Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Cá mè

Tên tiếng Việt: Cá mè

Tên khoa học: Aristichthys nobilis Richardson - Hypophthalmichthys molitrix Sauvage

Họ: Cá chép (Cyprinidae)

Công dụng: Cá mè có vị ngọt, tính ấm, không độc, trơn nhầy, có tác dụng bổ não, tuỷ, nhuận phế, ích tỳ vị.

 

 

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Thành phần hóa học
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả

Cả hai đều là cá nước ngọt, có thân dẹt bên, mình hơi dày, mắt to thấp, miệng rộng, tù ngắn, vểnh lên, nắp mang rộng, lớp vảy nhỏ màu trắng bạc, lưng màu thẫm, bụng xám trắng, vây đuôi chia hai thuỳ xiên bằng nhau. Khác nhau ở chỗ toàn thân cá mè hoa có những đốm đen lỗ chỗ như hoa, đầu to chiếm 1/3 chiều dài của thân, lưng màu xám đen. Còn cá mè trắng có đầu to trung bình, lưng màu xám xanh.

Phân bố, sinh thái

  • Cá mè hoa được nhập từ Trung Quốc và nuôi phổ biến ở các tỉnh phía bắc ở sông Hồng, sông Thao, sông Đà. Cá sống ở tầng giữa và tầng mặt, thích hợp với mặt nước rộng, ăn động vật nổi. Mùa sinh đẻ vào tháng 5- 6. Cá mè trắng có ở Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, là loại cá nuôi phổ biến, sinh trưởng nhanh, mau lớn, dễ đánh bắt.
  • Cá sống ở tầng mặt nước thoáng các ao, sông, hồ, đầm, ăn thực vật nổi. Hai loài thường được nuôi ghép với cá mè là cá chép, cá trắm cỏ.

Bộ phận dùng

Cá mè được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là phường ngư gồm thịt, mỡ và mật cá.

Thành phần hóa học

Mật cá mè chứa sterol tương tự như sterol trong mật cá trắm, cá chép.

Tính vị, công năng

Cá mè có vị ngọt, tính ấm, không độc, trơn nhầy, có tác dụng bổ não, tuỷ, nhuận phế, ích tỳ vị.

Công dụng

  • Thịt cá mè ngon và béo. Người cao tuổi ăn cá mè đều đặn chống được đau đầu, giảm trí nhớ, ho đờm, hen suyễn. Sách thuốc cổ ghi thịt cá mè trắng có tác dụng khai vị, hạ khí, điều hòa 5 tạng, chống hư huyết mạch, bổ gan, sáng mắt. Người đang có mụn nhọt kiêng ăn.
  • Chú ý không ăn gỏi cá mè hoặc cá mè nấu chưa chín kỹ vì người ta đã nghiên cứu thấy cá mè là loại cá có tỷ lệ mang ấu trùng sán lá gan cao nhất, khoảng 92%. Mỡ cá mè rán chảy, dùng chữa bỏng. Mật cá mè rút lấy nước, nhỏ tai trị viêm tai có mủ. Ở Trung Quốc, người ta dùng cá mè dưới dạng món ăn – vị thuốc để phục hồi sức khỏe cho những người bị suy nhược, sốt, chán ăn theo cách chế biến sau: Cá mè tươi (300g) đánh vảy, rửa sạch, bỏ đầu và xương, thái lát mỏng, nấu với khởi tử (30g). Thêm ít giá đỗ xanh, gừng tươi, lá khủ khỏi, rau mùi, rau cần, hành, hồ tiêu, muối. Ăn trong ngày.

 

Cập nhật: 11/04/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Cá trê

Ốc Nhồi

Hàu sông

Sò huyết

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑