Mô tả
- Ở Việt Nam có ba loài thằn lằn bóng: Thằn lằn bóng hoa (Mabuya multifasiata Kuhl), thằn lằn bóng đuôi dài (Mabuya longicaudata), thằn lằn bóng Sapa (Mabuya chapaense).
- Thằn lằn bóng (thông thường nhân dân gọi là thần lằn) có hình dạng giống cá cóc nhưng thân thon và tròn dài. Đầu to hình tam giác, đuôi thon đản thành mũi nhọn dài bằng thân. Bốn chân dều có 5 ngón có móng. Da có vẩy sừng nhỏ, sắp xếp như vảy cá, nhẵn bóng, màu xanh xám nhạt có hai đường vạch đen ở hai bên sườn. Tuyến da chính thức thiếu làm da thằn lằn rất khô. Nhờ màng phôi đặc biệt, thằn lằn sinh sống hoàn toàn ở cạn.
- Thằn lằn bóng đuôi dài đẻ trứng có vỏ thấm canxi và phát triển ở ngoài, còn thằn lằn bóng hoa và thằn lằn bóng Sapa có trứng thiếu vỏ dai và phát triển trong cơ thể mẹ, cụ thể trong noãn quản cho tới khi thành con. Đây là trường hợp đẻ trứng thai. Thằn lằn giao phối vào mùa xuân và đẻ vào mùa hè. Thằn lằn bóng đẻ khoảng 6-8 trứng, (thằn lằn bóng đuôi đài) hoặc 3-5 con (thằn lằn hoa và thằn lằn Sapa). Con mới đẻ dài khoảng 8cm kể cả đuôi. Sau khi đẻ, thằn lằn mẹ còn chăm sóc con trong thời gian nhất định rồi mới để con tự lập.
Phân bố, sinh thái
Ở Việt Nam, thằn lằn phân bố nhiều ở vùng đồng bằng từ bắc vào nam. Nó sống ở bui cây quanh nhà, ngoàt vườn, bờ cò, có khả năng chạy cát nhanh. Thức ăn của thằn lằn là dế, châu chấu, cào cào, gián, giun. Thằn lằn cũng lột xác như rắn vào mùa hè và tự tạo đuôi khi bị nứt. Nó hoạt dộng mạnh vào lúc nắng ấm. Về mùa dông, thằn lằn ẩn mình trong hang để ngủ.
Bộ phận dùng
Thằn lằn có tên thuốc trong y học cổ truyền là tịch dịch. Bắt về lột da, mổ bụng, bỏ hết lòng ruột, rửa sạch rồi dùng sống hoặc phơi, sấy khô.
Tính vị, công năng
Thằn lằn có vị mặn, tính bình, hơi độc, có tác dụng bổ bổ, trừ cam tích, thông niệu, tiêu viêm.
Công dụng
Theo kinh nghiệm dân gian, thịt thằn lằn nấu cháo cho trẻ ăn chữa gầy yếu, xanh xao, chậm lớn, hen suyễn. Thằn lằn (1 con) đốt tồn tính, tán bột, ray mịn, uống với rượu chữa khí kết làm tắc đường tiểu tiện, đái ra máu, sưng âm vật, dưỡng vai. Phụ nữ có thai không được dùng.
Theo sách thuốc cổ nước ngoài (Thánh huệ phương), gan thằn lằn phối hợp với xác rắn (lượng hai thứ bằng nhau), giã nhuyễn, xát vào quanh rốn sản phụ cho nóng lên để phá thai.
Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam