Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Bòn bọt

Tên tiếng Việt: Chè bọt, cây sóc, bọt ếch, cây muối, điên mặt khuôn, sắt cú phố, ắn mặt (Tày), xiệt ấy diáng (Dao).

Tên khoa học: Glochidion eriocarpum Champ

Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu)

Công dụng: Chữa mụn nhọt, đái ra máu, ỉa chảy, ăn uống không tiêu (Cành lá sắc uống).

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Bộ phận dùng
  • Thành phần hoá học
  • Tác dụng dược lý
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng và liều dùng

Mô tả cây

Cây nhỏ, cao vài mét hoặc cây nhỏ thường mọc thành bụi. Cành non màu đỏ tím, nhiều lông. Lá mọc so le, phiến dày, hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 6–8 cm, rộng 2–3 cm, gốc tròn, đầu thuôn thành mũi nhọn, hai mặt đều có lông mềm, mặt dưới dày hơn; lá kèm hình tam giác hẹp trông như gai nhọn.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành xim co, 2–3 hoa nhỏ gồm hoa đực và hoa cái; hoa đực có 6 lá đài, hình bầu dục, xếp thành 2 vòng, lá ở vòng ngoài phủ đầy lông ở cả hai mặt, lá ở vòng trong chỉ có lông ở mặt ngoài; nhị 3; hoa cái cũng có 6 lá đài rộng hơn, bầu hình cầu có 4 ô, phủ đầy lông màu trắng vàng.

Quả nang, hình cầu dẹt có múi, lõm ở đỉnh, có lông, đường kính 8mm, cao 4mm, khi chín màu đỏ hồng; hạt hình 3 cạnh, màu đỏ.

Mùa hoa quả: tháng 5–7.

Phân bố, thu hái và chế biến

Glochidion Forst. et Forst. f. là một chi tương đối lớn, bao gồm hầu hết là cây bụi, một số là cây gỗ nhỏ, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á.

Ở Việt Nam, chi này có 22 – 24 loài, 4 loài được dùng làm thuốc, trong đó bòn bọt là cây phân bố khá phổ biến ở hầu hết các tỉnh thuộc vùng núi thấp (dưới 1000m), trung du và đồng bằng. Cây còn thấy ở một số nước như Trung Quốc, Lào, Thái Lan…

Bòn bọt là cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng. Cây mọc ở nơi dài nắng thường chỉ cao dưới 1m và phân cành nhiều. Bòn bọt còn có khả năng chịu hạn tốt, mọc được cả ở những đồi đất khô cằn, nhờ bộ rễ rất phát triển, lá có nhiều lông hạn chế được sự thoát hơi nước. Cây ra hoa quả hàng năm. Quả chín thường bị chim ăn, do đó, hạt có điều kiện phát tán rộng rãi khắp nơi.

Do tính chất ưa sáng và khả năng mọc nhanh, bòn bọt cũng được coi là một loài cây tiên phong trên đất sau nương rẫy.

Bộ phận dùng

Lá và rễ, thu hái quanh năm, rửa sạch thái nhỏ, phơi khô.

Thành phần hoá học

Bòn bọt chứa tanin, saponin steroid.

Tác dụng dược lý

Nước sắc toàn cây bòn bọt bằng phương pháp khuếch tán thuốc trên môi trường nuôi cấy, có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn Staphylococcus aureus và Bacillus pyocyaneus.

Tính vị, công năng

Bòn bọt có vị nhạt, chát, tính bình, có tác dụng lợi thấp, thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu thũng, thư cân, hoạt lạc (giãn gân cốt, thông mạch lạc), giải độc do dị ứng sơn.

Công dụng và liều dùng

Lá bòn bọt chữa viêm da do dị ứng sơn, mẩn ngứa, mề đay, eczema. Lá tươi hoặc phơi khô đun sôi lấy nước sắc rửa, hoặc cô thành cao bôi.

Theo kinh nghiệm nhân dân, một số nơi dùng lá bòn bọt giã nhừ vắt lấy nước uống, hã đắp lên vết rắn độc cắn. Nếu chưa cứng hàm có thể nhai lá nuốt nước.

Các bệnh viện như Viện Quân Y 108, Bệnh viện Bắc Giang đã dùng lá bòn bọt điều trị một số trường hợp phù thũng, kết quả đối với phù do thiếu dinh dưỡng và phù do bệnh thận là rất khả quan. Đã dùng bòn bọt điều trị 11 trường hợp phù do thận, kết quả hồi phục 9 trường hợp, còn hai trường hợp không kết quả, đối với phù do suy tim ở giai đoạn đầu khi công năng tim còn bù trừ được thì bòn bọt thể hiện có tác dụng điều trị, còn đối với phù do suy tim lâu ngày lại không có kết quả. Qua điều trị, các tác giả đều thống nhất là bòn bọt có tác dụng lợi tiểu rõ rệt. Việc sử dụng bòn bọt trong điều trị không thấy có biến chứng đáng kể trên lâm sàng.

Rễ bòn bọt chữa viêm ruột, tiêu hóa kém, đi ngoài, hen suyễn, đau khớp thấp. Ngày dùng 15g sắc nước uống.

Bài thuốc có bòn bọt

1. Chữa phù thũng:

Lá bòn bọt (100g), sắc với nước 900ml, cô còn lại 300ml. Mỗi ngày uống 100ml chia làm 2 lần.

2. Chữa dị ứng sơn:

Lá bòn bọt (300g), sắc với nước 1500ml, cô còn lại 500ml, thêm 100ml glycerin khuấy đều. Có thể bảo quản trong vòng một tháng. Để phòng viêm da do dị ứng sơn, trước khi tiếp xúc với sơn bôi vào bộ phận da dễ bị viêm, nếu đã bị viêm thì bôi nhiều lần trong ngày.

3. Chữa viêm ruột, lỵ, hen suyễn:

Rễ bòn bọt (15g), sắc nước uống.

Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Cập nhật: 02/06/2025

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Cỏ roi ngựa

Lá giang

Thốt nốt

Cỏ mật gấu

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Bình luận về bài viết

  1. Thúy đã bình luận

    14/08/2019 at 2:53 chiều

    Mình muốn mua giống cây Bòn bọt để trồng, bên mình có không ạ?

    Trả lời
    • Lê Đào đã bình luận

      17/08/2020 at 3:09 chiều

      Chào Thúy. Cây Bòn bọt dùng chữa mụn nhọt, đái ra máu, ỉa chảy, ăn uống không tiêu ạ. Rất tiếc hiện tại bên em không cung cấp dược liệu này ạ.

      Trả lời
  2. Thùy đã bình luận

    11/05/2021 at 10:04 chiều

    Mình muốn mua cây về uống nhà thuốc còn không ạ

    Trả lời
    • Lê Đào đã bình luận

      12/05/2021 at 7:47 sáng

      Chào Thùy! Hiện tại bên chúng tôi không cung cấp dược liệu này.

      Trả lời
  3. Lương thị vân đã bình luận

    24/06/2021 at 10:44 chiều

    Bên mình có loại dược liệu này và đã nấu thành ca0

    Trả lời
    • Lê Đào đã bình luận

      25/06/2021 at 8:09 sáng

      Chào Lương thị vân, hiện tại bên chúng tôi đang có các sản phẩm cao khô cà gai leo, giảo cổ lam, sâm cau, tỏa dương, chè vằng, diệp hạ châu,… Bạn có thể xem thêm trong đường link này http://tracuuduoclieu.vn/cao-duoc-lieu-nao-tot-cho-suc-khoe.html

      Trả lời

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑