Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Cây Thổ Tam Thất

Tên tiếng Việt: Thổ phục linh, Khúc khắc, Drạng lò (Châu mạ), Tơ pớt (KHo), Lái (KDong), Cẩu ngỗ lực, Khau đâu (Tày), Mọt hoi đòi (Dao)

Tên khoa học: Gynura pseudochina DC.

Họ: Asteraceae (Cúc)

Công dụng: Tê thấp, nhọt độc, giang mai, bệnh viêm đại tràng, viêm thận, viêm bàng quang, đau bụng ỉa chảy (Thân rễ).

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hóa học
  • Công dụng và liều dùng
Cây Thổ Tam Thất 1

Hình ảnh cây thổ tam thất

Mô tả cây

  • Cây mọc thẳng, đứng nhẵn, có rễ củ tròn, mẫm.
  • Lá mọc ở gốc, hình bầu dục thuôn dài, đầu tù, phía gốc lá hẹp lại gần như nguyên hay lượn sóng hoặc xẻ lông chim, dài 10-15cm, rộng 1,5-5cm.
  • Cụm hoa hình đầu màu vàng, 1-5 mọc thành ngũ ở ngọn. Tổng bao có lá bắc phía ngoài 4mm, phía trong 10mm.
  • Quả bé hình trụ, trên đỉnh và gốc có một đĩa, dài 2,5mm.

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang dại ở nhiều tỉnh nước ta, một số nơi trồng với tên thổ tam thất, nam bạch truật, bạch truât nam. Chủ yếu người ta đào lấy củ, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rể con rồi phơi hay sấy khô hoặc thái mỏng phơi hay sấy khô. Một số nơi dùng lá tươi làm thuốc.

Thành phần hóa học

Thổ tam thất có chứa các alcaloid nhân pyrolizidin như senecionin, seneciphylin, seneciphylinin. Ngoài ra còn chứa gynurin, acid succinic, D – manitol, thymin, adenin…

Công dụng và liều dùng

  • Rể củ thái mỏng phơi hay sấy khô tán nhỏ sắc uống cho phụ nữ mới sinh nở, làm thuốc bổ và điều kinh. Người ta còn dùng để chữa sốt. Ngày dùng 6-12g.
  • Lá giã nát đắp lên các mụn nhọt cho tan. Nước sắc lá dùng ngậm chữa đau họng.

Chú thích:

  • Rễ củ cây này thường được dùng với tên tam thất hay bạch truật. Sự thực tam thất lá rễ củ của cây Panax pseudoginseng thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae có mọc ở những vùng núi cao lạnh nước ta; bạch truật là củ của cây bạch truật Atractylodes macrocephala Koidz, mới được di thực nhưng chưa phát triển lớn, do đó hiện ta còn phải nhập của nước ngoài.
  • Trong nhân dân còn dùng với tên tam thất: củ của những cây Stahlianthus thorelli Gagnep (tam thất nam) và cây Kaempferia rotunda L. (ngải máu) đều thuộc họ Gừng Zingiberaceae.

Cập nhật: 07/11/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Sa mộc

Tam thất nam

Mao tử tàu

Cây vú bò

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Bình luận về bài viết

  1. quoc đã bình luận

    19/04/2021 at 2:58 chiều

    có giống cây loại thổ tam thất này bán không ạ

    Trả lời
    • Lê Đào đã bình luận

      20/04/2021 at 8:32 sáng

      Chào bạn! Hiện tại chúng tôi không cung cấp giống cây dược liệu này.

      Trả lời

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑