Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Chua chát

Tên tiếng Việt: Sơn tra Việt Nam, Táo mèo, Sán sá (Tày), Co sam sa (Thái)

Tên khoa học: Docynia indica (Wall.) Decne.

Họ: Rosaceae (Hoa hồng)

Công dụng: Bổ (Quả nhiều vitamin C). Kích thích tiêu hóa, huyết ứ, huyết áp cao (Quả).

 

 

 

 

Mục lục

  • Mô tả
  • Bộ phận dùng
  • Phân bố, sinh thái
  • Thành phần hóa học
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng
 

Chua chát 1

Mô tả

  • Cây nhỡ cao 5m, nhánh và thân non có gai và lá có phiến có thùy.
  • Lá ở nhánh già không có thùy, thon, dài 7-10cm, đầy lông lúc non, mép có răng nhỏ, gân phụ 6-10 cặp; lá kèm mau rụng.
  • Tán 1-3 hoa, cuống ngắn; đài đầy lông trắng, mịn, phiến nhọn; cánh hoa to 10x5mm, mỏng, không lông; nhị ngắn; vòi nhụy 5, dính nhau, bầu nhiều noãn.
  • Quả thịt, tròn hay hình trứng, vàng vàng to 5cm, vỏ quả trong cứng.
  • Mùa ra hoa : tháng 2-4, quả tháng 7 trở đi.

Chú ý : Tránh nhầm với vị sơn tra của Trung Quốc có tên khoa học là Crataegus cuneata Sieb. et Zucc. (nam sơn tra hay dã sơn tra).

Sơn tra Trung Quốc khác với sơn tra Việt Nam (táo mèo) ở chỗ: lá non và lá già xẻ 3-5 thùy, mép có răng cưa, quả hình cầu nhỏ, đường kính 1-1,2cm, khi chín màu vàng hay màu đỏ (nam sơn tra), 1-1,5cm khi chín màu đỏ sẫm (bắc sơn tra).

Mô tả 1

Quả Sơn tra Trung Quốc – Crataegus cuneata Sieb. et Zucc.

Bộ phận dùng

Quả – Fructus Docyniae Indicae; Quả chín dùng được hay sấy khô.

Phân bố, sinh thái

Trên thế giới, táo mèo phân bố ở Ấn Độ, Mianma và 1 số tỉnh phía nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở vùng núi cao phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu.

Thành phần hóa học

Sơ bộ thấy táo mèo thu hái ở Lào Cai chứa tanin 2,76%, đường 16,4%, acid hữu cơ 2,7%

Tính vị, công năng

Táo mèo có vị chua, ngọt, hơi chát, tính ấm, có tác dụng kiện vị, tiêu thực.

Công dụng

Quả ăn được và được dùng là thuốc bổ tỳ, kích thích tiêu hóa, làm ăn ngon, dễ tiêu, chữa đầy bụng, ợ chua. Dạng dùng là bột, viên hoặc cao lỏng.

Có thể kết hợp với các vị thuốc theo công thức sau: táo mèo 25g, củ sả 25g, chỉ xác 25g, vỏ vối 25g, cỏ quýt 25g, củ gấu 40g, gừng tươi 20g, phèn 10g. Tất cả phơi khô tán bột.

 

Cập nhật: 26/08/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Ngô đồng

Nhàu

Bụp giấm

Hồng

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑