, cao 8-12 m hoặc hơn. Cành non màu vàng, có lông tơ, sau nhẵn, màu xám. Lá kép lông chim hai lần, mọc so le, gốc cuống có một tuyến to, lá chét thuôn, gốc và đầu tù, dài 2,2-4cm rộng 1,5 -2,5 cm, 2 mặt nhẵn, mặt dưới rất nhạt, cuống lá kép dài 7-18 cm, lá kèm sớm rụng.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành đầu có cuống dài khoảng 10 cm, hoa nhỏ màu trắng thơm, đài hình phễu, có lông, có răng hình tam giác, tràng có lông ở mặt ngoài, nhị 35, bầu nhẵn
Quà đậu dẹt, màu vàng, nhẵn bóng, dài khoảng 20 cm, rộng 3cm, phồng lên ở chỗ hạt. hạt hình bầu dục, nhẵn , màu nâu bóng.
Mùa hoa quả: tháng 4 – 7.
Phân bố, sinh thái
Chi Albizza Durazz có khoảng vài chục loài, phần lớn là cây gỗ, một số ít là cây bụi, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Đại Dương. Ở Việt Nam, chi này có 17 loài, tập trung nhiều ở các tình phía nam
Bồ kết tây phân bố rải rác khắp Ấn Độ và một số nước ở vùng Đông Nam châu Á, gốm Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam. Ở Việt Nam, bố kết tây được trống để lấy bóng mát
Đó là loại cây gỗ mọc nhanh, lần trong kiểu rừng thưa nửa rụng lá ở Tây Nguyên hay Nam Trung Bộ, cây còn được trồng nhằm tạo bóng cho các ló cà phê. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, quả già khô tự mở. Tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt
Bộ phận dùng
Vỏ và hạt.
Thành phần hóa học
Vỏ bồ kết tây chứa tanin 7-11%, saponin và một chất gôm. Thành Phần gôm gồm galactose, arabinose, rhamnose, acid glucuronic, acid 4 methyl glucuronic…
Ganguli Nivedita B, Bhatt Ranjan M sàng lọc hoạt chất kháng sinh các chất chiết xuất từ vỏ cành bồ kết tây thấy có các glucosid, glucosid trợ tim, anthraquinon glycosid.
Hạt chứa dầu có thành phần acid gốm palmitic, oleic, linoleic
Hạt bồ kết còn chứa các alcaloid mach vòng phần tử lớn (macrocyclic spermin) tên là budmunchiamin có cấu trúc như trên
Tác dụng dược lý
Các hoạt chất phân lập từ vỏ thân bổ kết tây như glycosid toàn phần, Cardenolid glycosid và anthraquinon glycosid / anthraquinon có tác dụng kháng khuẩn in vitro, Nghiên cứu về cơ chế tác dụng của các hoạt chất đối với vi khuẩn ưa khí cho thấy các glycosid gây rò rỉ các thành phản của bào tương. Ảnh hiển vi diện tử của tế bào Staphylococcus aureus thử nghiệm với nồng độ ức chế thấp nhất của anthraquinon cho thấy sự kết hạt thô của chất cơ bản bào tương, sự tạo không bào của tế bào trong một số ít trường hợp, sự phá vỡ bề mặt tế bào. Saponin chiết xuất từ bồ kết tây, với liều cho thỏ cái uống 200mg/kg, có hoạt tính chống rụng trứng với tỷ lệ 60%. Cao cồn bào chẽ từ hạt khô bồ kết tây gây biến đổi về điện di trên tính chất của protein ở dịch ống sinh tinh và dịch mào tinh hoàn từ vùng chỏm và đuôi mào tinh, và có tác dụng rõ rệt trên protein mào tinh hoàn. Cao nước hạt bồ kết tây có tác dung chủ yếu trên protein dịch ống sinh tinh. Cao cồn từ vỏ thân hoặc hạt bố kết tây cho uống có tác dụng gây sẩy thai trên chuột cống trắng cái mang thai, nhưng tác dung độc, nên gây chết một tỷ lệ chuột mẹ.
Công dụng
Vỏ bố kết tây có tác dụng làm săn da.
Vỏ và hạt độc, nên chỉ được dùng ngoài. Dầu hạt chữa bệnh phong, hoa dùng đắp nhọt