Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Cây thổ mộc hương

Tên tiếng Việt: Thổ mộc hương hoa chùm, Tạng mộc hương

Tên khoa học: Inula racemosa Hook.

Họ thực vật: Asteraceae (Cúc)

Công dụng: Trị ngực bụng trướng đau, cảm mạo, ho, lợi đờm; chữa nôn mửa, ỉa chảy, lỵ, sốt rét (Rễ)

 

 

 

Mục lục

  • Mô tả
  • Bộ phận dùng
  • Nơi sống và thu hái
  • Tính vị, tác dụng
  • Công dụng, chỉ định và phối hợp

Mô tả

  • Cây thảo sống lưu niên, cao tới 2m có thân rễ to, dạng hành. Thân to khoẻ, có lông mềm và phân nhánh chỉ ở phần trên mà thôi.
  • Các lá gốc dài tới hơn 50cm, hình bầu dục và tận cùng thành mũi nhọn, hơi ít lông ở mặt trên, có lông màu phớt và xám ở mặt dưới; mép lá chỉ hơi có răng. Các lá của thân có cùng hình dạng nhưng nhỏ hơn.
  • Cụm hoa hình đầu lớn 5-6 (-7)cm, có một vòng các hoa hình lưỡi vàng rất hẹp và rất nhiều hoa hình ống.
  • Quả bế, hình trụ có 4 góc; màu nâu nâu, phía trên có một mào lông đơn, màu hung hung.
  • Ra hoa tháng 5-7, kết quả tháng 7-9.

Bộ phận dùng

Rễ củ – Radix Inulae Helenii, thường gọi là Thổ mộc hương.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở ý và vùng Ban Căng, được thuần hoá và mọc hoang dại ở khắp châu Âu, sang vùng Trung Ðông. Hymalaya đến Bắc Mỹ. Ta có nhập trồng vào khoảng những năm 1960. Cây cần đất tốt và dễ trồng, hoặc bằng hạt, hoặc bằng những đoạn thân ngầm. Trồng theo khoảng cách 40 x 80cm. Thu hoạch rễ vào mùa thu từ cuối thứ hai đầu năm thứ ba, rửa sạch, thái miếng cỡ 2cm, phơi khô ngoài ánh nắng mặt trời hoặc sấy ở nhiệt độ 30o – 45o.

Tính vị, tác dụng

Vị cay đắng, tính ấm; có tác dụng kiện tỳ hoà vị, điều khí giải uất, chỉ thống an thai. Thổ mộc hương kích thích mạnh sự tiết các dịch tiêu hoá (giúp ăn ngon miệng), nó còn là chất lợi tiểu nhẹ, làm tan sưng và long đờm trong bệnh viêm phế quản.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

  • Thường dùng làm thuốc giúp sự tiêu hoá, ăn ngon cơm, thông tiểu, chữa ho, ho cơn, viêm khí quản, bạch đới, bệnh xanh lướt, thiếu máu; còn dùng chữa ngực bụng quặn đau, ngực sườn bầm tím, đau hai bên sườn, ỉa chảy, kiết lỵ, thai động không yên.
  • Ở Âu Châu, người ta dùng chủ yếu là cồn thuốc (20-30 giọt, 3-4 lần trong ngày với một ít nước). Có khi dạng thuốc nước (đun sôi 1-2 thìa cà phê rễ cắt mịn với 1/2 lít nước và để cho ngấm) hoặc dạng bột (dùng bằng mũi dao) chống sự lười ăn và đau dạ dày, cả trong bệnh viêm phế quản.

 

Cập nhật: 26/08/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Cây Hẹ

Cỏ chét ba

Tang ký sinh

Cam thảo đá bia

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑