Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Quạ đen

Tên tiếng Viêt: Quạ đen, Quạ

Tên khoa học: Corvus macrorhynchos Wagler

Họ: Quạ (Corvidae)

Công dụng: Có tác dụng khử phong, trấn kinh chữa hen suyễn.

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Tính vị, công năng và công dụng

Mô tả

Thân dài, đầu tròn dẹt, cổ rộng rất ngắn, mắt nâu. Mỏ to dày, chân đen. Bộ lông màu đen có ánh xanh tím. Loài quạ khoang (Conlis torquatus Lesson) có một khoang màu trắng rộng ở vòng cổ và ngực, cũng được dùng.

Phân bố, sinh thái

Quạ đen phân bố ở Việt Nam và Trung Quốc. Đó là loài chim định cư, sống phổ biến ở đồng bằng, trung du, vùng đồi núi thấp, nơi có người ở và trồng trọt. Đôi khi gặp cả quạ đen và quạ khoang cùng kiếm ăn. Chim làm tổ đơn độc hay tập đoàn trên cây cao, ghép đôi vào mùa sinh sản, đẻ trứng vào mùa hè thu, mỗi lứa 3 – 4 trứng màu xanh da trời có vân màu đỏ nâu.

Thức ăn của quạ đen gồm động vật như chuột, giun, nhái, chim non, gà con và thực vật như lúa, hạt lạc, hạt ngô.

Bộ phận dùng

Xương quạ đen, được dùng trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian với tên thuốc là ô nha cốt. Còn dùng máu và lông cánh quạ đen.

Tính vị, công năng và công dụng

Quạ đen có vị chua, chát, tính bình, không độc, có tác dụng khử phong, trấn kinh chữa hen suyễn. Mỗi lần dùng 1 bộ xương quạ đen ngâm nước nóng, cạo sạch thịt còn sót lại, chặt nhỏ cùng với tầm gửi cây gạo (20 – 30 g) cắt ngắn. Tất cả sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.

Có người còn dùng máu quạ đen uống với ít rượu ngay sau khi cắt tiết chim cũng với công dụng chữa hen. Lông cánh quạ đen (12 – 16 g) đốt thành tro, tán nhỏ, trộn với giấm bôi để rút mũi kim đâm vào da thịt không ra được (Nam dược thần hiệu).

Ghi chú: Hiện nay, quạ khoang có số lượng giảm sút nghiêm trọng trong thiên nhiên và đã dược ghi vào Sách Đỏ quốc gia để bảo vệ triệt để.

Nguồn : Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam.

 

Cập nhật: 09/06/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Hàu sông

Tắc kè

Nhân trung bạch

Rắn

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑